Màu nước tiểu là dấu hiệu phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt. Vậy nước tiểu màu vàng đậm là vì sao? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này các bạn nhé!
Nước tiểu màu vàng đậm nguyên nhân do đâu?
1. Nước tiểu màu vàng đậm là gì?
Nước tiểu là chất thải của hệ tiết niệu, được tạo ra chủ yếu từ chất lỏng trong cơ thể cùng các chất thải từ các loại thực phẩm cơ thể dung nạp vào. Sau khi được sản xuất tại thận, nước tiểu sẽ chuyển xuống và lưu trữ tại bàng quang. Khi bàng quang đầy, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài thông qua quá trình đi tiểu.
Nước tiểu màu vàng đậm ảnh hưởng từ đâu? Màu sắc của nước tiểu phản ánh sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, đặc biệt là xuất phát từ các thực phẩm và nước uống mà cơ thể đã tiêu thụ.
Nếu màu sắc của nước tiểu thay đổi trong thời gian ngắn và sau đó trở lại bình thường, bạn không cần lo lắng vì có thể điều này không phải là dấu hiệu của một bệnh lý đường tiết niệu. Tuy nhiên, khi màu sắc của nước tiểu trở nên vàng đậm và kéo dài, đó có thể là biểu hiện của một bệnh lý đường tiểu trong cơ thể, bạn không thể xem nhẹ.
=> Xem thêm: Nước tiểu màu gì tốt nhất?
2. Nguyên nhân gây ra nước tiểu màu vàng đậm
Thông qua các nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra nguyên nhân gây ra nước tiểu có màu vàng đậm bởi các lý do sau:
2.1. Nguyên nhân sinh lý
Cơ thể thiếu nước
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến nước tiểu có màu vàng đậm, nồng độ các chất thải quá nhiều mà lượng nước tới bàng quang lại quá ít dẫn đến nước tiểu chuyển màu vàng đậm. Có thể bạn đang không uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể (trung bình từ 1,5 – 2 lít nước/ngày) hoặc cơ thể bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe gây thiếu nước, mất nước. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng khác như: khát nước, táo bón, mệt mỏi, khó nuốt thức ăn khô, khô miệng, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi…
Nước tiểu có màu vàng đậm có sao không?
Người mất nước thường do sốt cao, tiêu chảy, bỏng, làm việc quá nặng nhọc trong thời tiết nóng, trẻ em, người cao tuổi…
Cần lưu ý rằng, tình trạng mất nước không chỉ gây ra nước tiểu màu vàng đậm mà còn nguy hiểm cho sức khỏe khi xuất hiện dấu hiệu: tụt huyết áp, da mất đi tính đàn hồi, nhận thức suy giảm, mạch yếu, thường xuyên khát nước, mắt trũng sâu…
Thực phẩm hoặc thức uống nạp vào cơ thể
Màu sắc nước tiểu được quyết định chủ yếu bởi thành phần chất và nồng độ trong đó, đây là sản phẩm thải lọc từ thực phẩm và nước uống mà cơ thể nạp vào. Một số chất trong thực phẩm nhất định như củ dền, quả mâm xôi, cây đại hoàng, thanh long ruột đỏ… khiến nước tiểu có màu vàng đậm hoặc màu nước trà.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
Ở trạng thái bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt. Khi gặp các vấn đề về đường tiết niệu như viêm nhiễm, nấm, tổn thương hệ tiết niệu… nước tiểu sẽ có màu vàng đậm. Nhiều trường hợp nước tiểu đục có thể do dịch mủ hoặc lẫn máu trong nước tiểu. Bệnh viêm đường tiết niệu thường xảy ra ở nữ nhiều hơn.
Bệnh vàng da tan máu
Các bệnh lý như sốt rét, nhiễm cầu khuẩn, nhiễm độc… có thể khiến số lượng hồng cầu bị phá hủy tăng bất thường, giải phóng một lượng lớn Bilirubin vào máu làm tăng nồng độ chất này trong máu. Thận sẽ hoạt động để thải bớt Bilirubin đó gây nên tình trạng nước tiểu màu vàng đậm.
Bệnh thiếu máu
Một số bệnh lý gây thiếu máu cũng sẽ khiến cho các tế bào hồng cầu bị phá hủy với số lượng lớn gây nên tình trạng nước tiểu có màu vàng đậm, thậm chí có màu đỏ, lẫn máu. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời.
Các bệnh lý gan mật
Ở các bệnh lý về gan với tình trạng suy giảm chức năng gan bao gồm: Viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… thường gây nên tình trạng nước tiểu màu vàng đậm. Nguyên nhân xuất phát từ việc suy giảm Bilirubin tại gan khiến nồng độ chất này trong máu tăng cao.
Hội chứng Porphyria
Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp, liên quan đến sự khiếm khuyết trong tổng hợp Hemoglobin hình thành hồng cầu trong máu. Những triệu chứng thường đi kèm với nước tiểu màu vàng đậm đó là đau bụng, dễ kích thích bởi ánh sáng, tổn thương ở thần kinh, động kinh…
Các bệnh lý ung thư
Ở nhiều trường hợp nghiêm trọng, nước tiểu màu vàng đậm là dấu hiệu cảnh báo những loại bệnh ung thư bao gồm: ung thư thận, tuyến tụy, bàng quang, tuyến tiền liệt.
2.3. Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác chủ yếu đến từ các loại thuốc, đặc biệt là thuốc nhuộm màu, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, hoặc các vitamin và khoáng chất bổ sung cũng có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu trở nên vàng đậm chả hạn như: primaquine, nitrofurantoin, chloroquine, metronidazole…
Nước tiểu có màu vàng đậm cảnh báo điều gì?
3. Các triệu chứng kèm theo
Nếu tình trạng nước tiểu màu vàng đậm trong thời gian dài kèm theo các triệu chứng sau, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Chỉ số huyết áp rất thấp kèm theo tức ngực, đau đầu.
- Lờ đờ, giảm nhận thức.
- Da không đàn hồi được.
- Tiểu ít nước hoặc không có nước tiểu.
- Mắt trũng sâu.
- Mạch yếu hoặc không thấy.
- Có cảm giác khát nước, miệng, lưỡi rất khô.
4. Nước tiểu màu vàng đậm có sao không?
Nước tiểu màu vàng đậm có sao không? Câu trả lời là không sao nếu hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và quay trở lại bình thường ngay sau đó vì rất có thể nguyên nhân là do loại thức ăn và nước uống mà bạn đã bổ sung cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm, bạn cần đến các trung tâm y tế để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của bạn khi nước tiểu màu vàng đậm.
5. Cách khắc phục tình trạng nước tiểu màu vàng đậm
Để khắc phục tình trạng nước tiểu màu vàng đậm, cần xác định rõ nguyên nhân gây hiện tượng này là gì.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ việc thức ăn gây màu nước tiểu vàng đậm, có thể khắc phục bằng cách không ăn các thức ăn đó nữa, hoặc uống nhiều nước để cơ thể đào thải chuyển hóa chất đó ra ngoài cơ thể nhanh hơn.
Khi nhận thấy nước tiểu có màu vàng đậm kéo dài, theo dõi không phải nguyên nhân do sử dụng thức ăn có màu đậm, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả.
Nếu nguyên nhân do bệnh lý, người bệnh cần chủ động tích cực điều trị kịp thời, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tăng cường vận động thể dục thể thao vừa sức và lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
6. Cách phòng ngừa
Để giảm và kiểm soát hiện tượng nước tiểu có màu vàng đậm, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Uống đủ nước mỗi ngày: Lượng nước cần thiết mỗi ngày có thể thay đổi tùy vào cân nặng và nhu cầu của mỗi người. Nhưng lượng nước khuyến cáo nên uống trong ngày khoảng 1,5 – 2 lít nước.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hãy tăng cường khẩu phần rau củ và thực phẩm lành mạnh hơn, giảm thiểu việc tiêu thụ thực phẩm có tính nóng và chứa quá nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
- Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn: Tránh uống quá nhiều rượu bia và các loại thức uống có cồn khác. Thay vào đó hãy lựa chọn một lối sống lành mạnh.
- Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp trên nhưng nước tiểu vẫn có màu vàng đậm hoặc có lẫn máu, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và có giải pháp điều trị kịp thời.
Tóm lại, màu sắc nước tiểu có thể cung cấp nhiều thông tin về sức khỏe của bạn. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm kéo dài, hãy chú ý đến các triệu chứng khác và đi khám bác sĩ để được tư vấn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm. Hãy nhớ, một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, uống đủ nước và tập luyện đều đặn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về nước tiểu có màu vàng đậm, các nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này. Hy vọng rằng, với những kiến thức mà chúng tôi vừa cung cấp, các bạn đã có thể tự chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình thật tốt. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề nước tiểu có màu vàng đậm, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 087 658 8866 để được tư vẫn miễn phí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận