Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập: Khánh Toàn
Sau khi sinh có nhiều vấn đề sức khỏe mà chị em phải lưu tâm, trong đó có hiện tượng phụ nữ đi tiểu buốt và tiểu rắt sau sinh thường. Đây là lời cảnh báo về vấn đề sức khỏe với những triệu trứng khó chịu kéo dài xảy ra ở vùng kín. Vậy đi tiểu buốt, tiểu rắt sau sinh thường là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu mà bà bầu sau sinh thường đi tiểu buốt, tiểu rắt? Cách trị tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ sau sinh thường như thế nào hiệu quả? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Triệu chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ sau sinh thường là gì?
Sinh xong đi tiểu buốt, tiểu rắt có thể xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc có thể sau 1 tháng hoặc vài tháng. Phụ nữ sinh thường hay sinh mổ đều có thể mắc chứng bệnh này. Những biểu hiện ban đầu tuy khó chịu nhưng không dữ dội khiến nhiều chị em chủ quan dẫn tới những biến chứng nguy hiểm về sau.
Bệnh tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ sau sinh gây cảm giác khó chịu, đau, nóng hay cảm giác như châm chích mỗi khi tiểu. Đi kèm đó là thường xuyên có cảm giác mắc tiểu nhưng tiểu mỗi lần lại rất ít, đau bụng dưới, quan sát thấy nước tiểu có màu sậm hay cả việc ra máu.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ sau sinh thường?
Mặc dù ở cơ thể phụ nữ sau sinh thường sẽ nhanh chóng hồi phục hơn sinh mổ nhưng phương pháp này khiến mẹ bầu mất nhiều sức trong quá trình rặn đẻ, dẫn đến vùng kín, xương chậu, bàng quang hay niệu đạo đều bị tổn thương hay sang chấn, từ đó có thể gây ra hiện tượng sau sinh đi tiểu buốt, tiểu rắt,…Do vậy, muốn tìm cách chữa đi tiểu buốt, tiểu rắt phù hợp cho phụ nữ sau sinh thường thì ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân đi tiểu buốt, tiểu rắt trước.
Theo Đông y, khi cơ thể khỏe mạnh, âm dương sẽ cân bằng. Tiểu rát sau khi sinh thường do mệt mỏi, stress, thức đêm kéo dài, ăn uống kiêng khem,…nên cơ thể sẽ mất cân bằng âm dương, dương khí hạ hãm, ép vào thành bàng quang khiến cho ống dẫn tiểu bị nhỏ lại, làm cho việc đi tiểu trở nên khó khăn, dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu,…
Mẹ bầu đang gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt sau sinh như thế nào? Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia nhà thuốc Đức Thịnh Đường để được giải quyết kịp thời!
3. Đi tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ sau sinh thường là bệnh gì?

Hiện tượng sau sinh đi tiểu bị buốt, tiểu rắt có thể xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc có thể sau khoảng vài tháng
3.1. Bàng quang bị tổn thương và sa bàng quang
Mặc dù khi mang bầu, với sự phát triển của thai nhi bàng quang cũng bị chèn ép nhưng hiện tượng bàng quang bị tổn thương thường ít gặp sau sinh. Bàng quang bị tổn thương là do niệu đạo có thể xuất hiện một lỗ rò nhỏ, gây ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang và khiến bạn cảm thấy đau buốt mỗi khi đi vệ sinh. Không chỉ sinh xong đi tiểu bị buốt mà ngay cả khi mang thai bà bầu cũng có thể gặp tình trạng này.
Phụ nữ sau sinh đi tiểu buốt, tiểu rắt có liên quan đến sa bàng quang. Bàng quang dễ bị sa sau quá trình sinh thường do cơ ở vùng chậu bị giãn ra. Không chỉ gây ra hiện tượng đái buốt, tiểu rắt sau sinh đẻ, sa bàng quang cũng khiến các mẹ sau khi sinh xong bị són tiểu mỗi khi hắt hơi.

Bàng quang dễ bị sa sau quá trình sinh thường do cơ vùng chậu bị giãn ra gây ra tiểu buốt, tiểu rắt, buốt sau khi đi tiểu,…
3.2. Bàng quang bị co thắt
Trong quá trình sinh con, bàng quang của sản phụ là bộ phận bị tác động nhiều nhất. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng sau sinh đi tiểu bị rát do việc bàng quang sẽ đột nhiên bị co bóp mạnh khiến thúc đẩy nhu cầu phải đi tiểu ngay gây tác động nên tầng sinh môn. Phụ nữ sau sinh sẽ cảm thấy đi tiểu xong bị buốt, đau rát, tiểu rắt,…
3.3. Kích ứng vùng niệu đạo
Phụ nữ sau sinh bị tiểu buốt, tiểu rắt: Mặc dù niệu đạo bị kích ứng thường gặp ở trường hợp sinh mổ nhưng không phải chị em sinh thường là không mắc phải. Khi niệu đạo bị kích ứng, lúc đi tiểu bạn sẽ có cảm giác nóng ran hay châm chích, đau vùng kín sau sinh thường.
3.4. Viêm nhiễm đường tiết niệu
Do đặc trưng về cấu tạo cơ thể, phụ nữ có nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu cao hơn nam giới. Sau sinh các vết thương chưa lành rất dễ bị viêm nhiễm nếu không vệ sinh đúng cách. Việc viêm nhiễm vùng kín khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiết niệu hay bàng quang và gây ra hiện tượng sau sinh bị tiểu buốt, tiểu rắt, buốt vùng kín sau sinh,…

Sinh đẻ xong đi tiểu buốt, tiểu rắt do các vết thương ở vùng kín chưa lành khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm đường tiết niệu
4. Cách điều trị tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ sau sinh thường an toàn và hiệu quả
Việc sử dụng một số loại thuốc có thành phần từ thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ có hiệu quả ức chế trong thời gian ngắn và ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của người bệnh.
Hơn thế nữa, ở phụ nữ sau sinh cơ thể đề kháng kém và cho con bú vì vậy việc dùng các loại thuốc trên chỉ khi “bất đắc dĩ”. Cách điều trị an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả chính là lựa chọn sản phẩm thuốc trị tiểu rắt tiểu buốt được điều chế từ thiên nhiên có uy tín trên thị trường, trong đó sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh nguồn gốc thảo dược được nhiều chuyên gia khuyến khích.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có công dụng đặc trị đái dầm và hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ sau sinh
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh vừa có công dụng đặc trị đái dầm vừa có công dụng điều trị tiểu rắt, tiểu buốt,…nhờ cơ chế tác động tới nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, giúp cân bằng âm dương cho cơ thể, đẩy dương khí đi lên. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh hoàn toàn từ thảo dược lành tính, an toàn sử dụng cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ em và phụ nữ sau sinh.
5. Một số lưu ý ở phụ nữ khi bị tiểu buốt, tiểu rắt sau sinh thường
Một số lưu ý khác cũng rất cần thiết ở phụ nữ gặp tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt sau sinh thường:
- Không được tự ý dùng thuốc điều trị bừa bãi mà không có ý kiến của bác sĩ;
- Vận động nhẹ nhàng để tránh tổn thương vết mổ;
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm tầng sinh môn;
- Không quan hệ tình dục vì có thể làm nặng tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt;
- Nên bổ sung thêm rau xanh, hoa quả và uống nhiều nước để cơ thể đào thải tốt và lợi tiểu;
- Cách đi tiểu sau sinh thường: Nên nghiêng nhiều hơn để tránh áp lực nên đường tiết niệu.

Không quan hệ tình dục khi bị tiểu buốt, tiểu rắt sau sinh
Nếu gặp phải tình trạng sau sinh bị buốt vùng kín hay đi tiểu buốt, tiểu rắt mỗi khi đi tiểu kéo dài bạn nên đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ về nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp. Bởi nhiều trường hợp trị viêm tiết niệu cho mẹ cho con bú phải dùng đến kháng sinh, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.
6. Kết luận
Hy vọng bài viết này giúp các mẹ bỉm sữa có thêm thông tin về Cách trị tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ sau sinh thường để chủ động chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé. Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, các mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh lý, sản phẩm điều trị, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mại hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn dưới đây hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh có thể tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
21/02/2023 at 22:55
Chào chuyên gia. Em mới sinh em bé được 2 tháng. Nay em bị tiểu buốt . Hiện em đang sử dụng thuốc Đái Dầm Đức Thịnh được một ngày thì lại bị tiểu buốt kèm ra máu. Vậy có làm sao không ạ.
29/03/2023 at 14:23
Do tình trạng mới sinh tầng sinh môn của mình đang yếu, dễ bị xuất huyết, vấn đề này không lớn, có thể vệ sinh sạch sẽ và dùng thuốc đều sau 3-5 ngày để theo dõi
13/04/2022 at 09:24
Chào bác sĩ, em năm nay 23 tuổi vừa sinh được 2 tháng ! Cách đây 1 tuần, mỗi lần tiểu tiện xong là em lại thấy hơi buốt và có cảm giác bị trì nặng ở vùng kín. Vậy em có bị làm sao không thưa bác sĩ ? Mong phản hồi của bác sĩ, em xin cám ơn!
13/04/2022 at 09:25
Chào bạn. Tiểu buốt và có cảm giác trì nặng vùng kín là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn và đi khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp nhé.
19/05/2021 at 10:41
Trước kia em không bị vấn đề gì cả, skhoe bình thường. SAu sinh được 2 tuần thì thấy hiện tượng tiểu buốt. Thế là bị làm sao hả chuyên gia? Tư vấn cách điều trị an toàn giúp em. Cảm ơn chuyên gia
19/05/2021 at 10:42
Chào bạn. Phụ nữ sau sinh thường hay gặp các vấn đề đường tiết niệu gây tiểu buốt, rắt, bí tiểu,… bạn nhé! Một số nguyên nhân khác như sa bàng quang, kích ứng niệu đạo, viêm đường tiết niệu đều khiến người bệnh bị tiểu buốt sau khi sinh. Bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn cũng như có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để không ảnh hưởng đến việc nuôi con.