Nước tiểu màu cam có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày viết: 06/09/2024 - Cập nhật ngày 06/09/2024.

Màu sắc nước tiểu được cho là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phản ánh sức khỏe của cơ thể. Nếu thấy nước tiểu màu cam hoặc bất cứ màu sắc nào khác lạ thì đây là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vậy nguyên nhân nước tiểu có màu cam là gì? Dấu hiệu và cách xử lý thế nào? Hãy cùng theo dõi chi tiết trong bài viết này nhé!

nuoc tieu mau cam

Nước tiểu màu cam nguyên nhân và cách điều trị

1. Dấu hiệu nhận biết nước tiểu màu cam

Màu sắc nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm. Khác với nước tiểu bình thường, nước tiểu màu cam thường có màu phổ biến là màu cam, màu đỏ cam hoặc nước tiểu có màu vàng cam.

=> Xem thêm: Nước tiểu màu vàng chanh

2. Nguyên nhân gây ra nước tiểu có màu cam

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu màu cam tuy nhiên một số nguyên nhân chính gây ra vấn đề này phải kể đến như:

2.1. Do cơ thể thiếu nước

Đi đái ra màu cam thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước. Khi cơ thể bị mất nước, nước tiểu trở nên đậm đặc hơn và chuyển dần sang màu vàng sẫm hoặc màu cam. Tình trạng này thường thấy vào mỗi buổi sáng do ban đêm lượng nước nạp vào cơ thể ít. Tình trạng này không đáng lo ngại bởi khi lượng nước nạp vào cơ thể đủ màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

2.2. Do thực phẩm

Nước tiểu có màu cam cũng có thể do một số loại thực phẩm có màu sắc đậm nạp vào cơ thể như cà rốt, củ cải đường. Bên cạnh đó, nước tiểu màu cam đậm còn do dùng thực phẩm bổ sung liều cao như Vitamin C, Vitamin B12 hay Beta-carotene.

nuoc tieu mau cam o nu

Nước tiểu màu cam do thực phẩm nạp vào cơ thể

2.3. Do sử dụng thuốc 

Một số loại thuốc khiến nước tiểu có màu cam đó là:

  • Thuốc nhuận tràng.
  • Pyridium, uristat và các thuốc khác chứa phenazopyridine.
  • Rifampin.
  • Azulfidine (sulfasalazine).
  • Adriamycin (doxorubicin).

Tuy nhiên, nếu bạn đã dừng sử dụng những loại thuốc này mà vẫn thấy nước đái có màu cam thì có thể bạn đang gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe như thiếu nước, các vấn đề liên quan đến ống mật hoặc gan.

2.4. Nguyên nhân bệnh lý

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Một số bệnh về đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo cũng sẽ khiến nước tiểu có màu cam, nghiêm trọng hơn thì sẽ gây tiểu ra máu do thành niệu đạo, bàng quang bị vi khuẩn tấn công gây tổn thương.
  • Sỏi thận: Sỏi thận khi được đưa qua đường tiết niệu có thể gây gây tổn thương cho đường tiết niệu làm cho nước tiểu có màu cam hoặc màu hồng.
  • Bệnh về gan: Các bệnh về gan như viêm gan cấp tính, bệnh về gan do uống nhiều rượu có thể làm tăng lượng bilirubin trong máu làm nước tiểu màu cam hoặc có màu vàng cam.
  • Bệnh về túi mật: Nước đái màu cam có thể là dấu hiệu của ứ mật do viêm túi mật hoặc sỏi mật gây ra.
  • Các bệnh về máu: Một số bệnh về máu hiếm gặp có thể gây ra nước tiểu màu cam.
  • Ung thư: Các loại ung thư đường tiết niệu như ung thư bàng quang, ung thư thận khiến người bệnh đi tiểu ra máu hoặc làm nước tiểu màu cam.

nuoc tieu co mau cam

Nước tiểu màu cam ở nữ giới

3. Nước tiểu màu cam có sao không?

Nước tiểu (nước đái) màu cam là một cảnh báo về sức khỏe, đây có thể là một bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân khiến nước tiểu có màu cam mà cơ thể có những ảnh hưởng sau:

  • Ảnh hưởng đến chức năng thận: Khi thận bị tổn thương, khả năng lọc máu và đào thải chất thải của thận giảm sút, dẫn đến nước tiểu có màu sắc bất thường.
  • Cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn: Nước tiểu màu cam có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, sỏi thận, bệnh về gan…
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng đi kèm như đau bụng, sốt, tiểu buốt, tiểu rắt có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Đăng ký tư vấn tại đây để được tư vấn miễn phí nhé!

tu-van-benh-duong-tieu

4. Một số triệu chứng kèm theo nước tiểu màu cam

Ngoài dấu hiệu nước tiểu màu cam, bạn cũng cần để ý đến các triệu chứng khác đi kèm khác để các bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng hơn, bao gồm:

  • Nước tiểu đục.
  • Tiểu buốt, tiểu rát.
  • Nước tiểu có máu hoặc màu hồng.
  • Nước tiểu có mùi hôi.
  • Tiểu nhiều, tiểu rắt.
  • Các vết bầm tím trên da.
  • Chảy máu quá nhiều.
  • Sốt kèm ớn lạnh.
  • Ngứa da.
  • Ăn uống không ngon.
  • Tụt huyết áp.
  • Buồn nôn.
  • Phân nhạt màu hoặc màu trắng.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Giảm cân trong thời gian ngắn.
  • Vàng da và mắt.
  • Sốt cao hơn 38 độ C.
  • Nôn liên tục và kéo dài.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Đau lưng dưới nghiêm trọng.
  • Bí tiểu.

nuoc dai mau cam

Nước tiểu có màu cam ở nam giới

5. Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu bạn nhận thấy nước tiểu của mình có màu cam, đặc biệt là khi đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng
  • Sốt
  • Tiểu buốt
  • Tiểu rắt
  • Máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Sưng phù

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

6. Cách điều trị và phòng ngừa

Đối với trường hợp nước tiểu màu cam do cơ thể thiếu nước, bạn chỉ cần uống đủ nước mỗi ngày để làm loãng nước tiểu và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Hạn chế ăn các thực phẩm có màu sắc đậm như cà rốt, nước ép cà rốt hay củ cải đường.

Với các nguyên nhân khác, cần tuân thủ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và nghi ngờ chúng có thể gây ra nước tiểu màu cam, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để phòng tránh tình trạng nước tiểu màu cam bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn và điều trị kịp thời.

Tóm lại, nước tiểu màu cam không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và nó còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên chú ý đến màu sắc nước tiểu của mình và đi khám bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn