Hiện tượng nước tiểu có máu được hiểu là đi tiểu ra máu khi nước tiểu lẫn màu đỏ của hồng cầu. Đây là hiện tượng khá phổ biến và có đến 95% trường hợp người bệnh gặp vấn đề về sức khỏe khi nước tiểu có màu máu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để xem dấu hiệu máu trong nước tiểu là bệnh gì cần phải thăm khám hoặc làm xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Cảnh báo khi có máu trong nước tiểu bạn nhất định phải biết
1. Khái niệm có máu trong nước tiểu (đi tiểu ra máu)
Nước tiểu là chất lỏng do thận sản xuất ra, qua ống dẫn tiểu xuống dự trữ ở bàng quang và được đào thải ra ngoài thông qua đường niệu đạo. Thông thường nước tiểu ở một người khỏe mạnh có màu từ vàng nhạt đến vàng.
Máu trong nước tiểu là tình trạng người bệnh đi tiểu ra máu, có nghĩa là trong nước tiểu có xuất hiện một lượng hồng cầu bất thường nhất định.

Bình thường nước tiểu màu vàng nhạt đến vàng, máu trong nước tiểu là khi nước tiểu chuyển hồng hoặc đỏ
2. Có mấy loại bệnh lý ra máu trong nước tiểu?
Máu tiềm ẩn trong nước tiểu hay tiểu ra máu được phân làm 2 loại là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.
Tiểu máu vi thể
Tiểu máu vi thể là trường hợp tiểu ra máu nhưng không nhìn được bằng mắt thường, nước tiểu màu bình thường không có lẫn màu hồng hoặc đỏ của máu. Tuy nhiên khi kiểm tra bằng xét nghiệm thì số lượng hồng cầu cao, > 10.000 hồng cầu/ml. Lượng hồng cầu cao trong nước tiểu đồng nghĩa với việc lượng máu trong nước tiểu cao.
Bởi vì khó phát hiện được bằng mắt thường nên phần lớn người bệnh phát hiện ra mình bị tiểu ra máu chỉ khi đi xét nghiệm nước tiểu.

Tiểu máu vi thể không phát hiện được bằng mắt thường mà cần qua xét nghiệm
Tiểu máu đại thể
Ngược lại Cảnh báo khi có máu trong nước tiểu bạn nhất định phải biếtvới tiểu máu vi thể, tiểu máu đại thể nhìn rõ được bằng mắt thường, tức là khi đi tiểu thấy rõ màu đỏ của máu trong nước tiểu.
Tùy theo mức độ của bệnh trong nước tiểu có máu mà nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc có màu đỏ sẫm, thậm chí còn có cả cục máu. Đôi khi máu trong nước tiểu còn khiến nước tiểu có màu nâu sẫm hoặc lắng cặn.

Tiểu máu đại thể nhìn rõ nước tiểu màu máu đỏ, màu hồng hoặc đỏ sẫm
Ngoài ra, ở một số trường hợp có máu trong nước tiểu nhưng không phải mắc bệnh đi tiểu ra máu mà là do nguyên nhân sau:
- Nước tiểu màu đỏ do thực phẩm: rau dền, củ dền, thanh long đổ, mâm xôi,…Màu của những thực phẩm này vẫn tồn đọng qua quá trình tiêu hóa và được bài tiết qua nước tiểu nên nhiều người hiểu lầm rằng mình bị tiểu ra máu. Chỉ cần ngừng ăn những thực phẩm này thì màu nước tiểu lại bình thường.
- Do đến kỳ kinh kinh nguyệt ở phụ nữ
- Tác dụng phụ của thuốc: Metronidazol, Rifampicin, thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid,…cũng khiến nước tiểu đổi màu.
3. Có máu trong nước tiểu vì sao?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến máu trong nước tiểu nhưng dưới đây là những tác nhân chính:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường do vi khuẩn và rất hay gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong thai kỳ vì thai nhi phát triển có thể gây áp lực lên bàng quang và hệ tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra các triệu chứng như có máu trong nước tiểu khi mang thai, tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu liên tục, nước tiểu có mùi khó chịu. Ở nam giới cũng có khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu và có triệu chứng đi tiểu nhiều, tiểu buốt, nước tiểu đục, nóng rát khi đi tiểu,…

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu sẫm màu
Bệnh lý ở thận
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến máu tiềm ẩn trong nước tiểu bởi thận là nơi sản xuất nước tiểu, do đó nước tiểu bất thường thì bạn cần chú ý đến chức năng thận. Một số bệnh lý xảy ra ở thận khiến xuất hiện máu trong nước tiểu đó là:
- Sỏi thận
Sỏi hình thành khi các chất khoáng có trong nước tiểu không được đào thảo hết và lắng đọng lại ở thận. Kích thước của sỏi nhỏ hoặc lớn, lớn nhất có khi lên đến vài centimet. Sỏi ở trong thận gây cọ xát làm tổn thương và dẫn tới tiểu buốt, có máu trong nước tiểu.
- Thận đa nang
Thận đa năng là một rối loạn di truyền về sự hình thành nang thận khiến kích thước 2 thận tăng lên dần dần. Các nang thận khác nhau về kích thước và có thể phát triển rất lớn khiến thận giãn nở rộng và có thể mất chức năng theo thời gian.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt lưng, máu xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng ít hoặc nhiều, tiểu ra mủ, nồng độ ure trong máu tăng cao,…

Các nang thận tăng kích thước khiến chức năng thận suy giảm và gây ra máu trong nước tiểu
- Viêm thận – bể thận
Viêm thận – bể thận do vi khuẩn xâm nhập và đa số là bắt đầu từ viêm niệu quản và bàng quang lên thận. Vi khuẩn xâm nhập ngược dòng từ niệu đạo hoặc bàng quang đi lên,.
Ví dụ hiện tượng trào ngược nước tiểu ở phụ nữ mang thai sẽ khiến vi khuẩn ngược dòng tiểu để đến đài bể thận và gây viêm thận – bể thận.Theo thống kê, có đến ⅓ phụ nữ mang thai bị viêm thận bể thận do vi khuẩn dẫn tới bầu có máu trong nước tiểu.
Trong khi đó ở người bình thường, nếu mắc viêm thận – bể thận, người bệnh không chỉ đi tiểu ra máu mà còn đi kèm với sốt cao, rét run, đau thắt lưng, đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít, tiểu rắt, đau vùng bụng dưới.
- Lao thận
Lao thận là tổn thương nhu mô của một trong hai quả thận. Bệnh do vi khuẩn lao từ phổi di chuyển theo đường máu tới thận gây lao thận. Lao thận nằm trong loại tiểu máu vi thể do không phát hiện nước tiểu lẫn trong máu.
Triệu chứng của lao thận thường lá són tiểu, tiểu rắt, tiểu có mủ, máu xuất hiện ở cuối bãi nước tiểu, đi tiểu xong có cảm giác đau vùng kín,…
- Ung thư thận
Theo thống kê thì dấu hiệu đi tiểu ra máu cảnh báo đến 70% nguy cơ mắc ung thư thận. Các biểu hiện khác của ung thư thận là hố chậu có khối u, nồng độ máu trong nước tiểu cao dẫn tới màu nước tiểu đỏ đậm.

Các biểu hiện của ung thư thận là hố chậu có khối u, máu trong nước tiểu dẫn tới màu nước tiểu đỏ đậm
Do chấn thương
Các chấn thương do tai nạn, va chạm mạnh hay vận động quá sức như chơi thể thao diễn ra tại vùng thắt lưng, vùng chậu hoặc bị chấn thương niệu cũng dẫn tới hiện tượng máu trong nước tiểu. Nếu tổn thương nhẹ thì có khả năng hồi phục nhanh chỉ trong 24 – 48 giờ.
Bệnh lý ở tuyến tiền liệt
Bệnh lý ở tuyến tiền liệt như ung thư, phì đại, viêm tuyến tiền liệt khiến tuyến tiền liệt tăng kích thước quá mức dễ chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây cản trở dòng tiểu. Vì thế nam giới thường xuất hiện tình trạng bí tiểu, khó tiểu, tiểu ra máu, đi tiểu nhiều lần và buốt rát.
Đặc biệt triệu chứng bí tiểu khiến người bệnh buồn tiểu và cố rặn gắng sức để đi tiểu, điều này làm tăng nguy cơ có máu trong nước tiểu ở nam giới.

Phì đại, u xơ, viêm tuyến tiền liệt khiến tuyến tiền liệt tăng kích thước chèn ép vào niệu đạo và bàng quang
Bàng quang có vấn đề
Các bệnh lý ở bàng quang như viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang,…cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới máu trong nước tiểu.
- Ung thư bàng quang
Máu trong nước tiểu hay đái máu là dấu hiệu thường gặp nhất của ung thư bàng quang. Người bệnh có thể tiểu ra máu từng đợt, tiểu máu đại thể hoặc toàn bãi. Ngoài ra còn đi kèm triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, đau khi đi tiểu.
- Viêm bàng quang
Vi khuẩn xâm nhập từ niệu đạo đi lên gây viêm nhiễm bàng quang dẫn tới đi tiểu đau rát, tiểu ra máu, đau vùng bụng dưới,…

Vi khuẩn xâm nhập từ niệu đạo đi lên gây viêm nhiễm bàng quang dẫn tới đi tiểu đau rát, tiểu ra máu
- Sỏi bàng quang
Sỏi xuất hiện tại bàng quang hoặc sỏi từ thận di chuyển xuống bàng quang gây tổn thương bàng quang và dẫn tới tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu khó, tiểu lắt nhắt, thường xuyên buồn tiểu.
- Túi thừa bàng quang
Túi thừa bàng quang hình thành khi thành bàng quang bị tổn thương lành tính biểu hiện dưới dạng một túi phát sinh từ thành bàng quang, mỏng, chỉ có lớp niêm mạc và thanh mạc.
Biểu hiện của túi thừa bàng quang rất đa dạng, bao gồm tiểu khó, đau khi đi tiểu, nước tiểu có máu (tiểu ra máu), tiểu nhỏ giọt, rò rỉ nước tiểu không kiểm soát.
4. Cách chẩn đoán tại sao trong nước tiểu có máu
Để chẩn đoán chính xác tại sao trong nước tiểu có máu thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán khác. Cụ thể như:
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu cung cấp những thông tin quan trọng như trong nước tiểu có máu và protein hay không nhằm phát hiện sớm tổn thương thận hoặc có nhiễm trùng.
Ngoài ra xét nghiệm nước tiểu được tiến hành để kiểm tra nồng độ hồng cầu trong nước tiểu, phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc chất khoáng tồn đọng trong nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện nước tiểu có máu và protein hay không
Chẩn đoán hình ảnh
Các kỹ thuật hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, siêu âm ổ bụng, chụp cộng hưởng từ,…cung cấp hình ảnh chính xác tình trạng cơ quan hệ tiết niệu, giúp tìm kiếm sỏi, khối u bàng quang, dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt hoặc các nguyên nhân khác khiến nước tiểu có máu.
Nội soi bàng quang
Nội soi bàng quang giúp các bác sĩ khảo được niệu đạo và bàng quang thông qua máy bàng quang để từ đó giúp tầm soát và phát hiện sớm các khối u ác tính ở bàng quang, niệu đạo và phát hiện nguyên nhân đi tiểu ra máu.

Nội soi bàng quang giúp các bác sĩ tầm soát và phát hiện sớm các khối u ác tính ở bàng quang, niệu đạo
5. Làm thế nào để điều trị chảy máu trong nước tiểu?
Có nhiều cách để điều trị máu trong nước tiểu, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ gây bệnh và thể trạng của từng người. Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất:
Điều trị tiểu ra máu bằng bài thuốc nam
Với trường hợp máu trong nước tiểu ít hoặc không do bệnh lý thì người bệnh có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc nam sau:
Bài thuốc 1:
Cho lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương mỗi vị 12g; tam thất 4g vào nồi sắc nước uống 2 ngày 1 lần.
Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, lương huyết, điều trị tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu cấp, viêm bàng quang cấp.
Bài thuốc 2:
Cho tất cả các nguyên liệu: quy bản, hoàng bá, rễ cỏ tranh mỗi vị 12g; tri mẫu, chi tử mỗi vị 8g; thục địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g vào nồi sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 lần.
Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt chỉ huyết, điều trị máu trong nước tiểu do viêm bàng quang mạn tính, lao thận, viêm tiết niệu mạn tính.

Bài thuốc nam chữa tiểu ra máu mức độ nhẹ, mới khởi phát hiệu quả và an toàn
Bài thuốc 3:
Cho các nguyên liệu gồm: đan sâm, ích mẫu, ngưu tất, uất kim, huyết dư mỗi vị 12g; chỉ thực 6g; cỏ nhọ nồi, ngẫu tiết mỗi vị 16g; bách thảo sương 4g vào nồi sắc lấy nước uống.
Bài thuốc này công dụng hoạt huyết chỉ huyết, điều trị tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu, do sang chấn.
Bài thuốc 4:
Cho các nguyên liệu gồm: sinh địa, rau má, lá tre, lá dâu mỗi vị 20g; đậu đen (sao thơm) 24g; đương quy, sâm hành, cỏ mực, thạch hộc mỗi loại 16g; hoàng cầm, chi tử mỗi loại 12g; a giao 5g vào nồi sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc này có công dụng thanh thấp nhiệt, dưỡng âm chỉ huyết, điều trị tiểu máu do thận hư lâu ngày.
Phương pháp điều trị bằng thuốc tây
Đa số trường hợp máu trong nước tiểu là do bệnh lý, do đó người bệnh cần được điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc được sử dụng như:
- Thuốc cầm máu Transamin: hỗ trợ cầm máu để tránh mất máu nếu tiểu ra máu quá nhiều mà không kiểm soát được.
- Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: Trimethoprim, Ofloxacin, Amoxicillin, Fosfomycin,…
- Ngoài ra, người bệnh có thể phải truyền máu để bù lại lượng máu đã mất khi chảy máu trong nước tiểu quá nhiều.
- Thuốc ức chế hormone, thuốc giãn cơ trơn để điều trị bệnh tuyến tiền liệt.

Máu trong nước tiểu do nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, bệnh lý tuyến tiền liệt thì cần được điều trị bằng thuốc
Phương pháp phẫu thuật
Nếu máu trong nước tiểu xuất hiện tình trạng cục máu đông gây tắc nghẽn đường tiết niệu thì người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật loại bỏ cục máu đông, máu cục tại bàng quang để lưu thông đường tiểu.
Với trường hợp máu trong nước tiểu do sỏi tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang thì những viên sỏi nhỏ có thể tự đào thải. Những viên sỏi lớn hơn thì người bệnh cần được phẫu thuật để lấy sỏi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.
Phương pháp điều trị bằng thảo dược
Các phương pháp điều trị máu trong nước tiểu trên tuy có tác dụng tốt nhưng đều có nhược điểm riêng. Ví dụ như bài thuốc nam tác dụng chậm, tốn nhiều thời gian và công sức. Thuốc tây cầm máu nhanh, điều trị bệnh lý nhưng có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe lâu dài của người bệnh. Trong khi đó phương pháp phẫu thuật tốn kém chi phí và cũng có thể để lại biến chứng.
Chính vì thế, các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược tác động vào cả nguyên nhân lẫn triệu chứng gây ra tiểu ra máu.
Theo Đông y, nước tiểu có máu hay tiểu ra máu là do bàng quang thấp nhiệt làm cho chức năng lưu thông bị cản trở, thận hư yếu. Do đó để điều trị tận gốc tiểu ra máu thì cần các vị thuốc bổ thận, cân bằng âm dương trong bàng quang, tăng cường chức năng bàng quang.
Tiêu biểu trên thị trường hiện nay là Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh nguồn gốc 100% từ thảo được quý, là sự kết hợp của 7 vị thảo dược quý gồm: đương quy, đẳng sâm, tang phiêu tiêu, quy bản, phục linh, cam thảo, viễn chí được sản xuất bằng công nghệ hiện đại và được Bộ y tế công nhận là THUỐC có tác dụng:
- Bổ khí, bổ thận tăng cường chức năng chế ước bàng quang;
- Cân bằng âm dương trong cơ thể, định tâm, điều hòa hệ thần kinh thực vật;
- Điều trị tận gốc các chứng đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh nguồn gốc thảo dược điều trị tận gốc đái dầm, tiểu ra máu, tiểu buốt
Nhờ cơ chế tác động đến cả nguyên nhân lẫn triệu chứng nên thuốc có tác dụng với cả 2 chứng bệnh là đái dầm, đái không tự chủ và đái buốt, đái rắt, tiểu ra máu.
Thuốc được điều chế thành dạng siro thảo dược, mùi vị dễ chịu, tiện lợi khi sử dụng và tuyệt đối an toàn cho cả trẻ nhỏ trên 1 tuổi và phụ nữ sau sinh. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tình trạng này, thông tin sản phẩm thuốc trị đái dầm Đức Thịnh, các chương trình khuyến mãi hoặc đặt mua hàng chính hãng, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng có máu trong nước tiểu mà các bạn cần đặc biệt lưu ý. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao nước tiểu có máu và cách điều trị hiệu quả.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin qua form bên dưới hoặc gọi ngay hotline 087.658.8866 để được chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.
Bài viết này có hữu ích không?
30/06/2021 at 11:00
Đi tiểu có máu ngay từ lúc đi tiểu và có đau khi đi tiểu có phải viêm đường tiết niệu không bác sĩ? Bác sĩ khám giúp em nhé. sđt: 0939 754 xxx
30/06/2021 at 11:01
Chào bạn. Tình trạng của bạn có thể là viêm đường tiết niệu bạn nhé! Các chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn chú ý điện thoại nhé!