Viêm đường tiết niệu có lây không? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là những người đang mắc bệnh này. Mặc dù viêm đường tiết niệu không phải là bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hay đường tình dục nhưng người bệnh vẫn có thể mắc phải nếu không biết cách phòng ngừa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết để bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Viêm đường tiết niệu có lây không?
1. Viêm đường tiết niệu có lây không?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng một hay nhiều cơ quan trong hệ tiết niệu bị viêm có thể nguyên nhân do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn… đe dọa tính mạng của người bệnh.
Vậy viêm đường tiết niệu có lây không? Bệnh viêm đường tiết niệu không thuộc vào nhóm bệnh lây qua đường tình dục. Thế nhưng, vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể lây lan nếu người bệnh quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt khi quan hệ qua đường hậu môn. Tư thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn gây bệnh lậu, chlamydia, herpes xâm nhập vào đường tiết niệu.
Ngoài ra, viêm đường tiết niệu không lây từ người này sang người khác. Xét về lý thuyết, vi sinh vật có khả năng truyền từ bệ ngồi bồn cầu sang mông và đùi rồi lan tới bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, trên thực tế hình thức lây nhiễm này rất khó xảy ra.
2. Viêm đường tiết niệu lây nhiễm như thế nào?
Con đường lây lan chủ yếu của những vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn từ hậu môn hoặc các bộ phận sinh dục của người bệnh có thể di chuyển từ dương vật hoặc âm đạo của đối tác.
Viêm đường tiết niệu ở nữ có lây không?
Bên cạnh đó, hoạt động tình dục có thể đẩy các vi khuẩn vào sâu bên trong đường tiết niệu hơn, góp phần làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Khi quan hệ tình dục, nước tiểu sẽ bị ứ đọng lại trong bàng quang, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn khác gây bệnh và phát triển mạnh.
Ngoài ra, khi bị viêm đường tiết niệu mà vẫn duy trì quan hệ tình dục bằng miệng có thể làm lây lan vi khuẩn tại vùng khoang miệng, gây nhiễm trùng thứ cấp. Do đó, người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng quan hệ tình dục trong thời gian viêm đường tiết niệu để tránh vi khuẩn có cơ hội lây lan rộng.
=> Xem thêm: Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
3. Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu
Tùy vào vị trí viêm nhiễm và giới tính, viêm đường tiết niệu ở nam và nữ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
3.1. Dấu hiệu nhận biết biêm đường tiết niệu ở nam
Với nam giới, tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường ít xảy ra hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, nam giới bị viêm đường tiết niệu thường kèm theo các yếu tố nguy hiểm khác như sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản.
Ngoài ra, đi kèm đi kèm với các triệu chứng điển hình của bệnh, nam giới còn có thể:
- Tiểu rát, tiểu buốt và tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Nước tiểu có mùi hôi nồng, có máu hoặc mủ kèm theo.
- Cảm thấy khó chịu bởi các cơn đau tức, kéo dài ở vị trí hạ vị.
- Khi bệnh trở nặng, dương vật có thể ngứa ngáy, căng tức. Khi thức dậy vào buổi sáng, đầu dương vật sẽ có mủ kèm mùi hôi.
- Viêm đường tiết niệu kéo dài có thể gây rối loạn giấc ngủ, rét run, môi khô, tiều tụy hốc hác…
3.2. Cách nhận biết viêm đường tiết niệu ở nữ
Khi bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới, người bệnh có các dấu hiệu điển hình như:
- Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt nhiều lần liên tục, cảm giác tiểu không hết dẫn đến cảm giác sợ đi tiểu, sợ uống nước.
- Lượng nước thải ra mỗi lần đi tiểu rất ít, gần như không có. Trong lúc tiểu, người bệnh cảm thấy đau tức vùng bụng dưới, khu vực xương chậu.
- Nước tiểu thay đổi màu, có mùi nồng và hôi. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể tiểu ra máu.
- Một số trường hợp, nữ giới bị viêm đường tiết niệu có cảm giác bị đau vùng hố thắt lưng và bụng dưới. Đây là vị trí tương ứng với thận, niệu quản. Cảm giác này sẽ thường xuyên xảy ra nếu cơ thể người bệnh nhiễm trùng nặng.
- Viêm đường tiết niệu sẽ gây tình trạng nhiễm trùng toàn thân, người bệnh sẽ sốt từ mức độ nhẹ đến sốt cao kèm nôn ói. Thế nhưng, đây là dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác, do đó cần theo dõi thêm.
=> Xem thêm: Cách chữa viêm đường tiết niệu cho nữ tại nhà
Bệnh viêm đường tiết niệu có lây được không?
4. Cách ngăn ngừa và phóng tránh viêm đường tiết niệu
Để ngăn ngừa và phòng tránh viêm đường tiết niệu, bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp sau:
Thay đổi thói quen đi tiểu
Đi tiểu được xem là một hành động giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Đi tiểu thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bệnh nên uống nhiều nước để giúp việc lọc bỏ các vi khuẩn ra khỏi đường niệu được dễ dàng hơn.
Đặc biệt, người bệnh nên hạn chế những thực phẩm gây kích thích đường tiết niệu như rượu, nước trái cây có nguồn gốc cam quýt, đồ uống chứa caffeine, thức ăn cay.
Người bệnh cũng nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Điều này có thể giúp loại bỏ những vi khuẩn có thể có trong lúc quan hệ. Chị em cũng có thể rửa sạch vùng kín bằng nước ấm trước khi quan hệ tình dục.
Thay đổi biện pháp tránh thai
Một số chị em có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn nếu họ sử dụng màng ngăn để tránh thai. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyên các chị em nên đổi sang một biện pháp ngừa thai khác có hiệu quả tương tự hoặc cao hơn.
Sử dụng chất bôi trơn trước khi quan hệ tình dục
Nhiều chị em bị khô âm đạo và có sử dụng chất bôi trơn trong khi quan hệ tình dục. Bác sĩ khuyên rằng nên sử dụng chất bôi trơn gốc nước. Ngoài ra, nên tránh chất diệt tinh trùng nếu thường xuyên bị nhiễm trùng tiểu.
Thay quần áo
Người bị viêm đường tiết niệu, đặc biệt là chị em phụ nữ nên tránh mặc đồ lót bó sát và ẩm ướt. Nên dùng đồ lót làm bằng chất liệu cotton có độ thấm hút mồ hôi tốt. Việc này giúp cho vùng kín được khô thoáng, ngăn vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu, tránh tình trạng nhiễm trùng.
Cách ngăn ngừa lây nhiễm viêm đường tiết niệu ở nam và nữ giới
Thói quen vệ sinh lành mạnh
Người bệnh cũng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu bằng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ. Do cấu tạo niệu đạo ỏ nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới nên vi khuẩn E.coli rất dễ di chuyển từ trực tràng trở lại cơ thể. Để tránh điều này, sau khi đi tiểu, chị em nên lau sạch từ trước ra sau.
Đặc biệt, trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em càng cần vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên, không sử dụng chất khử mùi.
Ngoài ra, nên chú ý các việc sau để tránh bị viêm đường tiết niệu:
- Không thụt rửa, sử dụng thuốc xịt hoặc bột vệ sinh phụ nữ. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa nước hoa trong vùng kín.
- Hạn chế sử dụng bồn tắm, nên dùng vòi hoa sen khi tắm.
- Tránh dùng sữa tắm cho vùng kín.
- Vệ sinh vùng sinh dục và hậu môn trước và sau khi sinh hoạt tình dục.
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục. Uống 2 cốc nước sau khi sinh hoạt tình dục có thể giúp thúc đẩy quá trình đi tiểu.
- Lau khô vùng kín từ trước ra sau sau khi tắm và đi vệ sinh.
- Thay quần lót ít nhất 1 lần 1 ngày.
Chế độ ăn uống hợp lý
Những thay đổi trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu như:
- Uống nhiều nước, duy trì từ 2-4 lít nước mỗi ngày.
- Không uống các chất lỏng gây kích thích bàng quang như rượu, bia, caffeine…
- Uống men tiêu hóa có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng (đối với phụ nữ tiền mãn kinh).
Trên đây là những giải đáp về viêm đường tiết niệu có lây không?. Mặc dù viêm đường tiết niệu mặc dù không phải là bệnh lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc thông thường, nhưng vẫn có khả năng lây lan, đặc biệt qua đường tình dục. Để bảo vệ bản thân, hãy luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, uống đủ nước, đi tiểu thường xuyên và quan hệ tình dục an toàn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến số hotline 087 658 8866 để được giải đáp nhanh nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận