Tình trạng tiểu rắt ở nữ giới đang dần trở thành bệnh phổ biến hiện nay. Tiểu rắt khiến cuộc sống và công việc của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều. Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới là gì? Cách điều trị thế nào? Biện pháp gì phòng tránh tiểu rắt ở nữ giới? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới không được chủ quan
1. Bệnh tiểu rắt ở nữ giới là gì?
Tiểu rắt là khái niệm để diễn tả tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bệnh nhân bị tiểu rắt khi số lần đi tiểu đột ngột gia tăng hơn so với bình thường và cảm giác mắc tiểu này không kiểm soát được. Bệnh tiểu rắt ở nữ gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chức năng bàng quang do bị kích thích nhiều lần liên tục.
Tuy nhiên, tiểu rắt thường sẽ đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu như tiểu buốt (hiện tượng nóng rát, đau buốt khi đi tiểu), tiểu không hết hoặc mót tiểu liên tục. Bên cạnh đó, tiểu rắt thường đi kèm với các triệu chứng khác như:
- Màu sắc nước tiểu thay đổi: Nước tiểu chuyển màu đục, có dịch mủ và có thể kèm theo máu.
- Đau bụng dưới rốn hoặc đau rát khi quan hệ.
- Nếu nguyên nhân gây tiểu rắt là do nhiễm trùng đường tiểu, có thể kèm theo cả sốt cao và thấy ớn lạnh.
2. Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ giới
2.1. Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tiểu rắt ở nữ giới. Bệnh thường gặp nhất ở nữ giới có hoạt động quan hệ tình dục không an toàn, không vệ sinh vùng kín đúng cách, do thay đổi nội tiết tố hoặc mặc quần lót quá chật… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây viêm các khu lân cận như tử cung, âm đạo hoặc niệu quản.
Nguyên nhân gây tiểu dắt ở nữ giới do viêm bàng quang
Các dấu hiệu thường gặp của bệnh:
- Tiểu rắt với tần suất trên 7 lần/ngày mà vẫn còn cảm giác mắc tiểu, đôi khi tiểu đau buốt.
- Nước tiểu đổi màu, có mùi lạ, kèm theo máu hoặc mủ.
- Sốt nhẹ, đau bụng hoặc hay cáu gắt.
2.2. Tiểu rắt ở nữ do nhiễm trùng đường tiểu dưới
Nhiễm trùng đường tiểu hay nhiễm trùng đường tiểu dưới được xem là nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ giới có tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân do cấu trúc cơ thể của nữ giới có niệu đạo ngắn hơn nam giới, lỗ niệu đạo lại nằm gần hậu môn khiến một số vi khuẩn (đặc biệt là E.coli) dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu gây bệnh.
Một số dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu dưới ở nữ giới như:
- Tiểu rắt, tiểu buốt, có cảm giác mót tiểu liên tục, nước tiểu đục, mùi hôi và đôi khi tiểu ra máu.
- Thường kèm theo triệu chứng viêm âm đạo như ra nhiều khí hư bất thường, ngứa rát, sưng tấy vùng kín.
- Đau bụng dưới, đau tăng lên khi quan hệ.
- Kèm theo sốt nhẹ, ớn lạnh.
Đăng ký tư vấn tiểu rắt tại đây
2.3. Mang thai
Mang thai gây tiểu rắt ở nữ giới là một hiện tượng bình thường do thai nhi phát triển, đây không phải là vấn đề bệnh lý. Cấu tạo và vị trí bàng quang nằm ngay trước tử cung, do đó khi thai nhi phát triển lớn hơn sẽ đè vào niệu đạo và bàng quang, tạo áp lực nhất định làm thay đổi sinh lý của đường tiết niệu.
Tiểu rắt ở nữ giới do mang thai
Kèm theo triệu chứng tiểu rắt đó chính là tiểu són (nước tiểu chảy không theo ý muốn), đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
2.4. Một số nguyên nhân khác
Ngoài một số nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ giới nêu trên, một số nguyên nhân sau cũng có thể gây ra tình trạng tiểu rắt, chị em nên lưu ý:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Việc quan hệ thô bạo, nhiều bạn tình và không an toàn làm tăng khả năng nhiễm trùng, tổn thương bộ phận sinh dục và sẽ lây lan sang đường tiểu (niệu đạo, bàng quang), biểu hiện bằng triệu chứng tiểu rắt.
- Thói quen vệ sinh không đúng cách: Ở nữ giới dễ dàng bị nhiễm trùng chéo từ cơ quan sinh dục hơn so với nam giới. Do đó, nếu không vệ sinh sạch sẽ (đặc biệt trong những ngày hành kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục) thì nguy cơ cao sẽ nhiễm trùng cả hệ sinh dục và đường tiểu, gây tiểu rắt ở nữ.
