Cách điều trị tình trạng tiểu rắt ở trẻ em hiệu quả và nhanh chóng cha mẹ cần biết

Ngày viết: 17/09/2022 - Cập nhật ngày 28/12/2023.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ

Biên tập: Khánh Toàn

Bị tiểu rắt ở trẻ em là hiện tượng không quá xa lạ, gây ra nhiều phiền phức trong sinh hoạt cho trẻ. Không những thế, tiểu rắt liên quan đến nhiều bệnh lý như suy giảm chức năng thận, viêm đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu ở bé trai,…ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Do vậy khi thấy trẻ có bất kỳ vấn đề bất thường ở hệ tiết niệu, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đứa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và chữa trị sớm. Cùng đọc bài viết này để biết nguyên nhân trẻ bị tiểu rắt và cách điều trị nhé!

1. Triệu chứng trẻ em bị tiểu rắt

Nguyen nhan va cach dieu tri tre bi tieu rat

Trẻ em bị đái rắt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tiểu rắt ở trẻ là tình trạng trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu thải ra rất ít. Trẻ luôn có cảm giác buồn tiểu dù vừa đi tiểu xong.

Số lần đi tiểu trong ngày tùy thuộc vào độ tuổi, chế độ ăn của trẻ. Nếu trẻ đi tiểu quá nhiều và chỉ một chút nước tiểu thì cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Khi trẻ bị tiểu rắt do bệnh lý thường có những biểu hiện sau:

  • Tăng cảm giác buồn tiểu, tiểu không hết, không kiểm soát được lượng nước tiểu;
  • Tiểu buốt: đau bộ phận sinh dục khi đi tiểu;
  • Nước tiểu bất thường: màu đục, màu hồng hoặc đỏ, có mùi hôi khó chịu,…;
  • Đau bụng, vùng lưng hông, bàng quang căng tức, khó tiểu;
  • Ở trẻ nhỏ có thể sốt cao, bỏ bú mẹ, sụt cân, quấy khóc, chán ăn, tiểu nhiều về đêm,…
Trẻ đi tiểu nhiều lần, nhanh buồn tiểu,...là những triệu chứng điển hình khi trẻ con bị tiểu rắt

Trẻ đi tiểu nhiều lần, nhanh buồn tiểu,…là những triệu chứng điển hình khi trẻ con bị tiểu rắt

2. Trẻ bị tiểu rắt phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đái dắt ở trẻ

Tiểu rắt là tình trạng trẻ đi tiểu lắt nhắt, mỗi lần tiểu rất ít, có khi đi tiểu chỉ có vài giọt nước tiểu. Có nhiều nguyên nhân khiến em bé bị tiểu rắt, hoặc do uống nhiều nước, sữa, chế độ sinh hoạt hoặc cũng có thể do bệnh lý nào đó.

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Trẻ bị tiểu rắt có thể xuất phát từ những lý do sau:

  • Trẻ uống nhiều nước, sữa hoặc ăn nhiều cháo, nhất là ban đêm;
  • Trẻ uống nước ngọt, đồ uống có gas;
  • Trẻ sử dụng các thực phẩm có chất lợi tiểu như nước mía, canh rau cải,…;
  • Trẻ bị căng thẳng tâm lý: bị cha mẹ mắng, sợ hãi,…;
  • Trẻ bị nóng trong người.
Nước ngọt, đồ uống có gas là đồ uống yêu thích của trẻ nhưng chúng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị tiểu rắt

Nước ngọt, đồ uống có gas là đồ uống yêu thích của trẻ nhưng chúng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị tiểu rắt

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ bị đi tiểu rắt là bệnh gì? Tình trạng tiểu rắt thường xuyên, không suy giảm dù đã áp dụng các biện pháp hạn chế đồ uống lợi tiểu,…thì có thể trẻ đang gặp vấn đề bệnh lý dưới đây:

  • Thận yếu, suy giảm chức năng thận: nước tiểu xuống bàng quang nhỏ giọt khiến trẻ nhanh buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt;
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Khi mắc bệnh này, ngoài tiểu rắt, trẻ còn bị đau bụng, tiểu buốt,…;
  • Viêm bàng quang: vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài qua niệu đạo lên bàng quang và gây viêm nhiễm;
  • Hẹp bao quy đầu ở bé trai.

