Tác giả: Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến
Biên tập: Khánh Toàn
Việc đi tiểu mất tự chủ hay mất kiểm soát không chỉ tác động tiêu cực về tâm lí và sức khỏe của người bệnh mà còn có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Vậy tiểu không tự chủ là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến cũng như có mấy loại hiện tượng tiểu không tự chủ hiện nay? Tại bài viết dưới đây, người bệnh hãy cùng Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến tìm hiểu thêm về chứng rối loạn tiểu tiện này!
1. Tiểu không tự chủ là bệnh gì?

Bệnh tiểu không tự chủ, tiểu không kiểm soát, tiểu mất tự chủ là gì?
Bệnh tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát trong việc rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cảm giác muốn đi tiểu xảy ra đột ngột, liên tục và không thể kiểm soát kịp thời. Điều này gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, hoạt động cùng nhau để lọc, chứa và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Ban đầu, nước tiểu di chuyển từ thận qua niệu quản và được lưu trữ trong bàng quang. Khi bàng quang đầy, não sẽ gửi tín hiệu để cảm thấy nhu cầu đi tiểu. Lúc này, cơ vòng niệu quản mở ra, cho phép chất thải thoát ra khỏi bàng quang và được tiếp tục đào thải qua niệu đạo.
Đây là quá trình bình thường của hệ thống tiết niệu, giúp chuẩn bị tâm lý trước khi đi tiểu. Tuy nhiên, khi hệ thống này gặp sự cố do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng tiểu không tự chủ sẽ xảy ra.
Một số người vẫn cho rằng đây là một vấn đề tự nhiên trong quá trình lão hóa và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thực tế là tình trạng này có xu hướng gia tăng ở người già, nhưng vẫn có các phương pháp điều trị hiệu quả để cải thiện.

Tiểu không tự chủ hay tiểu són là tình trạng mất kiểm soát trong việc tiểu tiện
2. Các triệu chứng của bệnh tiểu không tự chủ là gì?
Các triệu chứng của bệnh tiểu không tự chủ được liệt kê đầy đủ sẽ giúp ích trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan, gồm có:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày;
- Tiểu xong lại thấy buồn tiểu;
- Mắc tiểu không nín được hoặc nín được tiểu nhưng trong khoảng thời gian ngắn, mất kiểm soát ngay khi thay đổi tư thế;
- Tiểu nhiều ban đêm, thức dậy giữa đêm;
- Tiểu buốt, cảm giác đau buốt, nhói hoặc rát mỗi khi đi tiểu;
- Rò rỉ nước tiểu khi ngủ;
- Đau tức bụng dưới do niệu đạo, bàng quang, thận bị tổn thương,…

Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu không kiểm soát được, són tiểu là những triệu chứng thường gặp ở bệnh lý
3. Phân loại các dạng thường gặp của bệnh tiểu không tự chủ
3.1. Tình trạng tiểu không tự chủ do áp lực
Bệnh tiểu không tự chủ xảy ra khi các hoạt động như ho, hắt hơi, cười, chạy, nhảy hoặc nâng đồ vật,…gây ra són tiểu. Nguyên nhân chính là do cơ sàn chậu yếu, không còn hỗ trợ hiệu quả các cơ quan khác ở vùng chậu như bình thường. Lúc này, bàng quang có thể bị áp lực và dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Việc này thường xảy ra sau khi phụ nữ sinh đẻ hoặc nam giới từng trải qua phẫu thuật tuyến tiền liệt và là vấn đề phổ biến.

Phụ nữ mang thai thường mắc dạng bệnh tiểu không tự chủ do áp lực vì sự thay đổi vật lý trong cơ thể
3.2. Bệnh tiểu không tự chủ cấp bách
Nhóm chứng này có đặc điểm là cảm giác đi tiểu cấp tính, bất chợt và mạnh mẽ, khiến người bệnh không thể kiểm soát được và dẫn đến rò rỉ tiểu. Tình trạng này thường được gọi là tiểu gấp và thường do bàng quang hoạt động quá mức gây ra. Nguyên nhân chính thường liên quan đến tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng, mức estrogen thấp sau mãn kinh, thừa cân, cơ vùng chậu yếu, tiêu thụ caffeine, rượu,…và nhiều nguyên nhân khác.
3.3. Hiện tượng tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng các cơ bàng quang hoạt động quá mức, các cơn co xảy ra quá thường xuyên tạo phản ứng tống đẩy nước tiểu liên tục, ngay cả khi bàng quang chưa đầy vẫn gây ra sự rò rỉ nước tiểu. Bàng quang tăng hoạt chủ yếu do các bệnh lý về thần kinh khiến cho việc truyền tín hiệu đến bàng quang bị rối loạn.
3.4. Bệnh tiểu không tự chủ do tràn đầy
Tình trạng này xảy ra khi bàng quang không thể thải hết toàn bộ nước tiểu sau khi đi vệ sinh, dẫn đến sự tích tụ dần của nước tiểu trong thời gian. Vấn đề này thường xảy ra ở những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh đa xơ cứng, tiểu đường, đột quỵ,…hoặc nam giới có tuyến tiền liệt lớn.

Tiểu không tự chủ tràn đầy khiến người bệnh cảm giác thấy bàng quang luôn đầy
3.5. Bệnh tiểu không tự chủ hỗn hợp
Hiện tượng tiểu không tự chủ, hay són tiểu, là kết quả của nhiều vấn đề khác nhau gây ra. Để giảm thiểu triệu chứng này, người bệnh cần tìm đến bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
4. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu không tự chủ là gì?
Tiểu không kiểm soát có thể bắt nguồn từ các thói quen hàng ngày, các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn hoặc liên quan đến tình trạng thể chất. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể, bao gồm:
4.1. Bệnh tiểu không tự chủ tạm thời
Có một số loại thực phẩm, đồ uống và thuốc có khả năng kích thích bàng quang và làm tăng sản xuất nước tiểu, bao gồm:
- Rượu, bia, chất kích thích,…;
- Caffeine (trong cà phê, nước trà, nước ngọt,…);
- Đồ uống có ga;
- Chất tạo ngọt nhân tạo;
- Sô-cô-la;
- Ớt;
- Thực phẩm chứa nhiều gia vị, đường và axit, đặc biệt là các loại trái cây thuộc họ cam, quýt,…;
- Một số loại thuốc như thuốc tim mạch, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc giãn cơ,…;
- Tiêu thụ quá nhiều Vitamin C.
Ngoài ra, tiểu không kiểm soát tạm thời cũng có thể xuất phát từ một số vấn đề bệnh lý như:
- Táo bón: Trực tràng gần bàng quang và có kết nối với nhiều dây thần kinh. Khi bị táo bón, phân cứng có thể gây áp lực lên dây thần kinh, làm tăng tần suất đi tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng có thể kích thích bàng quang, gây tăng nhu cầu đi tiểu và tiểu không tự chủ.

Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm hệ tiết niệu
4.2. Bệnh tiểu không kiểm soát liên tục, thường xuyên
Tình trạng tiểu không tự chủ diễn ra liên tục và thường xuyên có thể liên quan trực tiếp đến các thay đổi về thể chất, bao gồm:
- Thai kỳ: Trong suốt giai đoạn thai kỳ, sự thay đổi về nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi có thể gây ra tiểu không kiểm soát;
- Sinh thường: Quá trình sinh con qua đường âm đạo có thể làm suy yếu một số cơ và dây thần kinh liên quan đến bàng quang, dẫn đến sự sụt lún của sàn chậu. Điều này có thể làm dịch chuyển bàng quang, trực tràng, tử cung hoặc ruột non ra khỏi vị trí bình thường và tăng nguy cơ tiểu không tự chủ.
- Tuổi tác: Theo thời gian, cơ bàng quang dần lão hóa và khả năng của nó để lưu giữ nước tiểu giảm đi. Các cơn co bàng quang cũng trở nên thường xuyên hơn khi người già.
- Thời kỳ mãn kinh: Khi phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh, sự sản xuất estrogen giảm xuống (estrogen có tác dụng duy trì sự khỏe mạnh của bàng quang và niệu đạo). Sự suy giảm này có thể làm tình trạng tiểu không kiểm soát trở nên nghiêm trọng hơn.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Ở nam giới lớn tuổi, tiểu không tự chủ thường có nguyên nhân từ phì đại tuyến tiền liệt.
- Ung thư tuyến tiền liệt: Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, nếu không được điều trị, cũng có thể gây ra tiểu không kiểm soát.
- Sự tắc nghẽn: Một khối u bất kỳ dọc theo hệ tiết niệu có thể gây cản trở dòng chảy bình thường của nước tiểu, dẫn đến tiểu không kiểm soát. Sỏi tiết niệu cũng có thể gây ra tình trạng tương tự.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Các bệnh như đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ, khối u não hoặc chấn thương cột sống có thể gây cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, gây ra tiểu không tự chủ.
Bạn đang gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ như thế nào? Hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn chính xác nhất!
5. Những đối tượng dễ mắc phải bệnh tiểu không tự chủ là ai?
Từ các phân tích trên, có thể thấy những đối tượng sau rất dễ mắc phải tình trạng tiểu không tự chủ:
- Người già;
- Phụ nữ sau sinh;
- Phụ nữ mãn kinh;
- Tiểu không tự chủ ở trẻ em dưới 5 tuổi;
- Nam giới mắc các bệnh về tuyến tiền liệt;
- Những người mắc các bệnh về thần kinh, tủy sống, đột quỵ,…;
- Những người mắc các bệnh lý về đường tiết niệu.
6. Phương pháp điều trị bệnh tiểu không tự chủ tốt nhất như thế nào?
Cách chữa bệnh đi tiểu không tự chủ thông thường thường sẽ là sử dụng thuốc với hai phương pháp phổ biến Tây y và Đông y. Mặc dù phẫu thuật có thể được xem xét khi bệnh nhân không đáp ứng được thuốc trong quá trình điều trị, nhưng phương pháp phẫu thuật thường được tiến hành do bệnh nhân mắc các bệnh lý nguy hiểm và phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng bệnh nhân.
6.1. Phẫu thuật chữa trị tiểu không tự chủ
Cách chữa bệnh tiểu không tự chủ bằng phẫu thuật thường là những thủ thuật ngoại khoa: Tạo cơ vòng bàng quang nhân tạo, Slings, TVT, TOT hay treo cổ bàng quang,…Tuy nhiên, các phương pháp phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của người bệnh và chỉ được thực hiện như là liệu pháp bất đắc dĩ.
6.2. Sử dụng thiết bị hỗ trợ điều trị bệnh
Vòng nâng tử cung là một dạng thiết bị giúp nâng đỡ vùng chậu. Thiết bị này được đặt vào âm đạo nữ giới giúp hỗ trợ vùng chậu đồng thời tác động lực ép lên niệu đạo, kiểm soát việc tiểu tiện. Vòng nâng tử cung là cách chữa bệnh đi tiểu không tự chủ cho nữ giới không thể tiến hành phẫu thuật trị bệnh.
6.3. Điều trị bệnh tiểu không tự chủ bằng Tây y
Thuốc Tây y chữa bệnh tiểu không tự chủ thường cho tác dụng nhanh chóng trong việc điều trị bệnh, tuy nhiên lại có rất nhiều tác dụng phụ và biến chứng đi kèm. Các loại thuốc bao gồm:
- Kháng sinh như beta-lactamin, quinolon…: Thường được dùng nếu bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu. Thuốc kháng sinh thường khiến cơ thể mệt mỏi, phù nề, tổn thương gan và thận,…;
- Nhóm thuốc kháng cholinergic như oxybutynin,tolterodin, darifenacin,…: Nhóm thuốc này có tác dụng chống co thắt, thư giãn bàng quang nhưng lại khiến khô miệng, táo bón, mắt mờ, mặt đỏ bừng,…;
- Nhóm thuốc chống trầm cảm (imipramin, duloxetin,): Dùng để điều trị tiểu không tự chủ do trầm cảm hay do cấp bách. Tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng sẽ tái phát khi ngưng thuốc kèm các triệu chứng chóng mặt, khô miệng, táo bón, bí tiểu nếu sử dụng lâu dài,…;
- Estrogen: Sử dụng Estrogen là cách để điều trị bệnh tiểu không tự chủ ở nữ giới sau thời kỳ mãn kinh, thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên các biến chứng có thể xảy ra là tăng huyết áp, hình thành huyết khối, ung thư vú,…
Thuốc Tây y nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như loạn khuẩn đường ruột, tạo vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí suy giảm hệ miễn dịch,…

