Hội chứng bàng quang kích thích ở trẻ em là một hội chứng của hệ tiết niệu do rối loạn sự hoạt động của cơ thắt bàng quang và niệu đạo. Rối loạn đường tiểu bao gồm một số triệu chứng như tiểu không kiểm soát, đái dầm, rò rỉ nước tiểu,…Những bệnh tiểu này ở trẻ ảnh hưởng lớn tới tâm lý và sự phát triển của trẻ. Vì thế cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi trẻ đi tiểu. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết cha mẹ nhé.

Hội chứng bàng quang kích thích ở trẻ em là biểu hiện của sự rối loạn co thắt bàng quang
1. Triệu chứng bàng quang kích thích ở trẻ em là gì?
Thận sản xuất nước tiểu và xuống bàng quang. Bàng quang là một túi chứa và giữ nước tiểu. Bàng quang chứa được bao nhiêu nước tiểu còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ càng lớn thì dung tích bàng quang sẽ tăng dần.
- Trẻ sơ sinh: 30 – 60ml
- Trẻ bú mẹ: 60 – 100ml
- Trẻ 5 tuổi: 100 – 200ml
- Trẻ 10 tuổi: 150 – 350ml
- Trẻ 15 tuổi: 200 – 400ml
Số lần đi tiểu bình thường ở trẻ trên 5 tuổi khoảng 6 – 8 lần, trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ nhiều hơn bởi thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ hoặc cháo khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn.
Những thay đổi trong quá trình đi tiểu như tiểu trên 8 lần mỗi ngày, đái dầm, tiểu không tự chủ, rò rỉ nước tiểu không kiểm soát, khó tiểu, bí tiểu,…đều được coi là rối loạn tiểu tiện.
Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có thể gặp ở nhiều độ tuổi của trẻ nhưng bài viết này tập trung chủ yếu vào trẻ 5 tuổi bởi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các cơ quan chưa phát triển toàn diện cũng như chưa có kiểm soát nhất định về việc đi tiểu.

Rối loạn đường tiểu gặp ở nhiều lứa tuổi của trẻ nhưng phần lớn là ở trẻ trên 5 tuổi
2. Nguyên nhân gây hội chứng bàng quang kích thích ở trẻ em
Hội chứng bàng quang kích thích ở trẻ em bao gồm những triệu chứng sau:
- Triệu chứng liên quan đến lưu trữ nước tiểu: Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, rò rỉ nước tiểu, đái dầm, tiểu không tự chủ.
- Triệu chứng khi đi tiểu: Khó đi tiểu, bí tiểu, tiểu ngắt quãng, dòng nước tiểu yếu, tiểu lâu.
- Triệu chứng sau khi đi tiểu: Cảm giác tiểu không hết bãi, tiểu nhỏ giọt.
Dưới đây là những chứng rối loạn tiểu tiện ở trẻ em phổ biến nhất:
2.1. Đái dầm
Đái dầm là tình trạng trẻ tiểu không kiểm soát trong lúc ngủ. Bàng quang không kiểm soát được khiến nước tiểu tự rò rỉ ra ngoài.
Ở trẻ dưới 5 tuổi, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển đầy đủ, bàng quang cũng chưa phát triển hoàn chỉnh do đó việc đái dầm là bình thường. Nhưng khi trẻ 5 tuổi vẫn đái dầm và đi tiểu không kiểm soát thì có thể do nhiều nguyên nhân khác.

Đái dầm là chứng rối loạn tiểu tiện ở trẻ em hay gặp nhất
2.2. Tiểu không tự chủ, tiểu són
Tiểu không tự chủ, tiểu són đều là tình trạng tiểu không kiểm soát xảy ra nhiều hơn 2 lần mỗi tháng kể cả lúc trẻ ngủ lẫn lúc thức.
Tiểu không tự chủ được chia thành 2 loại là tiểu không tự chủ hoàn toàn và tiểu không tự chủ không hoàn toàn:
- Tiểu không tự chủ hoàn toàn: Nước tiểu rỉ ra thường xuyên, không có phản xạ buồn tiểu và muốn đi tiểu.
- Tiểu không tự chủ không hoàn toàn: Trẻ có cảm giác buồn tiểu nhưng chưa kịp vào nhà vệ sinh đi tiểu đã rò rỉ nước tiểu ra quần, không nhịn được hoặc tiểu xong vẫn có nước tiểu rỉ ra.
Trẻ trên 5 tuổi mà mắc chứng rối loạn tiết niệu này thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị sớm.

Són tiểu, tiểu không tự chủ ở trẻ em là khi trẻ không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện
2.3. Tiểu nhiều lần, tiểu đêm
Tiểu nhiều lần là khi trẻ đi tiểu quá 8 lần mỗi ngày, tiểu đêm là tiểu quá 2 lần mỗi đêm. Trẻ tiểu nhiều lần, tiểu đêm có thể chỉ là do thói quen ăn uống nhiều nước, ăn cháo, uống nhiều sữa hoặc do thời tiết lạnh. Tuy nhiên khi loại bỏ những nguyên nhân này mà trẻ vẫn tiểu nhiều lần, tiểu đêm thì có thể là do bệnh lý gây rối loạn đi tiểu.

Tiểu đêm nhiều lần là tình trạng trẻ đi tiểu trên 8 lần một ngày và trên 2 lần ban đêm
2.4. Khó tiểu, bí tiểu
Khó tiểu, bí tiểu phần lớn là do trẻ thường xuyên nhịn tiểu dẫn tới bàng quang mất cảm giác, mất phản xạ kích thích đi tiểu. Khó tiểu, bí tiểu là tình trạng trẻ cực kì buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu, phải rặn tiểu cũng chỉ ra được một ít nước tiểu hoặc có đi tiểu được nhưng tiểu không hết, bàng quang vẫn còn nước tiểu.
Ngoài những triệu chứng phổ biến trên thì rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có thể đi kèm tiểu buốt, tiểu rắt khiến trẻ đau đớn bộ phận sinh dục mỗi lần đi tiểu và đi tiểu rất nhiều lần trong ngày nhưng nước tiểu thải ra rất ít có khi chỉ vài giọt.

Khó tiểu, bí tiểu khiến trẻ buồn tiểu mà không đi được, đi đái không hết bãi, bị đau tức bụng dưới
3. Chẩn đoán hội chứng bàng quang kích thích ở trẻ em là bệnh gì?
Chẩn đoán rối loạn tiểu tiện nhằm xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho trẻ. để chẩn đoán thì trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng như hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt, có đang điều trị bệnh gì không,…
Sau khi loại trừ các nguyên nhân tâm lý, chế độ ăn uống thì bác sĩ sẽ thực hiện một số ký thuật cận lâm sàng khác như: xét nghiệm nước tiểu, đo niệu động học, siêu âm ổ bụng,…
3.1. Đo niệu động học
Đây là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán vấn đề bất thường của bàng quang, niệu đạo, cơ thắt cổ bàng quang. Đo niệu động học giúp bác sĩ biết việc chứa đựng và thải nước tiểu của bàng quang hoạt động ra sao.
Niệu động học gồm nhiều phép đo khác nhau để tìm hiểu các chức năng khác nhau của việc đi tiểu và từ đó bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây ra rối loạn tiểu tiện ở trẻ em là do bàng quang, niệu đạo hay cơ thắt cổ bàng quang hay do hoạt động không đồng bộ của các cơ quan này.

Hệ thống đo niệu động học chẩn đoán rối loạn tiểu tiện ở trẻ em
3.2. Niệu dòng đồ
Niệu dòng đồ là phương pháp giúp xác định chính xác hoạt động đi tiểu hàng ngày. Bác sĩ sẽ biết được bất thường của dòng nước tiểu, thể tích lượng nước tiểu thải ra hàng ngày.
4. Cách điều trị các chứng bàng quang kích thích ở trẻ em
Vì rối loạn tiểu tiện ở trẻ em bao gồm nhiều chứng bệnh khác nhau do đó sẽ có một vài cách điều trị khác nhau. Dưới đây là những cách điều trị cụ thể.
4.1. Đái dầm, tiểu không tự chủ, són tiểu
Ba chứng bệnh này đều là tình trạng tiểu không kiểm soát ở trẻ và nguyên nhân gây ra có thể là sinh lý hoặc chế độ ăn thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng cũng có thể là do bệnh lý thì phải điều trị bằng thuốc.
– Biện pháp chăm sóc tại nhà
Phần lớn trường hợp đái dầm ở trẻ là do chế độ ăn uống sinh hoạt, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế uống nước vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ nhưng vẫn đảm bảo uống đủ nước vào ban ngày;
- Không uống nước ngọt, trà, cafe;
- Sử dụng chuông báo đái dầm;
- Tập cho trẻ thói quen đúng giờ và không nhịn tiểu.
- Chườm ấm và massage nhẹ nhàng bụng dưới cho trẻ để kiểm soát bàng quang tốt hơn, cải thiện đái dầm, tiểu không tự chủ.
- Động viên tinh thần, trò chuyện cùng trẻ, không tạo tâm lý áp lực cho trẻ.

Không cho trẻ uống nước có ga, trà, cafe, tập đi tiểu đúng giờ để cải thiện đái dầm, tiểu són ở trẻ em
– Điều trị bằng thuốc Tây
Nếu đái dầm, tiểu không tự chủ do bệnh lý thì phải điều trị bằng thuốc. Các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra đái dầm mà kê thuốc phù hợp.
- Đái dầm do nhiễm trùng đường tiết niệu: thuốc kháng sinh, kháng virus, thuốc giảm đau. Điển hình là thuốc Augmentin, Trimethoprim, Cephalexin, Amoxicillin,…
- Do kém sản xuất hormone chống lợi niệu thì thuốc Desmopressin sẽ được sử dụng.
- Thuốc Flavoxat hydrochlorid: Thuốc này có tác dụng trên cơ trơn vùng cổ bàng quang, tăng thể tích bàng quang.
- Thuốc Oxybutynin: có tác dụng chống bàng quang co thắt mạnh.

Một số loại thuốc Tây được sử dụng để điều trị đái dầm cho trẻ
– Sử dụng mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian từ nguyên liệu tự nhiên an toàn và có hiệu quả cải thiện đái dầm, tiểu không tự chủ cho trẻ.
- Nước ép nam việt quất: có tác dụng chống lại vi khuẩn bám vào niêm mạc hệ tiết niệu gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Cho trẻ uống nước ép nam việt quất nguyên chất mỗi ngày vừa cải thiện tiểu dầm vừa tăng cường đề kháng.
- Mật ong: có tác dụng hấp thụ và giữ chất lỏng. Mật ong còn có tính kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Mỗi ngày cho trẻ sử dụng 1 thìa cafe mật ong để hạn chế tiểu dầm, tiểu không kiểm soát.
- Quả lý gai Ấn Độ: Quả lý gai chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin E, C, có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, giảm thiểu tình trạng đái dầm, són tiểu, tiểu không tự chủ. Xắt nhỏ quả lý gai rồi trộn đều cùng mật ong cho trẻ ăn hàng ngày.

Cho trẻ uống nước ép nam việt quất nguyên chất mỗi ngày vừa cải thiện tiểu dầm vừa tăng cường đề kháng
4.2. Tiểu nhiều lần, tiểu đêm
Tiểu nhiều lần, tiểu đêm ở trẻ em có thể cải thiện bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trong món ăn.
– Thay đổi thói quen
Cha mẹ cần chú ý kiểm soát lượng nước mà trẻ nạp vào cơ thể hàng ngày và xây dựng lối sống khoa học để khắc phục tiểu đêm, tiểu nhiều ở trẻ:
- Uống đủ nước vào ban ngày, hạn chế sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Hạn chế tối đa nước ngọt, đồ uống có gas, thực phẩm chế biến sẵn.
- Không cho trẻ ăn quá mặn: Đồ ăn nhiều muối gây áp lực lên thận, trẻ phải uống nhiều nước. Từ đó gây áp lực lên thận dẫn tới đi tiểu nhiều.
- Khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, chạy bộ.
- Không tạo áp lực cho trẻ, tâm sự cùng trẻ để tìm ra giải pháp.

Hạn chế đồ ăn mặn, thực phẩm chế biến sẵn trong chế độ ăn của trẻ
– Mẹo dân gian khắc phục tiểu đêm, tiểu nhiều lần
Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em từ các mẹo dân gian được đánh giá là tương đối an toàn nhờ nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm và tiết kiệm chi phí.
- Giá đỗ xanh: Giá đỗ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ. Dùng giá đỗ luộc lấy nước cho trẻ uống hoặc chế biến thành món ăn như nộm, xào lòng gà,…
- Đậu đỏ: Một bát chè đậu đỏ khi thời tiết nắng nóng là sự lựa chọn hoàn hảo, vừa giúp giải nhiệt, cung cấp chất xơ phòng tránh táo bón, vừa cải thiện tiểu nhiều, tiểu đêm an toàn cho trẻ.
- Câu kỷ tử: Câu kỷ tử có tác dụng bổ thận, chữa trị tiểu nhiều, tiểu đêm hiệu quả. Cha mẹ đun câu kỷ tử lấy nước cho trẻ uống 2 lần một ngày. Kiên trì áp dụng trong 3 – 5 ngày để thấy kết quả tốt.

Luộc giá đỗ cho trẻ ăn cái và uống nước đẻ cải thiện tiểu nhiều lần
4.3. Khó tiểu, bí tiểu
Khi trẻ bị bí tiểu, khó tiểu, trẻ nói buồn tiểu mà không đi được thì cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc lợi tiểu cho trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
– Biện pháp tại nhà
- Dùng khăn ấm chườm vào bụng dưới rốn mà massage cho trẻ.
- Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục, đi bộ, vận động để đi tiểu dễ dàng hơn.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh, thức ăn giúp lợi tiểu, nhuận tràng như rau mồng tơi, rau cải, rau ngót,…
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
- Khi trẻ buồn tiểu, cho trẻ vào nhà vệ sinh và mở vòi nước để tạo hiệu ứng thị giác. Khuyến khích trẻ để kích thích trẻ đi tiểu.

Uống đủ nước, ăn trái cây, rau xanh để giảm chứng bí tiểu
– Sử dụng thuốc Tây
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bí tiểu, khó tiểu ở trẻ để kê thuốc lợi tiểu phù hợp. Một số thuốc lợi tiểu có thể dùng cho trẻ em như: Thuốc Furosemide, thuốc Clorothiazid,… Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị rối loạn đi tiểu thành phần kháng sinh không được khuyến khích vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới trẻ.
>>> XEM THÊM:
Trẻ bí tiểu phải làm sao? Cách giúp trẻ dễ đi tiểu
Nguyên nhân tiểu lắt nhắt ở trẻ em và cách điều trị an toàn
Mách bạn cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em hiệu quả
5. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Giải pháp đẩy lùi hội chứng bàng quang kích thích ở trẻ em
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC tác động tận gốc tới nguyên nhân gốc rễ gây ra hội chứng bàng quang kích thích ở trẻ em. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có tác dụng bổ thận, bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật.
Nhờ đó chữa trị hiệu quả các chứng: đái dầm, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, thậm chí còn có thể giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu, bí tiểu.
Thuốc là sự kết hợp của các vị thảo dược quý của Y học cổ truyền: đương quy, đẳng sâm, tang phiêu tiêu, quy bản, phục linh, cam thảo, viễn chí và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại được Bộ y tế chứng nhận và cấp phép.
Thuốc được điều chế thành dạng thuốc nước thảo dược, mùi vị thơm dễ chịu, không gây nôn trớ và hoàn toàn an toàn cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Trên đây là tổng quan về chứng rối loạn tiểu tiện ở trẻ em mà cha mẹ cần nắm rõ để có thể chăm sóc sức khỏe cho bé tốt hơn. Mong rằng những thông tin này hữu ích cho bạn.
Bạn muốn tư vấn thêm về sản phẩm hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin qua form dưới đây hoặc gọi ngay đến số 087.658.8866. Các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
17/05/2022 at 10:04
Nhờ bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của tôi: Tôi có con gái 6 tuổi, bé thường đái dầm vào ban đêm, đến nay vẫn không hết, nhờ bác sĩ tư vấn cách chữa trị cho bé ạ. Xin cảm ơn
17/05/2022 at 10:05
Chào bạn,
Khoảng 35% trẻ 5 tuổi và 25% trẻ 7 tuổi vẫn bị đái dầm. Khi trẻ dậy thì, đái dầm sẽ tự khỏi.
Bé nhà bạn 6 tuổi, bạn không nên lo lắng quá. Bạn nên áp dụng những mẹo hoặc những loại thuốc thảo dược để giúp bé giảm đái dầm là lựa chọn đầu tiên và phù hợp nhất với nhóm tuổi này.
24/01/2022 at 10:13
Thuốc trị đái dầm bé 6 tuổi uống bao lâu thì khỏi ạ? Con nhà mình bị đái dầm từ nhỏ đến giờ không khỏi. Tư vấn cho tôi nhé: 0359 347 xxx
24/01/2022 at 10:14
Chào bạn. Chúng tôi đã nhận được thông tin của bạn. Bạn để ý điện thoại để các chuyên gia sẽ gọi lại cho bạn ngay nhé!