- Do dị ứng với các chất tẩy rửa, nước xả vải, dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh… khiến âm đạo tổn thương dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt ở nữ giới.
- Do thói quen nhịn tiểu hoặc thụt rửa âm đạo sâu gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
3. Cách điều trị tiểu rắt ở nữ
Tiểu rắt ở nữ giới hiện nay có nhiều phương pháp điều trị, giúp bệnh nhân xua đi cảm giác khó chịu mà bệnh gây ra. Một số phương pháp điều trị tiểu rắt ở nữ giới phổ biến hiện nay như:
3.1. Đối với trường hợp nhẹ
Nếu tình trạng tiểu rắt ở nữ xuất hiện do nguyên nhân sinh lý, có thể hỗ trợ điều trị bằng cách phương pháp truyền thống sau:
- Phượng vĩ thảo: Phượng vĩ thảo tính lạnh, vị ngọt nhạt, hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt. lương huyết, chữa tiểu rắt tiểu buốt hiệu quả. Cách làm: lấy 30g phượng vĩ thảo rửa sạch sắc với 550ml nước vo gạo, khi nào còn 200ml thì tắt bếp rồi chia làm 2 lần để uống sáng và tối.
- Rau mồng tơi: Mồng tơi vị chua ngọt, tính lạnh có tác dụng giải độc, nhuận tràng, thanh nhiệt. Có thể lấy cuống và lá mồng tơi rửa sạch, đun với nước uống thay trà.
- Bột sắn dây: Sắn dây vị ngọt, tính mát, quy vào kinh phế, bàng quang và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu, trị tiểu đường. Mỗi ngày pha 10g bột sắn khô với nước ấm để uống sẽ thấy hiệu quả.
3.2. Đối với trường hợp nặng
Nếu tình trạng tiểu rắt ở nữ giới do các bệnh lý viêm nhiễm gây ra, kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường hoặc tái đi tái lại, người bệnh cần gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Bệnh nhân không nên e ngại, giấu bệnh, tự chẩn đoán và tự điều trị khi không biết chính xác nguyên nhân gây tiểu rắt của mình là gì.
Một số phương pháp điều trị thường được các bác sĩ sử dụng là dùng kháng sinh, kháng viêm nếu nguyên nhân gây bệnh do nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm âm đạo. Dùng thuốc kháng nấm nếu nguyên nhân viêm do nấm gây ra. Ngoài ra, các bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau hoặc thuốc sát khuẩn đường tiểu (methylene blue)…
Một trong số những thực phẩm chức năng cũng được các bác sĩ khuyên dùng là sử dụng Bảo niệu Đức Thịnh. Bảo Niệu Đức Thịnh được bào chế từ các vị thảo dược quý có tác dụng bổ khí, cân bằng âm dương, tăng cường khả năng chế ước của bàng quang, củng cố chức năng đường tiểu. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Bảo niệu Đức Thịnh giúp bổ thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện, viêm đường tiết niệu.
Đặt mua Bảo niệu Đức Thịnh ngay tại đây
4. Chăm sóc và phòng ngừa tiểu dắt ở nữ
Để phòng ngừa tiểu rắt ở nữ giới, một số biện pháp được các bác sĩ khuyến cáo sau, chị em nên áp dụng:
- Uống nhiều nước. Trung bình từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Bổ sung nhiều rau củ quả tươi vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình, kèm theo các nhóm chất khác nhau để cơ thể không bị thiếu chất.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ kinh.
- Không mặc quần lót ẩm ướt.
- Hạn chế sử dụng các loại dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng da, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa mạnh.
- Hạn chế thụt rửa sâu hoặc phun nước trực tiếp vào âm đạo.
- Không nên nhịn tiểu, cần xây dựng lối sống tình dục an toàn, lành mạnh.
- Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe như chạy bộ, cầu lông… Lưu ý chỉ nên hoạt động với tần suất nhẹ nhàng, tránh hoạt động quá sức sẽ gây tác dụng ngược.
Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ giới rất đa dạng, từ các bệnh lý đơn giản đến phức tạp. Việc tự chẩn đoán và điều trị tại nhà là không nên. Để có được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả, chị em nên đi khám bác sĩ. Bên cạnh đó, việc duy trì một lối sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, uống đủ nước là những cách hiệu quả để phòng ngừa các bệnh lý về đường tiết niệu.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 087 658 8866 để được hỗ trợ nhé.
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận