Nước tiểu là một trong những biểu hiện của sức khỏe, màu nước tiểu có thể biểu hiện sức khỏe của một người có tốt không, có đang mắc bệnh gì không? Nước tiểu kèm theo máu chứng tỏ người bệnh đang tiềm ẩn bệnh lý trong người. Khi đái ra máu, người bệnh thường có tâm lý lo lắng, mất ăn mất ngủ. Vậy tiểu ra máu là gì? Nguyên nhân gây đái ra máu và cách điều trị đái ra máu như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Đi đái ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?
1. Đi tiểu ra máu (đái ra máu) là gì?
Đi tiểu ra máu (đái ra máu) là hiện tượng nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể có lẫn máu hoặc màu hồng nhạt. Màu sắc đậm nhạt của nước tiểu sẽ phụ thuộc vào loại tiểu máu mà người bệnh mắc và lượng máu bị rò rỉ trong nước tiểu. Đái ra máu có 2 loại là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.
Tiểu máu đại thể có thể dễ dàng phát hiện khi người bệnh đi tiểu, nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc đỏ. Tuy nhiên, với tiểu máu vi thể, rất khó có thể phát hiện thấy máu trong nước tiểu mà chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi khi xét nghiệm nước tiểu.
=> Xem thêm: Bảng màu nước tiểu
2. Nguyên nhân gây đái ra máu
2.1. Do đường tiết niệu
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu này thường xảy ra nhiều ở nữ giới với các triệu chứng như đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu đục và có mùi khó ngửi, đau lưng và hai bên hông, thường xuyên buồn tiểu dù vừa đi tiểu xong, đau hoặc rát ở niệu đạo khi đi tiểu. Ở nam giới khi mắc nhiễm trùng đường tiết niệu có thể đái buốt ra mủ.
+ Sỏi thận: Khi người bệnh nhịn tiểu quá lâu, các chất cặn có trong nước tiểu sẽ lắng xuống và hình thành nên các tinh thể rắn. Sau đó chuyển hóa thành sỏi cứng tại bàng quang và thận gây viêm bàng quang và viêm thận bể. Các triệu chứng sỏi thận như bí tiểu, tiểu khó, đái ra máu và có những cơn đau tại vùng thận.
+ U bướu đường tiết niệu: Khi các tế bào bất thường phát triển thành khối u trong các cơ quan thuộc hệ tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản, chúng có thể gây ra chảy máu. U bướu khi lớn lên sẽ chèn ép vào các mạch máu xung quanh, làm tổn thương và gây chảy máu. Các loại u bướu thường gặp gây đái ra máu bao gồm ung thư thận, ung thư bàng quang, u tế bào chuyển tiếp…
+ Chấn thương đường tiết niệu: Các chấn thương do tai nạn, va đập, phẫu thuật hoặc các thủ thuật y khoa có thể làm tổn thương các cơ quan trong hệ tiết niệu, gây chảy máu. Chấn thương có thể xảy ra ở thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo. Các triệu chứng thường đi kèm với chấn thương đường tiết niệu là đau bụng dưới, đau lưng, tiểu khó…
Nguyên nhân gây bệnh đi tiểu ra máu
2.2. Do các bệnh lý khác
+ Bệnh lý về máu: Các rối loạn đông máu như bệnh hemophilia, giảm tiểu cầu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, bao gồm cả đái ra máu.
+ Bệnh lý về gan: Gan có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Khi gan bị tổn thương do các bệnh như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, khả năng đông máu giảm sút, dẫn đến đái ra máu.
+ Bệnh lý về tim mạch: Các bệnh lý tim mạch như suy tim, viêm nội tâm mạc cũng có thể gây ra đái ra máu do tăng áp lực trong mạch máu thận.
+ Do dùng thuốc: Một số loại thuốc như aspirin, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, bao gồm cả đái ra máu.
2.3. Vô căn
Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây đái ra máu không được xác định rõ ràng, mặc dù đã tiến hành nhiều xét nghiệm. Tình trạng này được gọi là đái ra máu vô căn. Nguyên nhân có thể do các yếu tố di truyền, miễn dịch hoặc các yếu tố khác chưa được khám phá đầy đủ.
3. Dấu hiệu triệu chứng đái ra máu
Đái ra máu có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, các dấu hiệu này có thể dễ nhận biết bằng mắt thường, cũng có dấu hiệu phải tiến hành các xét nghiệm mới có thể thấy được.
Dấu hiệu thường gặp: Nước tiểu có màu đỏ. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất, có thể từ màu hồng nhạt đến đỏ sẫm, tùy thuộc vào lượng máu trong nước tiểu. Nước tiểu có vẩn đục – Máu trong nước tiểu có thể làm cho nước tiểu trở nên vẩn đục, có thể nhìn thấy các cục máu đông nhỏ.
Các triệu chứng khác:
+ Đau bụng dưới: Cảm giác đau ở vùng bụng dưới, có thể lan ra hông hoặc lưng.
+ Tiểu buốt: Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
+ Tiểu rắt: Đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần ít.
+ Tiểu khó: Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu hoặc dòng tiểu yếu.
+ Sốt: Trong một số trường hợp, đái ra máu có thể đi kèm với sốt.
+ Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi, chán ăn.
Dấu hiệu của đi tiểu ra máu
Tiểu ra máu là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề. Việc nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp bạn tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời, tăng khả năng điều trị thành công. Nếu không được điều trị, đái ra máu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy thận, nhiễm trùng huyết. Việc phát hiện sớm có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm này. Các triệu chứng đi kèm với đái ra máu sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác hơn, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
4. Các phương pháp chẩn đoán đái ra máu
Chẩn đoán đái ra máu chủ yếu dựa trên kết quả xét nghiệm nước tiểu. Dựa vào số lượng hồng cầu bên trong nước tiểu, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe tiết niệu của người bệnh.
=> Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu
Ngoài ra, tiểu ra máu còn được chẩn đoán bằng các phương pháp khác như:
+ Cấy nước tiểu: Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn bên trong mẫu nước tiểu của người bệnh.
+ Xét nghiệm tế bào nước tiểu: Xét nghiệm để tìm ra những tế bào bất thường trong nước tiểu người bệnh.
Sau khi có kết quả các xét nghiệm kết hợp với những dấu hiệu lâm sàng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiếp tục làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Hoạt động này để tìm ra căn nguyên của triệu chứng đái ra máu và hướng điều trị. Những phương pháp chẩn đoán này bao gồm Nội soi bàng quang, siêu âm thận, tiết niệu bàng quang, chụp CT cắt lớp, chụp MRI.
Đi đái ra máu là bệnh gì?
5. Cách điều trị đi đái ra máu hiệu quả nhất
Vì đái ra máu được gây ra bởi những bệnh lý đường tiết niệu nên để điều trị đái ra máu, người bệnh cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Thường phác đồ điều trị đái ra máu ở người lớn và trẻ em không có quá nhiều sự khác biệt.
Phương pháp điều trị sẽ được chỉ định dựa trên loại bệnh lý mà người bệnh mắc phải. Với các bệnh lý nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn. Với các trường hợp đái ra máu do sỏi thận, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý sỏi thận kết hợp uống thuốc để điều trị. Trong trường hợp kích thước sỏi không quá to, người bệnh được yêu cầu uống nhiều nước để đào thải sỏi ra ngoài, không cần can thiệp phẫu thuật hay tán sỏi.
6. Biến chứng của đi đái ra máu
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đái ra máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:
+ Suy thận: Đây là biến chứng phổ biến nhất của đái ra máu. Khi các tổn thương ở thận kéo dài, chức năng lọc máu của thận bị suy giảm, dẫn đến tích tụ chất thải trong máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
+ Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xâm nhập vào máu, gây ra nhiễm trùng toàn thân. Đây là một tình trạng cấp cứu đe dọa tính mạng.
+ Thiếu máu: Mất máu kéo dài do đái ra máu có thể dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh.
+ Tổn thương các cơ quan khác: Máu trong nước tiểu có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm tổn thương các cơ quan khác như bàng quang, niệu đạo, thận.
+ Ung thư: Trong một số trường hợp, đái ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư như ung thư thận, ung thư bàng quang. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, ung thư có thể di căn đến các cơ quan khác.
7. Cách phòng ngừa
Theo các nghiên cứu y khoa cho thấy, chế độ dinh dưỡng không ảnh hưởng cũng hư không làm tăng nguy cơ gây đái ra máu. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm nguy cơ đái ra máu cũng như mắc các bệnh lý đường tiết niệu khác:
- Hạn chế nhịn tiểu hoặc đi tiểu sau khi quan hệ tình sục để ngăn ngừa nhiễm trùng và các vi khuẩn sinh sôi.
- Ăn nhạt hơn, ưu tiên các món hấp luộc và uống nhiều nước để ngừa sỏi thận.
- Không hút thuốc, hạn chế rượu bia và các chất kích thích khác để đường tiết niệu không phải hoạt động quá mức.
=> Xem thêm: Đi tiểu ra máu nên ăn gì?
8. Một số câu hỏi thường gặp khi đi đái ra máu
8.1. Tiểu ra máu có nguy hiểm không?
Tiểu ra máu là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không nên xem nhẹ. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng nghiêm trọng, nhưng đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, từ những bệnh lý đơn giản như viêm đường tiết niệu đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư.
Đi đái ra máu có nguy hiểm không?
8.2. Đi tiểu ra máu có tự khỏi không?
Đi tiểu ra máu có tự khỏi không? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây đái ra máu thì người bệnh mới có thể khỏi được. Một số trường hợp tiểu ra máu có thể tự khỏi nếu như:
+ Nguyên nhân tạm thời: Nếu tiểu ra máu do các nguyên nhân tạm thời như gắng sức quá mức, nhiễm trùng đường tiểu nhẹ, hoặc do một số loại thuốc, thì tình trạng này có thể tự khỏi sau khi loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
+ Một số trường hợp viêm nhiễm nhẹ: Viêm đường tiết niệu nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian hoặc thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tiểu ra máu không tự khỏi và cần được điều trị y tế kịp thời.
8.3. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh khi phát hiện đái ra máu cần đến thăm khám bác sĩ chuyên môn ngay lập tức. Đái ra máu dù không phải là một triệu chứng quá nguy hiểm nhưng đây là dấu hiệu của những bệnh lý thuộc đường tiết niệu. Trường hợp người bệnh bị viêm cấp tính ở những cơ quan như bàng quang, thận, cầu thận, niệu đạo… nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành mãn tính.
Đái ra máu nếu để kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu gây suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người bệnh.
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện mình có triệu chứng đái ra máu, dù là một lần. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
9. Kết luận
Đái ra máu không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, mỗi người cần nâng cao ý thức về các dấu hiệu cảnh báo của bệnh, trong đó có đái ra máu. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi có các triệu chứng bất thường. Một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và hạn chế các chất kích thích, cũng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY hoặc hotline 0839.89.80.89 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời