Đi đái ra máu, tiểu ra máu có tự khỏi không?

Ngày viết: 20/08/2024 - Cập nhật ngày 05/09/2024.

Đi tiểu ra máu không thể xem thường vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó trong cơ thể. Đi tiểu ra máu có tự khỏi không là vấn đề nhiều người mắc chứng bệnh này quan tâm. Câu trả lời sẽ có trong bài viết này, đừng bỏ qua hãy đọc hết nhé!

dai ra mau co tu het khong

Đi tiểu ra máu có tự khỏi không?

1. Đi tiểu ra máu là gì?

Đi tiểu ra máu là tình trạng biểu hiện rối loạn cơ thể, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Biểu hiện là khi đi tiểu trong nước tiểu của người bệnh có kèm theo máu, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Nước tiểu của người đi tiểu ra máu thường có màu hơi ngà đỏ hoặc có màu đỏ nâu. Khác với màu nước tiểu của người bình thường sẽ có màu hơi vàng hoặc trắng. Người mắc tiểu ra máu gặp nhiều khó khăn khi đi vệ sinh, cảm thấy đau rát khó chịu, có thể kèm theo ngứa ngáy cơ quan sinh dục.

Hiện nay, bệnh đi tiểu ra máu được chia thành 2 loại: tiểu ra máu vi thể và tiểu ra máu đại thể.

  • Tiểu ra máu vi thể: Là tình trạng người bệnh đi tiểu bình thường nhưng số lượng hồng cầu có trong nước tiểu quá ít, rất khó nhận biết và quan sát bằng mắt thường. Khi được kiểm tra bằng hình thức xét nghiệm, số lượng hồng cầu có trong nước tiểu có thể lên đến >10.000 hồng cầu/ml. Do khó nhận biết bằng mắt thường, đa số bệnh nhân phát hiện bị tiểu máu vi thể là khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và được thực hiện xét nghiệm nước tiểu.
  • Tiểu ra máu đại thể: Là tình trạng người bệnh đi tiểu ra máu có màu đỏ thẫm hoặc màu hồng nhạt, dễ dàng nhận biết khi nhìn bằng mắt thường. Thông qua sự bất thường của màu nước tiểu, người bệnh có thể nhận thấy tình trạng tiểu ra máu của mình để có những can thiệp sớm.

tieu ra mau co tu khoi khong

Đái ra máu có tự khỏi không

2. Đi tiểu ra máu có tự khỏi không?

Đi tiểu ra máu có thể tự khỏi không? Là điều mà bệnh nhân mắc tiểu ra máu quan tâm hàng đầu khi phát hiện mình mắc bệnh. Câu trả lời là đi tiểu ra máu có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhất định và không thể tự khỏi trong các trường hợp dưới đây: 

2.1. Các trường hợp đái ra máu có thể tự khỏi

Nếu nguyên nhân tiểu ra máu là do dùng thuốc hoặc tập thể dục gắng sức, người tiểu ra máu có thể tự khỏi sau khi ngừng thuốc và ngừng tập thể dục. Tuy nhiên, khi thấy biểu hiện tiểu ra máu, người bệnh nên đến bác sĩ để thăm khám để được chẩn đoán kịp thời, bởi có đến hơn 95% trường hợp bệnh nhân tiểu ra máu gặp một số vấn đề về sức khỏe.

2.2. Các trường hợp đái ra máu không thể tự khỏi

Nếu tình trạng tiểu ra máu bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận… thì không thể tự khỏi. Trong trường hợp này, người mắc tiểu ra máu cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cũng không nên tự ý mua thuốc về dùng để tránh bệnh biến chứng nặng hơn.

=> Xem thêm: Đi tiểu ra máu nên ăn gì?

3. Các nguyên nhân gây đi tiểu ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu ra máu, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến mà nhiều người gặp phải chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng đường tiểu: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu ra máu. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm, làm tổn thương niêm mạc và dẫn đến chảy máu.
  • Sỏi thận: Sỏi thận thường xuất hiện trong cơ quan tiết niệu nhưng bàng quang, thận… Sỏi được hình thành từ các khoáng chất trong nước tiểu sau khi đã cô đặc và kết tinh lại hình thành lên sỏi thận.  Một trong những triệu chứng phổ biến của sỏi thận là tiểu ra máu. Đây là dấu hiệu lâm sàng khi sỏi ma sát với niêm mạc của đường tiểu gây tổn thương và khiến niêm mạc chảy máu.
  • U bướu: Các khối u ở thận, bàng quang hoặc các cơ quan khác trong hệ tiết niệu có thể gây ra tiểu ra máu.
  • Chấn thương: Một cú đánh hoặc chấn thương khác ở thận do tai nạn hoặc chơi thể thao ví dụ bóng đá… có thể khiến máu xuất hiện trong nước tiểu. Khi chơi một số môn thể thao đường dài như chạy marathon… cũng có thể dẫn đến tiểu ra máu, tuy nhiên nguyên nhân này chưa được chứng minh rõ ràng. Ngoài ra, nếu tập thể dục nặng, cũng có thể khiến tiểu ra máu nhưng tình trạng này có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần.
  • Rối loạn đông máu: Ở một số người có khả năng đông máu kém ví dụ người mắc bệnh máu khó đông… Trong trường hợp chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể gây chảy máu kéo dài và tiểu ra máu cũng không phải là điều ngoại lệ.
  • Bệnh về gan, thận: Các bệnh lý về gan, thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến chức năng đông máu và gây ra tiểu ra máu.
  • Dùng thuốc: Sử dụng thuốc chống đông máu, chẳng hạn như heparin và warfarin có thể gây ra tiểu máu. Penicillin, aspirin và thuốc trị ung thư (chẳng hạn như cyclophosphamide) cũng được biết là nguyên nhân gây xuất hiện máu trong nước tiểu.

di tieu ra mau co tu khoi khong

Bị đi tiểu ra máu có tự khỏi không? Có nguy hiểm không?

Bên cạnh một số nguyên nhân phổ biến hay gặp phải, người bệnh cũng có thể gặp một số nguyên nhân khác như:

  • Bệnh lý về mạch máu: Các bệnh lý về mạch máu như viêm mạch máu, dị dạng mạch máu có thể gây ra tiểu ra máu.
  • Bệnh lý về miễn dịch: Một số bệnh lý tự miễn như viêm cầu thận có thể gây tổn thương thận và dẫn đến tiểu ra máu.
  • Rối loạn nội tiết: Các rối loạn nội tiết như tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và gây tiểu ra máu.
  • Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc thuốc, gây ra các phản ứng dị ứng và dẫn đến tiểu ra máu.

4. Cách chẩn đoán đi đái ra máu

Đi tiểu ra máu có sao không? Khi thấy hiện tượng đái ra máu, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng bệnh bằng các phương pháp:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm thông dụng và giúp chẩn đoán chính xác nhiều tình trạng bệnh khác nhau thông qua màu nước tiểu, các chỉ số của nước tiểu với chi phí phù hợp và thời gian xét nghiệm nhanh chóng. Tuy nhiên, với một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội, bên cạnh xét nghiệm nước tiểu thì người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm định lượng khác thì mới có thể kết luận được chính xác tình trạng mức độ bệnh của người bệnh.

=> Tham khảo: Trước khi làm xét nghiệm nước tiểu có phải nhịn ăn không?

dai ra mau co tu khoi khong

Bảng màu nước tiểu

Chụp X quang vùng xương chậu

Nhờ tiến bộ công nghệ chụp X quang ngày càng phát triển, chụp X quang xương chậu là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh hiệu quả, chi tiết và chính xác về tình trạng bệnh khác nhau. Bằng những quan sát và kiểm tra ở vùng xương chậu của người bệnh, bác sĩ dễ dàng tìm hiểu nguyên nhân, bệnh lý gây ra chứng tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu khó của người bệnh.

Siêu âm ổ bụng tổng quát

Siêu âm ổ bụng tổng quát là phương pháp chẩn đoán bệnh thông qua thiết bị siêu âm ổ bụng để phát hiện những tổn thương bên trong cơ thể người bệnh từ đó chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây ra chứng tiểu ra máu ở người bệnh. Phương pháp siêu âm ổ bụng tổng quát được đánh giá là một phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác, hiệu quả và nhanh chóng, tuy nhiên để đảm bảo kết luận chi tiết, chính xác về tình trạng bệnh của người bệnh thì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm chuyên môn cần thiết khác, đảm bảo quy trình chẩn đoán bệnh diễn ra chuyên nghiệp, hiệu quả, an toàn với người bệnh.

5. Kết luận

Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, từ những bệnh đơn giản đến những bệnh nghiêm trọng. Việc tự chẩn đoán và điều trị tại nhà là không nên. Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn. Bên cạnh đó, việc duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc đi tiểu ra máu có tự khỏi không bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi TẠI ĐÂY hoặc số hotline 0839.89.80.89 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn



    VIDEO GIỚI THIỆU SẢN PHẨM THUỐC TRỊ ĐÁI DẦM ĐỨC THỊNH


    VIDEO GIỚI THIỆU SẢN PHẨM BẢO NIỆU ĐỨC THỊNH