Bạn đang gặp phải tình trạng tiểu rắt như thế nào? Hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn chính xác nhất!

nút tư vấn cho tôi - Đái dầm Đức Thịnh

3. Cảnh báo tình trạng nguy hiểm khi trẻ bị tiểu rắt

Như đã nói ở trên, trẻ bị tiểu rắt thường xuyên đa phần là do bệnh lý. Cụ thể như sau:

3.1. Suy thận

Suy thận có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu do bẩm sinh hoặc một số tổn thương ở thận và đường dẫn niệu. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 40% trường hợp suy thận là do dị tật bẩm sinh và 60% là do các bệnh lý khác.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh suy thận:

  • Bé tiểu rắt: tiểu nhiều lượng nước tiểu mỗi lần rất ít;
  • Nước tiểu đục, có thể màu hồng hoặc đỏ;
  • Đau rát vùng kín khi đi tiểu;
  • Mắt sưng sau khi ngủ dậy: tùy thuộc mức độ bệnh mà tình trạng phù nề không giống nhau.
Suy thận do dị tật bẩm sinh hoặc tổn thương ở thận, đường dẫn niệu gây ra tiểu rắt

Suy thận do dị tật bẩm sinh hoặc tổn thương ở thận, đường dẫn niệu gây ra tiểu rắt

3.2. Viêm đường tiết niệu

Trẻ bị đái dắt/tiểu rắt là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu hay còn gọi là viêm đường tiểu. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là vi khuẩn E.coli xâm nhập vào hệ tiết niệu gây viêm nhiễm. Bé gái bị tiểu rắt nhiều hơn ở bé trai bởi bé gái có cấu tạo niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần hậu môn vì vậy nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đường tiểu ở trẻ em:

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường nhưng nước tiểu ít, rất nhanh buồn tiểu, luôn có cảm giác muốn đi tiểu;
  • Nước tiểu mùi hôi, có màu vàng đậm hoặc màu đỏ;
  • Đau buốt vùng kín, vùng bụng dưới rốn, thắt lưng;
  • Trẻ sốt cao, chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi.
Tiểu rắt là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu

Tiểu rắt là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu

3.3. Viêm bàng quang

Theo thống kê, hệ tiết niệu là cơ quan dễ nhiễm bệnh thứ ba chỉ sau hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Viêm bàng quang ở trẻ chủ yếu là do vi khuẩn E.coli, virus Adenovirus và một số lý do khác như dị tật bẩm sinh, nhịn tiểu lâu ngày,…

Triệu chứng thường gặp:

  • Rối loạn tiểu tiện: bé bị đái dắt, đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu buốt,…;
  • Bàng quang căng tức, đau bụng dưới rốn, đau vùng trên xương mu;
  • Quấy khóc, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi;
  • Tiểu ra máu hoặc mủ, đục, sốt nhẹ,…

3.4. Bé trai bị tiểu rắt do hẹp bao quy đầu

Theo thống kê, có khoảng 10% trẻ em Việt Nam gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu. Đây là tình trạng bao da bó chặt lại toàn bộ quy đầu. Khi trẻ lớn hơn, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu nhưng trẻ bị hẹp bao quy đầu thì không thể tự tuột ra được.

Hẹp bao quy đầu ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện của trẻ như tiểu rắt, khó tiểu, dòng nước tiểu yếu,…

Triệu chứng khác:

  • Tiểu không hết, nước tiểu rỉ từ từ do lỗ bao quy đầu của trẻ quá nhỏ;
  • Bé trai đi tiểu kêu đau. Bao quy đầu sưng tấy, không thể lộn hoặc khó lộn ra.
Bé trai bị tiểu dắt do hẹp bao quy đầu, bao quy đầu dài

Bé trai bị tiểu dắt do hẹp bao quy đầu, bao quy đầu dài

4. Trẻ bị tiểu rắt phải làm sao?

Một số cách trị tiểu rắt đơn giản và hiệu quả tại nhà giúp cải thiện tình trạng trẻ em bị tiểu rắt như:

  • Đảm bảo cho trẻ uống đủ 1,5 – 2 lít nước vào ban ngày gồm nước lọc, nước canh, nước ép trái cây,…Hạn chế uống nước vào buổi tối;
  • Không cho trẻ uống cafe, nước chè, nước ngọt có gas,…;
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có tính acid cao như cam, bưởi, khế, đồ muối chua như dưa muối, cà muối,…Vì có thể gây kích ứng bàng quang khiến trẻ đi tiểu dắt;
  • Hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều muối, nhiều đường hóa học vì chúng kích ứng thận và bàng quang.
Làm gì khi trẻ bị tiểu rắt? Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng, nhiều muối, đường hóa học để tránh kích ứng bàng quang

Làm gì khi trẻ bị tiểu rắt? Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng, nhiều muối, đường hóa học để tránh kích ứng bàng quang

5. Cách chữa bệnh bị tiểu rắt ở trẻ em

Bé bị đái rắt phải làm sao? Khi trẻ bị tiểu rắt thường xuyên, có đi kèm các triệu chứng bất thường khác thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị. Một số cách chữa tiểu rắt an toàn và hiệu quả cho trẻ như:

5.1. Cách chữa bị tiểu rắt ở trẻ nhỏ bằng phương pháp dân gian

Nếu tình trạng bệnh nhẹ mới khởi phát, cha mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ và một số phương pháp điều trị tiểu rắt ở trẻ em tại nhà theo một số biện pháp dân gian như:

  • Râu ngô: Râu ngô vị ngọt, tính mát, mùi thơm dịu, dễ dùng với trẻ em. Rửa sạch râu ngô đun lấy nước cho trẻ uống thay nước lọc hàng ngày;
  • Rau má: Rau má tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng để trị đái rắt ở trẻ an toàn. Cha mẹ có thể rửa sạch rau má, xay lấy nước cho trẻ uống;
  • Giá đỗ: Giá đỗ vị ngọt, tính hàn, tác dụng thông tiểu, giải độc, mát gan. Dùng nước giá đỗ luộc hoặc chế biến thành món ăn hấp dẫn như nộm giá đỗ chua ngọt, giá đỗ xào lòng mề gà,…vừa làm cho chế độ ăn của trẻ phong phú vừa trị tiểu rắt, tiểu són ở trẻ em hiệu quả;
  • Rau mồng tơi: Mồng tơi vị chua ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc. Có thể chế biến mồng tơi thành nhiều món ăn cho trẻ như mồng tơi xào, mồng tơi luộc lấy nước uống,…;
  • Bột sắn dây: Sắn dây có vị ngọt, mát, thông tiểu, giải độc. Pha bột sắn dây với nước ấm cho trẻ uống hoặc dùng bột sắn dây nấu chè vừa là món ăn giải nhiệt mùa hè vừa chữa bệnh tiểu rắt hiệu quả;
  • Bí đao, bầu: Bí đao, bầu tính mát, thanh nhiệt, bổ sung chất xơ. Có thể dùng bí đao hoặc bầu để luộc, nấu canh xương để hỗ trợ điều trị tiểu rắt ở trẻ.
Trẻ bị đái dắt uống gì? Cách chữa đái rắt cho trẻ em dùng râu ngô đơn giản, dễ làm

Trẻ bị đái dắt uống gì? Cách chữa đái rắt cho trẻ em dùng râu ngô đơn giản, dễ làm

5.2. Thuốc điều trị tình trạng bị tiểu rắt ở trẻ em bằng Tây Y

Bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và sử dụng khi bé bị đi tiểu rắt do sinh lý. Với trường hợp tiểu rắt do bệnh lý, kéo dài và kèm triệu chứng sốt, đau bụng, nước tiểu đục,…thì các bác sĩ sẽ dùng phương pháp khác. Vậy trẻ bị đái rắt uống thuốc gì? Một số phương pháp được sử dụng để điều trị tiểu rắt ở trẻ như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Panadol, Ibuprofen,…để giảm tình trạng đau buốt bộ phận sinh dục, đau bụng, đau lưng,…;
  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Penicillin, Cephalosporin,…trong trường hợp trẻ mắc viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang do vi khuẩn gây ra;
  • Phẫu thuật với bé trai hẹp bao quy đầu hoặc dài bao quy đầu.
Thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm được dùng điều trị tiểu rắt trong một số trường hợp

Thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm được dùng điều trị tiểu rắt trong một số trường hợp

Cách chữa đái dắt cho trẻ sử dụng thuốc Tây có khả năng gây hại cho sức khỏe tổng thể của trẻ. Do vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý không được tự ý mua thuốc điều trị và phải có kê đơn và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

5.3. Điều trị tình trạng bị tiểu rắt ở trẻ em với bài thuốc Đông y gia truyền

Sử dụng thảo dược Đông Y điều trị tiểu rắt vừa mang đến hiệu quả lâu dài và đảm bảo an toàn cho trẻ, đây là phương pháp được nhiều cha mẹ lựa chọn hiện nay. Một số bài thuốc trị tiểu rắt được cha mẹ tin dùng là Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh của Nhà thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường có hơn 200 năm lịch sử.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC lâu năm trên thị trường có tác dụng bổ thận, bổ khí huyết, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, điều hòa hệ thần kinh thực vật, khắc phục triệt để chứng tiểu rắt, tình trạng bé bị tiểu buốt, tiểu đêm, đái dầm,…

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được điều chế hoàn toàn từ thảo dược: Đương quy, Đẳng sâm, Tang phiêu tiêu, Phục linh, Quy bản,…Do đó, thuốc tuyệt đối an toàn với trẻ em.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh hỗ trợ điều trị tiểu rắt ở trẻ

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh hỗ trợ điều trị tiểu rắt ở trẻ

nút đặt mua ngay - Đái dầm Đức Thịnh

Thuốc được sản xuất thành dạng siro thảo dược, mùi thơm dễ sử dụng, không gây nôn trớ với trẻ em.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng trẻ bị tiểu rắt và giải đáp thắc mắc nguyên nhân cũng như cách điều trị an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết này hữu ích cho các bậc phụ huynh có con bị tiểu rắt. Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, cha mẹ cần cho trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân và tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Cha mẹ muốn được tư vấn về bệnh tiểu rắt ở trẻ hoặc muốn biết thêm bất kỳ thông tin gì về sản phẩm, hãy để lại thông tin tại Form đăng ký tư vấn dưới đây hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866. Các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    6 Bình luận cho bài viết “Cách điều trị tình trạng tiểu rắt ở trẻ em hiệu quả và nhanh chóng cha mẹ cần biết”

    1. Phạm Thị Ngát
      31/05/2022 at 14:48

      Em cho bé dùng thuốc bên mình 1 liệu trình đỡ hẳn rồi ạ. cám ơn nhà thuốc nhé! <3

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        31/05/2022 at 14:49

        Dạ. Cám ơn bạn đã tin dùng sản phẩm. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ nhé!

    2. Võ Thị Phương
      20/04/2022 at 22:23

      Dạ cho e hỏi chút. Bé nhà em 5 tuổi ạ. Mỗi lần đi học ở lớp cháu cứ 5_10 phút là đi tiểu 1lần. Cháu đi khám thì k có vấn đề gì hết .mà do tâm lý thôi ạ. Vậy cho e hỏi giờ điều trị tâm lý cho bé như thế nào ạ. Em xin cảm ơn.

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        20/04/2022 at 22:24

        Chào bạn. Một số trẻ hay đi tiểu lắt nhắt do căng thẳng trước những thay đổi trong cuộc sống như thay đổi nhà ở, chuyển lớp, gặp bạn mới, xem phim kinh dị,… Nếu không kèm các triệu chứng của bệnh đường tiết niệu như đau buốt, quấy khóc, sốt, bỏ ăn,… thì bạn nên tìm nguyên nhân khiến trẻ căng thẳng để có biện pháp khắc phục nhé! Chúc bạn và gia đình mạnh khoẻ!

    3. HòaBg
      17/05/2021 at 17:18

      Con nhà em 8 tuổi, thường xuyên buồn tiểu mà mỗi lần đi rất ít nước tiểu. ngoài ra cháu còn bị đau bụng, ăn uống kém. Tư vấn giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ.

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        17/05/2021 at 17:19

        Chào anh/chị. Theo như tình hình trên thì bé có thể bị viêm đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang ạ. Anh/chị nên đưa bé đi thăm khám sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nhé!

    Gửi ý kiến của bạn