Đái dầm là tình trạng khá phổ biến đối với trẻ em dưới dưới 5 tuổi; thế nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài ngay cả khi trẻ đã trên 5 tuổi thì ba mẹ cần nghiêm túc xem xét lại. Có thể đó là một dấu hiệu của một bệnh lý nào đó mà trẻ đang mắc phải; hoặc cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Vậy tình trạng đái dầm ở trẻ lớn bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Làm thế nào để điều trị dứt điểm tình trạng này? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp hết những thắc mắc này, cùng mình theo dõi nhé!
Đái dầm là gì?
“Đái dầm” một cụm từ không quá xa lạ, nhưng bạn đã định nghĩa nó đúng chưa? Thực chất, đái dầm ban đêm là tình trạng đi tiểu không tự chủ, thường xảy ra trong lúc ngủ say. Tình trạng này khác hoàn toàn so với chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Đái dầm là khi người bệnh đi tiểu trong vô thức khi đã chìm sâu vào giấc ngủ; ngược lại với tiểu đêm, tiểu nhiều lần thì người bệnh sẽ chủ động thức dậy để đi tiểu khi có cảm giác buồn tiểu và sẽ ngủ lại sau đó.

Đái dầm ở trẻ lớn là một dấu hiệu sức khỏe đáng báo động
Đái dầm không thể kiểm soát được và có 1-2% số trẻ lớn vẫn mắc phải tình trạng này. Thông thường, theo thời gian đái dầm sẽ hết khi con trẻ lớn lên, tuy nhiên đến độ tuổi trưởng thành vẫn bị đái dầm thì mẹ cần chú ý.
Đái dầm được chia ra làm 2 loại: đái dầm tiên phát (primary) và đái dầm thứ phát (secondary). Đối với tiên phát thì người bệnh thường xuyên đái dầm dù là trẻ nhỏ hay lớn. Đối với thứ phát, tình trạng ngưng đái dầm đã xảy ra một thời gian dài, sau đó lại tiếp tục đái dầm.
Nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ lớn
Nguyên nhân thứ phát:
- Do quá trình phát triển bị tạm ngưng: Khi cơ thể phát triển khả năng kiểm soát bàng quang sẽ giúp trẻ ý thức đi tè sau khi đã thức dậy. Tuy nhiên với một số trẻ thì khả năng kiểm soát này phát triển chậm. Khi trẻ không thể giữ nước tiểu trong bàng quang vào buổi tối thì sẽ dẫn đến đái dầm.
- Do ngủ quá sâu giấc dẫn đến bỏ lỡ tín hiệu thông báo bàng quang đã đầy dẫn đến đái dầm.
- Do thói quen tiểu tiện không tốt: vào buổi ngày trẻ mải vui chơi mà hạn chế đi tiểu tiện. Do vậy vào buổi tối trẻ sẽ muốn đi tiểu tiện nhiều hơn.
- Khi Hormon chống bài niệu (ADH): cơ thể trẻ lớn không sản xuất ra đủ loại hormone này thì sẽ sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn vào buổi tối. Khi không kiểm soát được bàng quang, tình trạng này có thể dẫn đến đái dầm ở trẻ lớn.
- Một số do yếu tố di truyền dẫn đến đái dầm. Ví dụ trong gia đình mà cả bố mẹ mắc phải tình trạng tiểu đêm thì 44% số trẻ sẽ phát triển tình trạng đái dầm.
- Có thể là dấu hiệu của các bệnh lý: Tai biến mạch máu não (đột quỵ), viêm não cấp tính, bệnh rỗng tủy sống, bị cường giáp…
Nguyên nhân tiên phát dẫn đến đái dầm ở trẻ lớn:
- Trẻ có bàng quang nhỏ hơn bình thường;
- Trẻ đang trong giai đoạn biến động về hormone;
- Trẻ lớn đang có các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, mệt mỏi…
- Do sử dụng caffeine tăng nhu cầu đi tiểu về đêm.

Trẻ lớn đái dầm khi đã chìm vào giấc ngủ sâu
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng đái dầm
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhận biết trẻ mắc chứng đái dầm:
- Bé thường đi tiểu ngay trên giường, trong quần khi ngủ đêm.
- Tình trạng tiểu trong quần ngay lúc ngủ diễn ra thường xuyên 2 lần/tuần trong ít nhất 3 tháng liền.
- Độ tuổi được xem là đái dầm không kiểm soát từ 5 tuổi trở lên.
Cách trị đái dầm ở trẻ lớn như thế nào?
Đái dầm ở trẻ lớn có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp. Với mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm khác nhau như sử dụng thuốc tây y, các bài thuốc đông y hoặc một số mẹo dân gian.
Với phương pháp tây y, đái dầm ở trẻ lớn có thể được điều trị bằng việc sử dụng các thuốc kháng sinh ví dụ như: muscarinics và kết hợp với desmopressin (thuốc chống lợi niệu). Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt bỏ, làm bay hơi, khoét nhân hoặc loại bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt… Tuy nhiên phương pháp này thường có thể xuất hiện phản ứng phụ với thành phần của thuốc. Mặt khác phẫu thuật gây đau đớn, tốn kém tiền bạc và thời gian.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng sử dụng một số mẹo trị đái dầm ở trẻ em từ dân gian. Có thể kể đến một số thực phẩm như: cách chữa đái dầm bằng lá hẹ, chữa đái dầm bằng mật ong, cách chữa đái dầm bằng rau ngót, chữa bệnh đái dầm bằng màng mề gà, dạ dày lợn,… Ba mẹ có thể tham khảo cách sơ chế qua các video từ các nhà chuyên gia để thực hiện cho con trẻ.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm bài thuốc Đông y gói gọn trong sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để khắc phục nhanh chóng tình trạng mà con đang gặp phải.
Trị đái dầm ở trẻ lớn với Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là bài thuốc được kết hợp chặt chẽ theo công thức Quân – Thần – Tá – Sứ. Một trong những quy tắc nghiêm ngặt khi kết hợp các thành phần trong Đông y xưa nâng cao hiệu quả sản phẩm. Sản phẩm có tác dụng bổ khí, tăng cường khả năng chế ước của bàng quang, giúp định tâm và điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
Với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên đem lại sự tin tưởng và hiệu quả cao cho người bệnh. Điểm danh một số thành phần tiêu biểu bao gồm: Phục linh, quy bản, đương quy, đẳng sâm, tang phiêu tiêu, Cam thảo, Viễn trí… Nhờ thành phần tự nhiên mà thuốc trị đái dầm Đức Thịnh gần như không có tác dụng phụ với người sử dụng. Thuốc dễ dàng sử dụng, hiệu quả sau một liệu trình giúp chữa đái dầm triệt để.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – xua tan nỗi lo đái dầm ở trẻ
Tuy nhiên với loại thuốc đông y thì đòi hỏi người dùng phải thực sự kiên trì và dùng đúng liều lượng mới mang lại hiệu quả.
Đái dầm ở trẻ lớn sẽ không còn là nỗi lo, sự tự ti nữa nếu mẹ sớm tìm ra giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, cần cho trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống phù hợp. Tùy vào từng nguyên nhân của bệnh trạng mà lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. Chúc cả nhà luôn có một sức khỏe dồi dào!
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời