Tiểu rắt (tiểu dắt) hay đái rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, người bệnh có cảm giác buồn đái liên tục, vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ. Vậy cách trị tiểu rắt ở nữ giới hiệu quả, an toàn nhất là gì? Mời bạn xem trong bài viết sau đây.

Cách trị tiểu rắt ở nữ giới
1. Triệu chứng tiểu rắt ở nữ giới
Tiểu rắt đơn giản được hiểu là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu ít, luôn cảm thấy buồn tiểu và phải đi tiểu. Ngoài ra, tiểu rắt ở nữ thường bao gồm các triệu chứng sau:
- Tiểu nhiều lần trong ngày, thường > 10 lần/ngày (bình thường là 7 lần ban ngày và 2 lần ban đêm). Trong nhiều trường hợp, người bệnh vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu nhưng khi đi tiểu chỉ được vài giọt.
- Có cảm giác buồn tiểu đột ngột, không thể trì hoãn. Nếu không đi tiểu kịp thời thì nước tiểu có thể són ra quần.
- Khi đi tiểu có cảm giác đau rát, khó chịu.
- Đau vùng bụng dưới, đau lưng hông.
- Nước tiểu có thể lẫn máu, có màu hồng hoặc có bọt.
- Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể nôn, sốt, mệt mỏi, ớn lạnh,…

Tiểu rắt khiến chị em đi tiểu nhiều lần trong ngày
2. Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới
Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới có thể đến từ yếu tố sinh lý, bệnh lý. Dưới đây là phân tích chi tiết:
2.1. Nguyên nhân sinh lý
- Người bệnh uống các loại đồ uống, tiêu thụ thực phẩm lợi tiểu như trà, cà phê,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giãn cơ,…
- Tập thể dục cường độ mạnh ảnh hưởng đến các cơ quan hệ bài tiết.
- Quan hệ tình dục thô bạo gây tổn thương tức thời cơ quan sinh dục.
- Mang thai, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ). Điều này là do tử cung và bàng quang nằm sát nhau. Khi mang thai, tử cung to ra sẽ đè vào bàng quang, khiến bà bầu có cảm giác mót tiểu liên tục.
- Dị ứng chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh,… khiến phụ nữ tiểu lắt nhắt, tiểu buốt.
- Thói quen nhịn tiểu, thụt rửa âm đạo quá sâu gây mất cân bằng pH âm đạo, dẫn đến tiểu rắt.
- Cơ thể mất cân bằng âm dương: Theo Đông y, khi cơ thể khỏe mạnh thì âm dương cân bằng. Nhưng khi bạn uống nhiều rượu bia, ăn đồ cay nóng, uống nhiều thuốc kháng sinh,… thì âm dương sẽ bị mất cân bằng, dương khí hạ hãm ép xuống bàng quang, gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.

Cơ thể mất cân bằng âm dương gây tiểu rắt ở nữ giới
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng đái rắt bao gồm:
- Bệnh về thận như: suy thận, viêm cầu thận,…
- Sỏi tiết niệu: sỏi thận, bàng quang, niệu quản,… trong hệ tiết niệu sẽ cản trở việc đào thải nước tiểu một cách bình thường.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Do cấu trúc đường tiết niệu của phụ nữ ngắn và nằm gần hậu môn nên rất dễ bị viêm nhiễm, gây tiểu buốt, tiểu rắt,…
- Viêm bàng quang: Vi khuẩn có thể đi theo đường niệu đạo lên bàng quang, gây viêm bàng quang, từ đó gây tiểu rắt, tiểu lắt nhắt và các triệu chứng khác.
- Các bệnh lý về bộ phận sinh dục nữ như: u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung,… gây đái rắt.
Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ gây đái rắt ở phụ nữ bao gồm: thừa cân, béo phì, phụ nữ trung niên, cao tuổi hoặc mắc các bệnh lý thần kinh, tiểu đường,…

Phụ nữ trung niên, béo phì có nguy cơ cao bị tiểu rắt
3. Cách trị tiểu rắt ở nữ giới
Đái rắt ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ. Do đó, khi bị bệnh, chị em nên điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số cách chữa đái rắt ở nữ giới phổ biến:
3.1. Điều trị tiểu rắt bằng phương pháp Tây y
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các cách chữa tiểu rắt ở phụ nữ phù hợp, cụ thể:
- Dùng thuốc: Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc điều trị tiểu rắt như: thuốc kháng sinh, thuốc giãn cơ trơn, thuốc giảm đau,…
- Tiêm botox vào cơ bàng quang: Phương pháp này có tác dụng thư giãn bàng quang, tăng khả năng giữ nước tiểu và hạn chế tình trạng nước tiểu rò rỉ ra ngoài.
- Phẫu thuật tăng thể tích bàng quang: Nếu người bệnh có bàng quang nhỏ hoặc không đáp ứng với các biện pháp trên thì sẽ được phẫu thuật bàng quang để giúp cải thiện vấn đề dự trữ nước tiểu.

Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng tiểu rắt nhưng hãy cẩn trọng các tác dụng phụ
3.2. Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất
Bên cạnh các phương pháp Tây y ở trên, bạn có thể áp dụng các cách trị tiểu rắt tại nhà bằng cách dân gian như sau:
- Chữa tiểu rắt bằng bí đao: Gọt sạch vỏ 1 quả bí đao, thái miếng rồi nấu lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì 5 – 7 ngày sẽ có hiệu quả tốt.
- Uống bột sắn dây: Bạn pha 2 thìa bột sắn dây với nước uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện tiểu rắt hiệu quả.
- Uống nước râu ngô: Cho râu ngô vào nấu với nước rồi uống nước này hàng ngày thay nước lọc.
- Dùng rau má: Bạn chuẩn bị 1 nắm rau má, rửa sạch rồi xay nhuyễn với nước rồi bỏ bã, uống hàng ngày.
- Uống nước mồng tơi luộc: Bạn chỉ cần chuẩn bị mồng tơi, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Sau đó lấy nước uống hàng ngày.

Uống nước luộc mồng tơi có thể giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt
Ngoài các mẹo dân gian trên, bạn cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt như sau:
- Hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
- Bổ sung chất xơ, vitamin từ rau xanh, hoa quả vào chế độ ăn uống hàng ngày.
- Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Luyện tập bàng quang: Bạn nên hẹn thời gian đi tiểu cố định và kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu từ 20 phút lên 50, 70 rồi 2 – 3 tiếng 1 lần.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày nhưng không nên tập các bài tập cường độ cao để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh kích thích cơ quan sinh dục.
Bạn đọc quan tâm: Cách trị đi tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà nhanh nhất
3.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược Bảo Niệu Đức Thịnh
Bên cạnh các phương pháp chữa đái rắt ở nữ trên, chị em có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm thảo dược Bảo Niệu Đức Thịnh để hỗ trợ điều trị, làm giảm triệu chứng đái rắt và phòng bệnh hiệu quả.
Sản phẩm có thành phần thảo dược với các vị thuốc quý như: Ích trí nhân, Đảng sâm, Thỏ ty tử, Hoàng kỳ, Đương quy, Viễn chí,… được kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền. Đây là bài thuốc trị bệnh đường tiểu lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường 200 năm lịch sử chữa bệnh cứu người.

Bảo Niệu Đức Thịnh – “Bảo bối” cho người bị tiểu rắt
Bảo Niệu Đức Thịnh có tác dụng cân bằng âm dương cho cơ thể, từ đó hỗ trợ làm giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, bí tiểu hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tăng cường, khôi phục chức năng chế ước bàng quang, tăng cường chức năng thận nên còn có tác dụng rất tốt với người bị tiểu són, tiểu đêm, tiểu dầm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,…
Bảo Niệu Đức Thịnh được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Nhà máy sản xuất Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO, lọt TOP 100 Thương hiệu nổi tiếng Đất Việt năm 2019. Sản phẩm phù hợp với trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.
Bài viết đã cung cấp chi tiết cho bạn thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách trị tiểu rắt ở nữ giới một cách chi tiết. Để được tư vấn thêm, bạn hãy gọi hotline 087.658.8866 hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết để các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh hỗ trợ nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời