Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao nước tiểu lại có mùi khai nồng? Đây là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nước tiểu có mùi khai nồng ở nữ giới? Liệu nó có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nước tiểu có mùi khai nồng ở nữ giới
1. Hiện tượng nước tiểu có mùi khai nồng ở nữ giới là gì?
Nước tiểu của mỗi người đều có những mùi đặc trưng riêng. Nếu một ngày bạn thấy mùi nước tiểu của mình thay đổi, có thể nặng hơn so với bình thường hay có mùi hôi nồng nặc, mùi bất thường. Sự thay đổi của mùi nước tiểu đều tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro và là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây ra nước tiểu có mùi khai nồng ở phụ nữ
Một số nguyên nhân được các bác sĩ đưa ra để lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có mùi khai nồng ở nữ như:
Uống ít nước
Ở nữ giới, nguyên nhân gây ra nước tiểu có mùi hôi có thể do không uống nhiều nước dẫn đến nước tiểu bị cô đặc, mùi càng nặng do lượng amoniac tích tụ nhiều hơn bình thường. Đi kèm với nước tiểu có mùi nồng nặc này là màu nước tiểu thường đậm hơn bình thường.
Phụ nữ có thai
Nước tiểu có mùi hôi ở nữ giới thường gặp trong quá trình mang thai, khi cơ thể phụ nữ tiết hormon hCG. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Phụ nữ mang thai cũng nên chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước, cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi.
Uống nhiều caffeine
Các chất phụ gia và các hoạt chất lợi tiểu có trong cà phê sẽ khiến nước tiểu có mùi hôi sau khi chị em tiêu thụ nó. Tác dụng lợi tiểu của cà phê khiến nước thoát ra ngoài, góp phần làm tăng nồng độ amoniac có trong nước tiểu. Còn sản phẩm phụ gia có mùi khi được thải qua đường tiểu cũng gây mùi. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề bệnh lý nên khi ngừng uống cà phê, nước tiểu sẽ dần trở về trạng thái bình thường.
Nước tiểu có mùi khai nồng ở nữ và mùi hôi trứng thối
Tỏi, hành và măng tây
Sau khi tiêu thụ hàm lượng lớn thực phẩm như hành, tỏi và măng tây… thì khả năng cao nước tiểu sẽ có mùi hôi. Điều này được giải thích là do cơ thể của một số chị em thiếu enzyme có tác dụng phá vỡ các hợp chất trong măng tây nên thường sẽ gây mùi sau khi ăn.
3. Các bệnh lý gây ra hiện tượng nước tiểu có mùi khai nồng ở nữ giới
Bên cạnh những nguyên nhân từ thực phẩm, nước tiểu có mùi hôi, mùi khai ở nữ giới cũng có thể do một số bệnh lý gây ra như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến nước tiểu có mùi ở nữ giới. Trong đó, chủ yếu là viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận.
Nhiễm trùng nấm men
Nấm men phát triển quá mức trong âm đạo và âm hộ có khả năng gây nước tiểu có mùi ở nữ giới. Khi nấm tiếp xúc với nước tiểu làm phản ứng hóa học xảy ra tạo nên mùi hôi. Chị em cần đi thăm khám để điều trị kịp thời nếu nghi ngờ nhiễm nấm ký sinh.
Vitamin
Nhiều loại vitamin và thực phẩm chức năng uống vào cơ thể, sau khi thải qua đường nước tiểu sẽ có mùi hôi. Đặc biệt là vitamin B6. Ngoài ra, nhóm vitamin B còn làm nước tiểu chuyển sang màu vàng.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây qua đường tình dục thường gây đi tiểu đau và dịch tiết có mùi. Đến khi phát mùi hôi thì cũng là lúc bệnh tình trở nặng hơn nhiều. Do đó, chị em nếu nghi ngờ mắc bệnh lây qua đường tình dục có mùi hôi trong nước tiểu thì cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sỏi thận
Bệnh sỏi thận có thể gây đau đớn với các triệu chứng nước tiểu đục, mùi hôi. Thậm chí có cả máu khi đi tiểu.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị tiểu đường, có khả năng làm thay đổi độ pH trong nước tiểu và ảnh hưởng đến các chất chuyển hóa, trực tiếp gây ra mùi hôi trong nước tiểu.
Nước tiểu có mùi khai, mùi tanh ở nữ
Lỗ rò bàng quang
Lỗ rò bàng quang thường kết nối với ruột hoặc âm đạo, có khả năng làm thay đổi mùi nước tiểu. Vi khuẩn từ các cơ quan khác vào bàng quang thường gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, làm nước tiểu có mùi khai nồng hoặc có chứa khí.
Thủng bàng quang
Thủng bàng quang thường xảy ra trong các trường hợp chấn thương do tai nạn hay phẫu thuật. Khi đó, vi khuẩn từ ruột sẽ xâm nhập và phát triển tại bàng quang gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, làm cho nước tiểu có mùi khai nồng khó chịu.
Bệnh gan
Trong các bệnh lý về gan, triệu chứng nước tiểu có mùi cũng có thể gặp. Bên cạnh đó, chị em mắc bệnh còn có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, vàng da, yếu cơ…
4. Cách điều trị và phòng ngừa tình trạng nước tiểu có mùi khai nồng ở phụ nữ
Điều trị
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần tìm ra nguyên nhân gây mùi hôi ở nước tiểu. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị theo nguyên nhân:
- Nhiễm trùng đường tiểu: Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Nhiễm nấm men: Sử dụng thuốc kháng nấm để điều trị.
- Rối loạn chuyển hóa: Điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc đặc trị.
- Các nguyên nhân khác: Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
- Sử dụng sản phẩm Bảo niệu Đức Thịnh: Đây là sản phẩm được bào chế từ các vị thảo dược quý có tác dụng bổ khí, cân bằng âm dương, tăng cường khả năng chế ước của bàng quang, củng cố chức năng đường tiểu. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Sản phẩm giúp bổ thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện, viêm đường tiết niệu.
=> Xem thêm: Cách chữa nước tiểu có mùi hôi tại nhà
Phòng ngừa
- Uống đủ nước: Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày giúp pha loãng nước tiểu và giảm mùi hôi.
- Vệ sinh vùng kín: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. Lau từ trước ra sau để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn.
- Ăn uống lành mạnh: Hạn chế các thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành, cà phê, rượu bia. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu chất xơ.
- Đi tiểu đều đặn: Không nên nhịn tiểu quá lâu.
- Mặc quần lót bằng cotton: Quần lót bằng cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
- Khám phụ khoa định kỳ: Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý phụ khoa.
5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi tình trạng nước tiểu có mùi hôi kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, chị em nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân bệnh cũng như có biện pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán liên quan đến tình trạng nước tiểu có mùi khai nồng ở phụ nữ như:
- Xét nghiệm máu: Biện pháp này có thể giúp bác sĩ tìm ra các vấn đề sức khỏe như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các vấn đề về gan hoặc thận.
- Xét nghiệm nước tiểu: Giúp kiểm tra vi khuẩn hoặc dấu hiệu nhiễm trùng. Đối với xét nghiệm này, chị em thường đi tiểu vào cốc và mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.
6. Kết luận
Nước tiểu có mùi khai nồng ở nữ giới là một vấn đề khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc tự chẩn đoán và điều trị tại nhà là không nên. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, chị em nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh, uống đủ nước, vệ sinh cá nhân sạch sẽ là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề nước tiểu có mùi khai nồng ở phụ nữ, bạn đọc có thể để lại bình luận phía dưới và chúng tôi sẽ giải đáp giúp nhé.
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận