Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến
Biên tập: Ngọc Linh
Một số trẻ khi đi tiểu thường khó tiểu, mỗi lần đi tiểu thường phải rặn mới có thể đi tiểu được, tia nước tiểu yếu. Vậy trường hợp trẻ sơ sinh đi tiểu hay rặn và khóc có sao không? Liệu có nguy hiểm? Tình trạng này phải điều trị như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Triệu chứng của trẻ sơ sinh đi tiểu hay rặn và khóc là gì?
Nếu trẻ sơ sinh đi tiểu hay rặn và khóc có kèm theo các triệu chứng như trẻ hay đi tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm, bị són nhiều lần trong ngày, nước tiểu có màu trắng đục, trẻ đi tiểu có cặn đục màu trắng, nước tiểu có mùi khai và nặng mùi hơn bình thường, trẻ sơ sinh đi tiểu ra máu,…
Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng kèm bé rặn khi đi tiểu có thể là do bé chưa bú đủ sữa hoặc các nguyên nhân bệnh lý: Viêm gan, tán huyết, nghẽn đường mật,…thì nên cho trẻ đi khám.
Đặc biệt nhiều bé rặn khi đi tiểu, quấy khóc, la hét khi đi tiểu, bé trai, bé gái đi tiểu kêu đau vùng hạ vị, đau vùng thắt lưng, hố thận, thường xuyên đau âm ỉ kèm sốt (có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao), có trẻ sốt trên 39 độ trong nhiều ngày bắt buộc cần nhập viện để biết được tình hình và sớm theo dõi.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ sơ sinh đi tiểu hay rặn và khóc?
Rối loạn tiểu tiện là một triệu chứng có tính khái quát cao và các biểu hiện của nó rất đa dạng. Các bệnh lý về hệ tiết niệu có những biểu hiện khác nhau là đi tiểu bất thường. Cụ thể, các biểu hiện bất thường về tiểu tiện bao gồm: Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu khó, tiểu buốt, nhỏ giọt, đái dầm, nước tiểu đục, tiểu máu,…
Trong đó, các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay quấy khóc, đi tiểu phải rặn có thể kể đến như:
- Thứ nhất, do bé chưa hình thành thói quen đi tiểu. Đặc biệt là bé sơ sinh dưới 12 tháng hầu như không có khả năng kiểm soát lượng nước tiểu. Khi mẹ ép trẻ đi tiểu sẽ dễ khiến trẻ trở nên căng thẳng và quấy khóc;
- Thứ hai, do thay bỉm chậm hoặc do dị ứng với bỉm. Điều này dễ gây viêm nhiễm hệ tiết niệu hoặc mắc các bệnh dị ứng ngoài da, lúc này bé rất dễ bị tiểu rắt, tiểu khó. Khi chưa biết nói thì bé sẽ biểu hiện cảm xúc khó chịu của mình bằng việc khóc;
- Thứ ba, khi bé bú ít sữa và nhiệt độ môi trường quá cao sẽ dễ làm tăng khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu và dẫn đến trẻ sơ sinh đi tiểu hay rặn và khóc.
Y học phương Đông cho rằng các chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có tình trạng khó tiểu là do thấp nhiệt, khí nóng dồn xuống bàng quang, bàng quang khí hóa bất thường và thận khí suy yếu. Do đó, để giải quyết tận gốc chứng bí tiểu thì phải cân bằng âm dương trong cơ thể, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, bổ thận.
Bạn đang gặp phải vấn đề như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.
3. Đi tiểu phải rặn là bệnh gì? Trẻ sơ sinh đi tiểu hay rặn có sao không?
Thực tế, tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc phải viêm đường tiết niệu chỉ đứng sau các chứng viêm đường hô hấp và bệnh tiêu hóa. Ngay cả ở những trẻ nhỏ cũng có khả năng mắc các chứng bệnh này. Trong tất cả các triệu chứng cảnh báo viêm đường tiết niệu thì triệu chứng khó tiểu, bí tiểu, trẻ sơ sinh rặn khi đi tiểu, đi tiểu khó là một trong những dấu hiệu đầu tiên.
Vậy trẻ sơ sinh đi tiểu hay rặn có sao không? Nếu mà bạn phát hiện trẻ thường xuyên rặn khi đi tiểu khả năng bé mắc một số bệnh lý như: Viêm đường tiết niệu hoặc mắc các dị tật bẩm sinh như bé trai đái rặn do hẹp bao quy đầu, dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh, sỏi bàng quang, niệu quản,…
Hoặc ở một số bé, do ăn uống không khoa học, có thể ăn quá nhiều đồ cay nóng, ăn ít rau cũng dẫn tới tình trạng cơ thể mất cân bằng âm dương, dương khí hạ hãm, áp vào thành bàng quang khiến ống dẫn tiểu nhỏ lại, gây tiểu ít, tiểu khó, rặn khi đi tiểu, trẻ rùng mình khi đi tiểu. Với trẻ sơ sinh đi tiểu hay rặn và khóc cũng là vấn đề bố mẹ cần lưu tâm.
Ngoài ra, khi trẻ mắc các bệnh gây suy giảm sức đề kháng như mắc virus cúm, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da, tiêu chảy mất nước, trẻ suy dinh dưỡng kéo dài, trẻ bị táo bón thường xuyên, điều kiện vệ sinh kém, trẻ hay nhịn tiểu hoặc uống ít nước cũng dễ mắc các bệnh viêm đường tiết niệu khiến bé hay khóc khi đi tiểu.
4. Cách chăm sóc và ngừa bệnh đường tiểu cho trẻ nhỏ
Khi phát hiện bé hay rặn khi đi tiểu, trẻ sơ sinh đi tiểu khó thì phụ huynh có thể cho con đi khám. Nếu tình trạng bé đi tiểu rặn nhẹ có thể điều trị tại nhà, đồng thời tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.
Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin bằng các loại nước ép trái cây, rau xanh để nâng cao sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, nên hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách để tránh tình trạng bé đi tiểu khó phải rặn.
Bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày để tránh táo bón các bậc cha mẹ nhé! Vì táo bón cũng có thể gây chèn ép bàng quang khiến bé hay rặn đỏ mặt khi đi vệ sinh với biểu hiện là tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày,…
Với trẻ nhỏ còn đóng bỉm, phụ huynh nên chú ý việc vệ sinh và những sinh hoạt hàng ngày của bé, nên lau khô và thay tã ngay sau trẻ đi vệ sinh, chú ý khi thay bỉm nên để ý nước tiểu của bé khi khô có màu trắng hay có cặn trắng mỗi lần thay bỉm hay không.
Với bé gái, nên vệ sinh từ trước ra sau (vệ sinh từ lỗ tiểu ra sau hậu môn) từ đó tránh vi khuẩn gây nhiễm trùng ngược dòng. Với bé trai đi tiểu phải rặn, đặc biệt là bé trai 1 tháng tuổi rặn khi đi tiểu, quan sát khi trẻ đi tiểu nếu phồng bao quy đầu hoặc tia nước tiểu yếu. Khi thấy tình trạng bé trai đi tiểu kêu đau thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm.
5. Giải pháp “vàng” giúp điều trị các bệnh đường tiểu cho trẻ từ 1 tuổi
Bên cạnh các biện pháp trị bí tiểu, khó đi tiểu cho trẻ ở trên, hiện nay, nhiều chuyên gia khuyên bố mẹ nên tham khảo cho con sử dụng thuốc điều trị thảo dược để mang lại hiệu quả và an toàn cho trẻ. Trong đó, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được đánh giá cao do cơ chế trị bệnh từ tận gốc đó là giúp bổ thận, cân bằng âm dương trong cơ thể, tăng cường chức năng chế ước bàng quang.
Sản phẩm được bào chế dạng si-rô với 100% thảo dược an toàn, lành tính như: Đảng sâm, Đương quy, Phục linh, Tang phiêu tiêu,…có tác dụng cân bằng âm dương cho cơ thể, củng cố chức năng chế ước của bàng quang, tăng cường chức năng thận, giúp hệ tiết niệu khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh giúp chữa khỏi chứng tiểu khó, đi tiểu phải rặn ở trẻ nhỏ hiệu quả, an toàn.
Thuốc được bào chế dưới dạng siro thảo dược dễ sử dụng, mùi dễ chịu, hoàn toàn an toàn cho trẻ nhỏ, phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên đến người lớn.
Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, thuốc trị đái dầm Đức Thịnh đã nhận được đánh giá cao của các chuyên gia và người dùng. Sản phẩm được bình chọn là “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2022” và nhiều giải thưởng danh giá khác.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến câu hỏi Trẻ sơ sinh đi tiểu hay rặn và khóc. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
20/03/2023 at 10:24
Cho em hỏi Bé 4,5 tháng mấy hôm nay bé hay rặn để tiểu, thậm chí lúc ti cũng rặn là bị sao vậy ạ?
29/03/2023 at 14:23
trường hợp bé rặn khi đi đi tiểu và rặn khi bú có thể do viêm đường tiểu, nên đưa bé đi khám