Nước tiểu có cặn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày viết: 11/10/2024 - Cập nhật ngày 11/10/2024.

Trong nước tiểu của người khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nào, nước tiểu thường trong hoặc vàng nhạt và không có cặn, dù là nhỏ li ti. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý đường tiểu, đôi khi nước tiểu có chứa cặn cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó. Vậy nước tiểu có cặn là vì sao? Nguyên nhân, các triệu chứng và các cách điều trị tình trạng nước tiểu có cặn sẽ như thế nào? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

nuoc tieu co can la vi sao

Nước tiểu có cặn nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Nước tiểu có cặn là gì?

Nước tiểu có cặn là hiện tượng trong nước tiểu chứa các tạp chất có kích thước nhỏ, không tan trong nước, xuất hiện ở phần đáy của bình chứa nước tiểu sau khi để yên một thời gian. Cặn trong nước tiểu có thể có màu trắng, vàng, đỏ, xanh… tùy theo thành phần của chúng. Nước tiểu có cặn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu hoặc hệ thống tuần hoàn.

Thành phần của cặn trong nước tiểu có thể bao gồm:

  • Tế bào máu: Tế bào máu có hai loại là hồng cầu và bạch cầu. Hồng cầu có màu đỏ do chứa Hemoglobin – một loại protein có khả năng kết hợp với oxy. Bạch cầu có màu trắng do chứa hạt nhân và các enzyme liên quan đến hệ miễn dịch. Tế bào máu xuất hiện trong nước tiểu có thể bởi các nguyên nhân viêm đường tiết niệu, sỏi thận, ung thư bàng quang, thận hư…
  • Tế bào biểu mô: Là các tế bào có chức năng bao phủ và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Tế bào biểu mô có nhiều loại khác nhau tùy vào chức năng và vị trí của chúng. Tế bào biểu mô xuất hiện trong nước tiểu có thể do viêm đường tiết niệu, sỏi thận, tổn thương niệu quản…
  • Trụ: Là các hình thánh không đều, không đối xứng, có kích thước từ 5-200 micromet, được tạo thành do sự kết dính của các tế bào máu, tế bào biểu mô, protein và các tạp chất khác trong nước tiểu. Trụ có nhiều loại khác nhau tùy theo thành phần và hình dạng của chúng. Trụ xuất hiện trong nước tiểu nguyên nhân có thể do viêm đường tiết niệu, thận hư, ung thư bàng quang…
  • Hình tinh thể: Là các hình thái đều, đối xứng, có kích thước từ 1-100 micromet, được tạo thành do sự kết tinh của các muối vô cơ hoặc hữu cơ trong nước tiểu. Hình tinh thể có nhiều loại khác nhau tùy theo thành phần và hình dạng của chúng. Nguyên nhân xuất hiện hình tinh thể trong nước tiểu có thể do sỏi thận, bệnh gout, bệnh cầu quản…

2. Nguyên nhân gây nước tiểu có cặn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước tiểu có cặn. Tựu chung lại thành 3 nhóm nguyên nhân dưới đây: 

2.1. Nguyên nhân do chế độ ăn uống

Các loại thực phẩm chúng ta ăn uống hằng ngày có thể ảnh hưởng tới chất lượng nước tiểu. Khi ăn nhiều thực phẩm chứa phốt pho hoặc vitamin D, trong nước tiểu có thể sẽ xuất hiện cặn, vì thận đào thải lượng phốt pho dư thừa qua đường nước tiểu ra ngoài.

nuoc tieu co can trang

Nguyên nhân khiến nước tiểu có cặn

Bên cạnh đó, các thực phẩm khác như nước cam, sữa, củ cải đường và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu có cặn. Rượu sẽ làm cho nước tiểu mất đi độ trong vốn có. Vì vậy khi thay đổi khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày, nước tiểu sẽ sớm bình thường trở lại.

2.2. Nguyên nhân nước tiểu có cặn do bệnh lý

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng nước tiểu có cặn là nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn các phần của đường tiết niệu, đặc trưng của bệnh là sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu hoặc xuất hiện các triệu chứng thể hiện sự xâm nhập của vi khuẩn ở một hay nhiều phần của đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến nước tiểu có cặn trắng hoặc có màu như sữa kèm theo nước tiểu có mùi hôi. Nhiễm trùng có thể gây tiết dịch mủ hoặc máu trong nước tiểu làm cho nước tiểu có cặn đục. Nước tiểu có cặn cũng có thể là do sự tích tụ của các tế bào bạch cầu. Khi bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu, nước tiểu sẽ có cặn kèm theo màu nước tiểu bị đục. Đi kèm với đó, người bệnh có thể cảm thấy đau và nóng rát khi đi tiểu.

Nhiễm trùng thận

Hầu hết các bệnh nhân nhiễm trùng đều gây ảnh hưởng đến thận. Ban đầu là nhiễm trùng đường tiết niệu, sau đó có thể lan rộng và nặng hơn nếu người bệnh không được điều trị đúng cách.

Nhiễm trùng thận có thể khiến nước tiểu có cặn, vì nhiễm trùng sinh ra mủ, hòa lần trong nước tiểu. Tương tự như các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận có thể gây sốt, ớn lạnh, chuột rút, mệt mỏi, buồn nôn và đau lưng, nước tiểu có cặn hoặc có mùi hôi.

Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia

Viêm niệu đạo do lậu có thể gây nước tiểu có cặn. Khi niệu đạo bị viêm sẽ gây ảnh hưởng đến việc bài xuất nước tiểu, tinh dịch và để lại những biến chứng bất lợi cho người bệnh.

Nhiễm vi khuẩn và nấm gây viêm cũng có thể được kích hoạt bởi một số thành phần có trong xà phòng, chất tẩy rửa, chất xả vải, sản phẩm chăm sóc… Viêm niệu đạo do lậu ở nữ có thể gây ngứa xung quanh âm hộ, khí hư có mùi hôi, khí hư loãng, nhợt nhạt, khí hư có màu, mùi tanh, nặng lên sau khi quan hệ và đi tiểu buốt. 

2.3. Một số nguyên nhân khác

Do dùng thuốc

Một số loại thuốc như thuốc điều trị đái tháo đường… cũng có thể làm xuất hiện cặn trong nước tiểu. Ngoài ra các loại vitamin B, C cũng có thể gây nước tiểu có cặn bởi hai loại vitamin này có chứa nhiều phốt pho.

Do mất nước

Nhiều trường hợp nước tiểu có cặn là do hằng ngày không uống đủ nước. Lượng nước không được cung cấp đủ nên không có khả năng lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu. Cách khắc phục đơn giản cho tình trạng này là uống thêm nước mỗi ngày (trung bình khoảng 1,5 – 2 lít nước), nước tiểu sẽ trở lại bình thường. 

Tiểu phosphate

Đây là hiện tượng có nguyên nhân do xuất hiện nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Người bệnh đi tiểu trong thỉnh thoảng thấy nước tiểu như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và bạn uống ít nước thì dễ hình thành sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.

3. Các triệu chứng xuất hiện khi đi tiểu có cặn

Khi đi tiểu có cặn, thường đi kèm với một số triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, đau bụng dưới, sốt, ớn lạnh. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và đau lưng. Các triệu chứng này thường xuất hiện do nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc các bệnh lý khác liên quan đến đường tiết niệu.

Ngoài ra, người bệnh có thể thấy các dấu hiệu đi kèm như:

  • Tiểu ra máu: Có thể là dấu hiệu của sỏi thận, viêm cầu thận hoặc ung thư bàng quang.
  • Mùi hôi: Thường gặp trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Sưng phù: Đặc biệt là vùng mắt và chân, có thể là dấu hiệu của suy thận.

tim hieu ve nuoc tieu co can

Các triệu chứng xuất hiện khi nước tiểu có cặn

4. Cách điều trị nước tiểu có cặn

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn là do chế độ ăn uống, thực phẩm hay do dùng thuốc, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn hoặc ngừng sử dụng thuốc thì nước tiểu sẽ trở lại bình thường.
  • Trong trường hợp nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn là do bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc), vật lý trị liệu hoặc điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý.

Lưu ý: Người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

5. Một số biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Đi tiểu có cặn là dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý đến sức khỏe. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận bể thận, áp xe thận, nhiễm trùng máu.

  • Viêm thận bể thận có thể gây đau lưng dữ dội, sốt cao và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến suy thận mãn tính. 
  • Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng lan rộng khắp cơ thể, đe dọa tính mạng. 

Ngoài ra, người bệnh tiểu có cặn nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như:

  • Sỏi thận: Do các chất cặn lắng lại trong thận.
  • Viêm niệu đạo: Gây tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Viêm bàng quang: Gây đau bụng dưới, tiểu nhiều lần.

Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

6. Cách phòng tránh nước tiểu có cặn

Cách đơn giản nhất để phòng tránh tình trạng nước tiểu có cặn chính là duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học. Điều này không chỉ giúp hạn chế nguy cơ gặp phải các vấn đề về thận, tiết niệu mà còn cân bằng được trạng thái tốt nhất cho sức khỏe.

Một số biện pháp giúp phòng tránh tình trạng nước tiểu có cặn bao gồm:

  • Uống đủ nước: Việc bổ sung đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và tạo sự thuận lợi để đào thải độc tố.
  • Ăn uống lành mạnh: Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ và các thực phẩm bổ thận như quả mọng, táo, súp lơ, củ cải trắng… Hạn chế ăn các món ăn đậm vị và giàu đạm.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Đây là biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu hiệu quả.

Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu và bài tiết chất thải qua nước tiểu. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có cặn có thể do chức năng thanh lọc của thận bị rối loạn. Do đó, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp bổ thận giúp thận khỏe mạnh, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng nước tiểu có cặn. 

Một số phương pháp bổ thận phổ biến có thể kế đến như:

  • Sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe thận chứa thành phần thảo dược tự nhiên có thể hỗ trợ chức năng thận, cải thiện các triệu chứng của suy giảm chức năng thận như Bảo niệu Đức Thịnh. Bảo Niệu Đức Thịnh được bào chế từ các vị thảo dược quý có tác dụng bổ khí, cân bằng âm dương, tăng cường khả năng chế ước của bàng quang, củng cố chức năng đường tiểu. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Bảo niệu Đức Thịnh giúp bổ thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện, viêm đường tiết niệu.

mua-ngay

  • Thức uống bổ thận từ thảo dược tại nhà: Sử dụng thảo dược giúp bổ thận là biện pháp được nhiều người lựa chọn bởi chúng không chỉ mang lại hiệu quả tốt mà còn an toàn, lành tính. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số thức uống giúp bổ thận từ các loại thảo dược như râu ngô, trà xanh, nhân trần, trà kỷ tử…
  • Thức ăn bổ thận: Trong thực đơn hằng ngày, người bệnh có thể bổ sung thêm một số thực phẩm giúp bổ thận như cá chứa nhiều Omega-3, lòng trắng trứng, bắp cải, các loại trái cây như táo, cam, việt quất…

7. Kết luận

Nước tiểu có cặn là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở cả nam và nữ. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, cần xác định chính xác nguyên nhân khiến nước tiểu xuất hiện cặn để có biện pháp điều trị phù hợp. Xây dựng lối sống lành mạnh, sử dụng các biện pháp bổ thận như thực phẩm chức năng, thuốc bổ thận, thực phẩm bổ thận… là những phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn phòng tránh tình trạng nước tiểu có cặn. 

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tình trạng nước tiểu có cặn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 087658 8866 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn