Điều trị viêm bàng quang bằng thuốc gì, như thế nào cho hiệu quả là mong muốn hàng đầu của các bệnh nhân. Tuy nhiên, việc điều trị viêm bàng quang còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các biểu hiện bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của người mắc. Vậy viêm bàng quang uống thuốc gì? Liều lượng sử dụng như thế nào? Hãy cùng thao khảo trong bài viết này nhé!
1. Viêm bàng quang là bệnh gì?
Viêm bàng quang là tình trạng viêm cấp hoặc mãn tính xảy ra trong bàng quang. Có không ít trường hợp, bệnh lý đường tiết niệu này có thể tái phát lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Nguyên nhân phổ biến gây viêm bàng quang là do nhiễm khuẩn (vi khuẩn E.coli là chủ yếu).
Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm bàng quang có thể do một số nguyên nhân khác như dùng thuốc, rò bàng quang và đường tiêu hóa, xạ trị vùng chậu…
Viêm bàng quang nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ sớm khỏi bệnh. Phương pháp điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn hiệu quả nhất hiện nay là dùng kháng sinh. Các trường hợp viêm bàng quang do lý do khác, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị phù hợp tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
- Xem thêm: Viêm bàng quang nên ăn gì, kiêng gì?
2. Viêm bàng quang uống thuốc gì?
2.1. Nam giới viêm bàng quang uống thuốc gì?
Nam giới viêm bàng quang uống thuốc gì? Dưới đây là phác đồ điều trị thường được chỉ định cho nam giới bị viêm bàng quang:
- Trimethoprim – sulfamethoxazole: Thuốc dạng viên hàm lượng 480mg, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên, Người bệnh uống trong vòng 7-10 ngày.
- Cephalexin: Viên uống 500mg, dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 viên. Uống từ 7-14 ngày.
- Amoxicillin và Clavulanate: Hàm lượng 1000mg, uống 1 viên/lần, ngày uống 2 lần liên tiếp trong 7-14 ngày.
- Norfloxacin: Hàm lượng 400mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên, dùng liên tiếp từ 7-14 ngày.
Đối với người bị viêm tuyến tiền liệt cấp hoặc mãn tính, không thể áp dụng liều lượng trên mà cần có phác đồ điều trị riêng biệt.
2.2. Nữ giới viêm bàng quang uống thuốc gì?
Đối với nữ giới, khi bị viêm bàng quang, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc đặc trị theo liều lượng như sau:
- Trimethoprim – sulfamethoxazole: Dùng loại viên có hàm lượng 450mg uống đều đặn trong 3-5 ngày, mỗi lần 1-2 viên, ngày uống 2 lần cách nhau 12h mỗi lần uống.
- Cephalexin: Viên uống có hàm lượng 500mg. Uống duy trì trong vòng 5 ngày, mỗi ngày 2 lần cách nhau 12h, dùng 1-2 viên mỗi lần.
- Nitrofurantoin: Hàm lượng 100mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên cách nhau 12h. Dùng liên tục trong vòng 5 ngày.
- Fluoroquinolon: Nhóm thuốc này chỉ dùng để điều trị viêm bàng quang cấp tái phát hay khi các kháng sinh khác đã thất bại nên không phải là lựa chọn ưu tiên. Thuốc thường được chọn dùng là norfloxacin 400mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên cách nhau 12h. Uống liên tục 3-5 ngày.
2.3. Thuốc chữa viêm bàng quang cho phụ nữ mang thai
Bệnh viêm bàng quang có thể gặp cả ở phụ nữ có thai. Vậy viêm bàng quang uống thuốc gì đối với phụ nữ mang thai? Một số loại thuốc bác sĩ khuyên dùng có thể kể đến là:
- Cephalexin: Viêm 500mg, uống 1-2 viên/lần, ngày 2 lần cách nhau 12h. Uống liên tục trong 7 ngày.
- Amoxicillin + Clavulanate: Hàm lượng 625mg, liều 1 viên/lần, dùng liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày 2 lần cách nhau 12h.
- Nếu cấy có vi khuẩn niệu dương tính (+) tốt nhất là điều trị theo kháng sinh đồ.
Lưu ý: Các nhóm Trimethoprim – Sulfamethoxazole và Fluoroquinolones có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và gây quái thai ngay cả ở những tháng cuối của thai kỳ nên cần tránh sử dụng. Ngoài ra, không nên dùng Nitrofurantoin trong 3 tháng cuối thai kỳ vì sẽ gây nguy cơ tan huyết bẩm sinh.
2.4. Thuốc chữa viêm bàng quang cấp
Mặc dù viêm bàng quang có thể tự khỏi nhưng lại rất dễ tái mắc phải và có thể trở thành viêm bàng quang cấp. Đối với bệnh nhân viêm bàng quang cấp, điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định sau:
- Các thuốc nhóm Quinolon: Viêm 400mg hoặc 500mg, uống 1 viên/lần, ngày 2 lần. Duy trì liên tục từ 10-14 ngày.
- Amoxicillin + Clavulanate: viên 1g, uống 1 lần/viên, ngày 2 lần duy trì trong 10-14 ngày.
- Nếu phát hiện nước tiểu có vi khuẩn niệu dương tính (+) bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Tiến hành loại bỏ nguyên nhân thuận lợi nếu có thể loại bỏ được như lấy sỏi, u, hay sonde hoặc rút sonde bàng quang…
3. Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm bàng quang
Điều trị viêm bàng quang bằng thuốc, dù là loại thuốc nào cũng có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý các điểm sau khi sử dụng thuốc chữa viêm bàng quang.
- Không nên sử dụng thuốc Quinolon cho trẻ nhỏ dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, những người mắc tiền sử co giật.
- Cẩn trọng khi dùng Peflacine với người bị suy gan nặng.
- Người dị ứng với Penicillin cần thận trọng khi dùng nhóm thuốc Beta – Lactam.
- Không nhịn tiểu quá 6 tiếng khi đang dùng thuốc.
- Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày. Đặc biệt, nên uống 1 cốc nước khi vừa ngủ dậy, khi hoạt động thể lực ở ngoài trời hoặc khi thời tiết nóng bức.
- Tránh nhiễm trùng bằng cách vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Mặc quần áo khô thoáng, mặc các loại quần lót chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Bạn cũng có thể kết hợp cách chữa viêm bàng quang tại nhà và sử dụng thuốc theo liệu trình của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh nhất nhé.
4. Kết luận
Viêm bàng quang là bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Việc lựa chọn loại thuốc phù hợp sẽ do bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của từng người. Quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình để tránh tình trạng bệnh tái phát và kháng thuốc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm bàng quang uống thuốc gì? Hãy lưu ngay lại nếu bạn đang cần tìm hiểu về các bệnh lý đường tiết niệu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0876588866 để được hỗ trợ sớm nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận