Tác giả: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập: Khánh Toàn
Đi tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới khiến chị em đau buốt vùng kín, khó chịu khi đi vệ sinh, ảnh hưởng lớn tới tâm lý và sức khỏe. Tiểu buốt, tiểu rắt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở như viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,…Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trị đi tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà ở phụ nữ như dùng bí xanh, bột sắn dây, kê nội kim,…Tại bài viết dưới đây, Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường sẽ chia sẻ một số cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới tại nhà nhằm giúp chị em thoát khỏi nỗi ám ảnh khó chịu này!
1. Có thể chữa khi bị tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ tại nhà không?
Bệnh tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ là một triệu chứng có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý, bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Viêm niệu đạo;
- Mụn rộp sinh dục;
- Viêm bể thận cấp;
- Viêm bàng quang;
- Viêm âm đạo;
- U nang buồng trứng.
Nói cách khác, tiểu buốt và tiểu rắt là một triệu chứng không đặc hiệu, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong hệ thống tiết niệu và sinh dục của phụ nữ
Có thể chữa triệt để chứng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới tại nhà không? Câu trả lời là “Có” nếu tiểu buốt và tiểu rắt chỉ ở mức độ nhẹ và không liên quan đến viêm nhiễm. Tuy nhiên, để chọn được phương pháp điều trị tốt thì cần phải hiểu rõ nguyên nhân đi tiểu buốt, tiểu rắt là gì?
Bạn đang gặp phải tình trạng tiểu buốt như thế nào? Hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn chính xác nhất!
2. Các cách dân gian chữa trị đi tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ tại nhà nhanh nhất
2.1. Cách chữa trị khi đi tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà ở nữ với bí xanh
Cách trị đi tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà cho nữ bằng bí xanh giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu. Bạn chỉ cần gọt vỏ và rửa sạch 5g bí xanh. Sau đó, giã lấy nước cốt và hòa thêm chút muối, uống trực tiếp hàng ngày. Sử dụng bí xanh thường xuyên là cách chữa tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ do nóng trong rất hiệu quả.
2.2. Chữa trị tình trạng đi tiểu buốt bằng bột sắn dây
Cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ nhanh và đơn giản nhất là dùng bột sắn dây. Bạn chỉ cần pha khoảng 10gr bột sắn dây với nước lọc rồi uống trực tiếp hoặc nấu chín và ăn khi còn ấm. Nên kiên trì sử dụng liên tục trong 10 ngày để chữa tiểu buốt, tiểu rắt.
Bột sắn dây được biết đến là thực phẩm giải nhiệt rất tốt. Sắn dây có nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể như giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, giải cảm, lợi tiểu, tiêu thũng và là một trong những cách trị tiểu buốt và tiểu rắt tại nhà nhanh nhất. Sắn dây có thể làm dịu tổn thương tiết niệu nhờ vào khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm tuyệt vời.
2.3. Da vàng mề gà
Cách điều trị tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ hiệu quả là dùng màng da vàng mề gà giúp bổ tỳ vị, bổ thận, giúp tiêu hóa tốt, chữa chứng táo bón, són tiểu, tiểu buốt,…
Cách sử dụng:
- Làm sạch khoảng 10 cái da vàng mề gà rồi đem rang cho cháy xém và tán thành bột mịn;
- Chia bột thành 4 phần, khi sử dụng hòa bột với nước trắng và uống trực tiếp.
2.4. Kim tiền thảo
Ngoài tác dụng lợi tiểu, lợi mật, kháng viêm, kim tiền thảo được dùng để chữa tiểu buốt và tiểu rắt do sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu.
Tiểu buốt ở phụ nữ có thể thuyên giảm với cách làm: Rửa sạch 30g Kim tiền thảo, 15g Xa tiền tử, 12g Ngưu tất, 10g Mỗi loại (Ngưu tất, Ô dược, Thanh bì, Đào nhân). Sau đó cho vào nồi sắc thành nước uống 2 lần trong ngày.
2.5. Râu ngô và mã đề
Râu ngô có tính bình, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt và lợi tiểu, trong khi đó mã đề có tác dung thẩm thấp, lợi niệu. Mã đề còn có tác dụng lợi tiểu và tính kháng sinh. Cả râu ngô và mã đề đều có thể chữa tiểu buốt, tiểu rắt hiệu quả. Đây là cách khắc phục tiểu buốt ở nữ và cả nam giới được nhiều người áp dụng nhất.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 30g râu ngô và 30g mã đề tươi;
- Cho vào nồi đun với 200ml nước lọc, khi sôi cho nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp;
- Chắt lấy phần nước và hòa thêm chút đường rồi uống 2 lần trong ngày.
3. Đi tiểu xong bị buốt, tiểu rắt ở phụ nữ thì uống thuốc chữa trị gì?
Với trường hợp đi tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ do bệnh lý thì chị em cần dùng thuốc để điều trị. Một số loại thuốc trị tiểu buốt tiểu rắt được bác sĩ kê như:
- Thuốc kháng sinh điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn: Amoxicillin, Cephalexin, Penicillin, Bactrim, Trimethoprim, Fosfomycin,…;
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen, Panadol, Aspirin,…;
- Thuốc giãn cơ trơn quanh cổ bàng quang: Nospa;
- Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ức chế thần kinh: Tolterodine, Darifenacin, Oxybutynin,…
Cách chữa trị đi tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ tại nhà bằng thuốc Tây mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, ngăn ngừa sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, nó có để lại tác dụng phụ và bệnh không được trị tận gốc, dễ gây tái phát.
4. Cách chữa trị khi đi tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ bằng thảo dược Đông Y an toàn
Hiện nay ngày càng nhiều người có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị bệnh nhằm hạn chế tối đa nhược điểm của thuốc Tây là gây ra tác dụng phụ, điều trị không dứt điểm. Thảo dược Đông Y mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng, không gây ra tác dụng phụ và tác động tới cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu buốt và tiểu rắt, do đó không lo tái phát bệnh.
Trong số nhiều sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hiện nay, các chuyên gia khuyên rằng nên kết hợp sử dụng biện pháp tại nhà với sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh. Sản phẩm không chỉ điều trị tận gốc chứng đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ mà còn có tác dụng với chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu,…
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có nguồn gốc 100% từ thảo dược quý: Đương quy, Đẳng sâm, Tang phiêu tiêu, Quy bản, Phục linh, Cam thảo, Viễn chí có tác dụng chính:
- Bổ khí, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang;
- Điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật, cân bằng âm dương trong cơ thể, tránh dương khí hạ hãm ép xuống thành bàng quang gây ra tiểu buốt, tiểu rắt;
- Bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
5. Những cách chữa giúp giảm cơn đau buốt, tiểu rắt khi đi tiểu ở phụ nữ
Nếu bạn gặp phải cơn đau buốt, tiểu rắt khi đi tiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nên gặp bác sĩ để được điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể giảm đau buốt hoặc đau rát, tiểu rắt khi đi tiểu ngay tại nhà bằng cách:
- Chườm nóng hoặc tắm nước ấm để tăng tuần hoàn máu và thư giãn cơ bắp, giúp giảm đau;
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Naproxen hoặc Aspirin. Tuy nhiên, hãy thông báo cho bác sĩ khi bạn đi khám, vì một số bệnh nhiễm trùng đường tiểu có thể cần điều trị đặc biệt;
- Chọn quần áo thoải mái và đồ lót bằng chất liệu cotton để ngăn tích tụ độ ẩm ở vùng kín và giảm nguy cơ nhiễm trùng trở nặng.
6. Một số biện pháp phòng ngừa việc đi tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ
Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị đi tiểu buốt và tiểu rắt tại nhà ở phụ nữ, có những biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm đi các triệu chứng. Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt có thể giúp giảm nguy cơ tiểu buốt, tiểu rắt do sinh lý:
- Tránh thụt rửa sâu vào âm đạo;
- Không sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm và tính tẩy rửa cao để giảm nguy cơ kích ứng;
- Thay băng vệ sinh thường xuyên trong ngày kinh;
- Sử dụng bao cao su trong hoạt động tình dục;
- Đi tiểu theo cách đúng như hướng dẫn;
- Lau khô vùng kín từ phía trước ra phía sau;
- Uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
Đi tiểu buốt và tiểu rắt gây ra không ít đau đớn, khó chịu trong cuộc sống và sinh hoạt của chị em phụ nữ. Do đó chị em cần nắm rõ chứng bệnh này và có cách chữa phù hợp để tránh biến chứng nguy hiểm. Hy vọng với những chia sẻ về cách chữa trị đi tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà ở phụ nữ trên bài viết sẽ giúp chị em có thêm kiến thức và thông tin hữu ích. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
12/04/2022 at 10:46
Tình hình là tiểu buốt, tiểu ko hết. Tối phải đi 4 5 lần mới êm êm ngủ đc. Mình đi khám bệnh viện làm 1 mớ xét nghiệm, bs kê là viêm tiết niệu cho uống ks đúng 3 tuần ( ngày 2 viên levofoxin) mà vẫn ko đỡ. Nhà thuốc tư vấn giúp mình qua sdt 0815362xxx
12/04/2022 at 10:47
Dạ, bạn chú ý điện thoại để các chuyên gia gọi lại trong thời gian sớm nhất nhé!
23/02/2022 at 11:45
cháu bị tiểu buốt và đau tức bụng dưới, nhờ các bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ
23/02/2022 at 11:46
Chào bạn. Tình trạng của bạn có thể do 1 số bệnh lý như viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, tổn thương thận và bàng quang,… bạn nhé! Bạn nên chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng về sau như nhiễm trùng huyết, viêm bể thận thậm chí là vô sinh, hiếm muộn bạn ạ.
09/07/2021 at 20:19
Mình bị tiểu buốt mới đây khoảng 3-4 tháng, có thử dùng mồng tơi với râu ngô mà có đỡ được vài hôm rồi lại bị lại. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.
09/07/2021 at 20:20
Chào bạn. Khi dùng các mẹo dân gian thì bạn phải kiên trì trong thời gian dài. Khi dùng các mẹ trên thì bạn kết hợp dùng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để có được hiệu quả trị bệnh tốt nhất nhé!