Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp bạn sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh nguy hiểm, tiềm tàng trong cơ thể. Tuy nhiên trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu có phải nhịn ăn không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra hiện nay. Theo dõi hết bài viết này để có câu trả lời nhé!
Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?
1. Xét nghiệm nước tiểu là gì?
Không chỉ là sản phẩm cuối cùng của quá trình loại bỏ các chất thải và cặn bã trong cơ thể, nước tiểu còn biểu hiện rõ tình trạng sức khỏe của bạn. Thực hiện xét nghiệm nước tiểu là một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi sức khỏe cá nhân.
Thông qua việc theo dõi các chỉ số và thành trong nước tiểu, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường trong quá trình chuyển hoá của cơ thể, giúp theo dõi và chẩn đoán nhiều loại bệnh lý như rối loạn chức năng gan, thận, tiểu đường, bệnh đường tiết niệu và nhiều loại bệnh khác.
2. Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?
Đi xét nghiệm nước tiểu có cần phải nhịn ăn không là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, việc tiêu thụ thức ăn có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó, để có kết quả chính xác nhất, bạn không nên ăn uống trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Trước khi thực hiện xét nghiệm từ 4-6 tiếng, bạn không nên ăn uống bất cứ thứ gì. Vì sau khi thức ăn được hấp thụ sẽ chuyển hoá thành đường glucose và chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Lúc này, nồng độ đường, mỡ trong máu tăng cao. Nếu thực hiện xét nghiệm có thể khiến kết quả bị sai lệch.
Đặc biệt, không được ăn các loại thực phẩm khiến màu sắc nước tiểu thay đổi như các loại quả sẫm màu, rau có màu đỏ… Khi tiến hành phương pháp trực quan xét nghiệm có thể bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán sai lệch.
Ngoài ra, để tránh thời gian nhịn đói kéo dài mệt mỏi bạn nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng. Nếu xét nghiệm vào buổi chiều, người bệnh có thể phải kéo dài thời gian nhịn ăn cả đêm hôm trước và sáng hôm sau, sẽ rất mệt mỏi và dẫn đến thiếu năng lượng cho các hoạt động thường ngày.
3. Xét nghiệm nước tiểu có được uống nước không?
Xét nghiệm nước tiểu có được uống nước không? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra. Câu trả lời là có thể uống nước trước khi xét nghiệm nước tiểu, nhưng bạn nên hạn chế lượng nước nạp vào cơ thể.
Bởi nếu uống quá nhiều nước có thể làm loãng mẫu nước tiểu dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác. Trong một số xét nghiệm nước tiểu như xét nghiệm tìm kiếm đường và protein kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi lượng nước nạp vào. Ngoài ra, việc uống quá nhiều nước có thể khiến bạn cần đi tiểu trước khi lấy mẫu làm chất lượng mẫu nước tiểu không được chuẩn.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên uống một lượng nước vừa đủ để đảm bảo duy trì sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý trước khi xét nghiệm nước tiểu:
- Hạn chế uống nước ít nhất 1 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
- Nên uống nước lọc và tránh uống các loại nước ngọt, cafe, trà hoặc nước trái cây vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Nếu bạn đang theo dõi lượng nước nạp vào cơ thể hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước phù hợp trước khi xét nghiệm.
4. Xét nghiệm nước tiểu cần thực hiện khi nào?
Với vai trò quan trọng như vậy thì khi nào cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu? Sau đây là những trường hợp cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu:
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Xét nghiệm nước tiểu thường là một phần của thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng thể của bạn.
- Nghi ngờ có bệnh về đường tiết niệu: Nếu bạn có các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, đau lưng dưới hoặc đau bụng dưới, bạn nên đi xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nghi ngờ có bệnh tiểu đường: Nếu bạn có các triệu chứng như khát nước quá mức, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, bạn nên đi xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường trong nước tiểu.
- Nghi ngờ có bệnh thận: Nếu bạn có các triệu chứng như sưng tấy ở mắt, chân hoặc tay, nước tiểu có màu nâu sẫm hoặc hồng, bạn nên đi xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra chức năng thận.
- Nghi ngờ có bệnh gan: Nếu bạn có các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, buồn nôn, nôn, chán ăn… bạn nên đi xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra chức năng gan.
- Đang theo dõi một bệnh lý nào đó: Nếu bạn đang được điều trị một bệnh lý nào đó như bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc bệnh cao huyết áp, bạn có thể cần phải xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai thường được xét nghiệm nước tiểu định kỳ để theo dõi sức khỏe của thai nhi và phát hiện sớm các biến chứng thai kỳ.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi xét nghiệm nước tiểu trong một số trường hợp:
- Tiếp xúc với người bị bệnh truyền nhiễm qua đường tiết niệu.
- Đang sử dụng một số loại thuốc nhất định.
- Có tiền sử bệnh sỏi thận.
- Có hệ miễn dịch yếu.
Xét nghiệm nước tiểu thường là một xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm này tại phòng khám hoặc bệnh viện. Kết quả xét nghiệm nước tiểu thường có sẵn trong vòng vài ngày. Bác sĩ sẽ thông báo kết quả xét nghiệm với bạn và giải thích ý nghĩa của chúng. Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn nên nhịn ăn và làm xét nghiệm vào buổi sáng để kết quả được chính xác nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận