Đi tiểu bị đau rát, tiểu buốt rắt ở nữ giới là tình trạng thường xuyên xảy ra. Đây là dấu hiệu cảnh báo nữ giới bị mắc phải một số bệnh về đường tiết niệu hay phụ khoa. Vậy nguyên nhân bị tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới là gì? Để hiểu rõ hơn xin mời bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây.

Nguyên nhân bị tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới
1. Những nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu buốt ở nữ giới
Tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ chủ yếu do nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là bệnh lý đặc biệt thường gặp phụ nữ. Vùng kín của phụ nữ gần với ruột và hậu môn, nhiều vi khuẩn E.coli cũng sẽ xâm nhập vào âm đạo và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Triệu chứng có thể kèm đau bụng dưới, nước tiểu đục, tiểu máu,…
Có rất nhiều nguyên nhân bị tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới. Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này:
1.1. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh phổ biến xảy ra ở nữ giới, lý do là vì cấu tạo của cơ thể nữ giới có chút đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ, kích thước niệu đạo ở phụ nữ rất ngắn, so với nam giới thì niệu đạo của phụ nữ chỉ bằng ⅓.
Trong khi đó, vị trí của niệu đạo của nữ giới lại rất gần với hậu môn. Lý do này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và lây lan gây viêm nhiễm.
Ở nữ giới, khi bị viêm niệu đạo sẽ có triệu chứng bệnh điển hình là đi tiểu buốt rát, tiểu rắt. Ngoài ra có thể xuất hiện dịch chảy ra từ niệu đạo và cảm giác bị ngứa rát ở niệu đạo lúc đi tiểu. Khi thấy xuất hiện các tình trạng đi tiểu khó khăn, hay đi tiểu ở nữ giới thì bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Đi đái buốt ở nữ là bệnh gì? Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu
1.2. Táo bón gây tiểu nhiều
Nghe thì có vẻ không liên quan nhưng thực tế chứng minh, táo bón cũng chính là một trong những nguyên nhân bị tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới. Một số chị em có thói quen không thích ăn rau xanh và lười uống nước và thích ăn thịt nên thường xuyên bị táo bón. Táo bón lâu ngày sẽ gây ra áp lực cho bàng quang, bàng quang bị chèn ép là nguyên nhân vì sao bạn hay gặp tình trạng bị tiểu rắt tiểu buốt, tiểu nhiều lần ở phụ nữ.
>>> XEM THÊM các bài viết liên quan đến tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới:
Tiểu buốt ra máu đau bụng dưới ở nữ có nguy hiểm không?
1.3. Bệnh đái tháo đường không kiểm soát
Đái tháo đường không kiểm soát là tình trạng thường xuất hiện ở những phụ nữ trung niên và lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ nữ giới trẻ tuổi mắc phải bệnh này đang có xu hướng ngày càng tăng cao.
Ở nữ giới mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát, nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều so với người bình thường, do đó rất dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Trong khi đó, biểu hiện chính của nhiễm khuẩn tiết niệu là bị đái buốt đái rắt, thậm chí là đi tiểu ra máu.
1.4. Nhịn tiểu
Cuộc sống bận rộn như hiện nay khiến nhiều người không có thời gian để đi tiểu và lâu dần hình thành thói quen nhịn tiểu. Tuy nhiên đây là một thói quen không tốt.
Nhịn tiểu quá lâu sẽ khiến bàng quang phải làm việc trong suốt một thời gian dài đồng thời làm cho nước tiểu ở bên trong bị lắng cặn, vi khuẩn tích tụ dễ bị viêm nhiễm. Và khi bị viêm nhiễm, triệu chứng đầu tiên và phổ biến là tiểu buốt tiểu rắt, đi tiểu đau rắt ở nữ giới.

Nhịn tiểu quá lâu gây bệnh ở đường tiết niệu trong đó có tiểu buốt tiểu rắt
1.5. Do mãn kinh
Đi tiểu buốt tiểu rắt là tình trạng rất dễ gặp phải ở những phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Lý do là vì ở giai đoạn này, nữ giới bị thiếu hụt Estrogen dẫn tới tình trạng bốc hỏa, nóng trong người.
Khí nóng khiến cho bàng quang bị chèn ép dẫn tới tiểu buốt tiểu rắt. Ngoài ra, đây cũng chính là nguyên nhân tiểu rắt tiểu buốt và gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ giới mà không phải do nhiễm khuẩn.
1.6. Mất nước
Sốt cao hay vận động quá mức sẽ khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi. Lúc này nếu chúng ta không bổ sung bù lại lượng nước đã mất đi sẽ dẫn tới tình trạng bị mất nước. Khi cơ thể bị mất nước, chức năng tiêu hóa hay bài tiết sẽ không được đảm bảo. Đây cũng là một nguyên nhân gây tình trạng gây nên tình trạng táo bón, tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ.

Cơ thể bị mất nước cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt ở chị em phụ nữ
1.7. Dùng băng vệ sinh không đúng cách
Việc sử dụng băng vệ sinh là điều cần thiết đối với nữ giới mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên việc sử dụng băng vệ sinh không đúng cách.
Sử dụng băng vệ sinh hết hạn, dùng băng vệ sinh trong thời gian dài mà không thay hay lựa chọn nhầm loại băng vệ sinh kích ứng với da là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Trong khi đó, khi biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm đường tiết niệu là tiểu buốt tiểu rắt, hay đi tiểu ở nữ giới.
1.8. Đồ lót không thoải mái
Dù đồ lót là vật bất ly thân đối với bất kỳ phụ nữ nào nhưng việc chọn như thế nào cũng là việc quan trọng. Nếu mặc đồ lót quá chật, bó sát vào cơ thể sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa và đường tiết niệu. Đó cũng là nguyên nhân bị tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới. Do đó, khi chọn đồ lót, nữ giới nên ưu tiên mặc đồ lót thoáng khí làm bằng chất liệu cotton giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
1.9. Bệnh sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu được hình thành do sự lắng đọng của các khoáng chất trong nước tiểu tạo thành sỏi, bùn sỏi và sạn sỏi ở hệ tiết niệu trong bụng. Triệu chứng ban đầu của bệnh sỏi đường tiết niệu là đi tiểu khó khăn, tiểu buốt tiểu rắt. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn gây nên tình trạng tiểu ra máu, đau quặn thận, sốt cao…

Phụ nữ đi tiểu buốt là bệnh gì? – Sỏi đường tiết niệu gây tổn thương hệ tiết niệu
1.10. Tiểu tiện trước khi “yêu”
Nguyên nhân bị tiểu này nghe có vẻ không thuyết phục nhưng theo các chuyên gia tiết niệu Mỹ điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Lý giải cho điều này, họ giải thích như sau:
Trong quá trình yêu, vi khuẩn có thể bị đẩy vào niệu đạo. Nếu trước khi yêu, chúng ta không đi tiểu thì sau khi yêu sẽ có đủ lượng nước lưu trữ trong bàng quang. Lúc này chúng ta đi tiểu sẽ đẩy được vi khuẩn ra ngoài.
Nếu chúng ta thực hiện việc tiểu tiện trước khi yêu sẽ làm giảm khả năng đi tiểu sau khi yêu do đó vi khuẩn sẽ vẫn tích tụ ở trong niệu đạo và gây nên tình trạng viêm nhiễm niệu đạo. Và khi bị viêm nhiễm thì việc đi tiểu bị đau buốt, tiểu rắt ở phụ nữ là chuyện bình thường.
2. Cách phòng ngừa và chữa trị hiện tượng đi tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ
Bị đái rắt phải làm sao? Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa triệu chứng đi đái rắt và buốt ở nữ giới hiệu quả mà chị em nên áp dụng:
- Uống đủ nước mỗi ngày: 1,5-2 lít nước.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu, đảm bảo làm sạch bàng quang mỗi lần đi tiểu.
- Hạn chế cafe, trà, rượu bia, các chất kích thích.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi để tránh nguy cơ mắc các bệnh xã hội.
- Quan hệ tình dục an toàn và điều độ.
- Bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin C và E vào thực đơn hàng ngày.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất gồm tinh bột, chất xơ, chất béo,…
- Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ và đúng cách.
- Tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh vừa hỗ trợ điều trị vừa ngăn ngừa bệnh tái phát.

Uống đủ nước mỗi ngày cũng là ngăn ngừa hay cách chữa bệnh tiểu buốt, đái rắt ở nữ giới
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC điều trị đái dầm, nhưng thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt nhờ cơ chế tác động tới gốc rễ căn nguyên gây bệnh theo Y học cổ truyền. Thuốc có công dụng bổ thận, bổ khí, tăng cường chế ước bàng quang, điều hòa hệ thần kinh thực vật. Thuốc được sản xuất dạng siro dễ sử dụng.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà hiệu quả
Qua bài viết này chúng tôi hy vọng chị em đã biết được nguyên nhân bị tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới là gì. Để đảm bảo sức khỏe, tránh biến chứng, chị em nên tới bệnh viện thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu. Mọi thông tin chi tiết liên quan tới sản phẩm thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh mời các bạn click VÀO ĐÂY.
Nếu muốn tư vấn thêm về tình trạng bệnh, vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc gọi ngay 087.658.8866, chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ tư vấn trực tiếp.
Bài viết này có hữu ích không?
08/02/2022 at 13:52
E bị tiểu buốt 2 tháng gần đây. E có dùng râu ngô theo trên mạng hướng dẫn mà nó chỉ đỡ rắt thôi vẫn bị buốt. Chuyên gia tư vấn giúp em ạ. Cảm ơn.
08/02/2022 at 13:53
Chào bạn. Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn nhé!