Một vài thuốc Tây y được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ
6.4. Điều trị bệnh tiểu không tự chủ bằng Đông y
Nguyên lý trị bệnh của Đông y là tác động điều trị bệnh từ gốc, do đó có hiệu quả lâu dài, bền vững đồng thời an toàn cho sức khỏe người bệnh, hỗ trợ sức đề kháng do được bào chế từ các thảo dược tự nhiên hay được gọi là thuốc nam hay thuốc bắc tùy xuất xứ.

Điều trị tiểu không tự chủ bằng Đông y
Do đó, người bệnh nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược rõ ràng, được bào chế sẵn tiện dụng với liều lượng chính xác, được kiểm chứng về chất lượng sẽ đem lại sự an toàn và hiệu quả lâu dài trong việc điều trị tiểu không tự chủ.
Người bệnh có thể tham khảo Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh, sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên: Tang phiêu tiêu, Phục linh, Đương quy, Đẳng sâm, Quy bản,…giúp khôi phục chức năng chế ước của bàng quang, là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu dầm,…
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP Đông dược do Bộ Y Tế chứng nhận và cấp phép. Thuốc được nhiều chuyên gia khuyên dùng và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, bình chọn là “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC điều trị bệnh đái dầm, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều,…an toàn và hiệu quả nhất
7. Biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu không tự chủ đơn giản tại nhà
Tiểu không tự chủ do bất thường trong việc ăn uống, sinh hoạt như việc uống quá nhiều rượu bia, uống nhiều nước nhưng nhịn tiểu,…có thể chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và hết trong vài ngày. Thế nhưng, đối với những người bị tiểu són lâu ngày sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, thậm chí nhiều người còn cảm thấy lo âu, tự ti vì mình không được bình thường như người khác hay cơ thể luôn có mùi khó chịu.

Người bệnh tiểu không tự chủ cần chú ý ăn uống, thể thao hợp lý,…
Chưa kể đến việc người già bị chứng tiểu không tự chủ, khi đi tiểu đêm, tiểu gấp dễ bị té ngã, đột quỵ hoặc mất ngủ ban đêm do buồn tiểu gây suy giảm sức khỏe trầm trọng. Hiện tượng tiểu không tự chủ càng để lâu càng khó chữa, càng về già càng trầm trọng. Do đó, chúng ta nên có các biện pháp phòng ngừa để không mắc phải căn bệnh này như:
- Tuyệt đối không nhịn tiểu;
- Uống đủ nước để tăng cường đào thải chất độc, vi khuẩn ra khỏi cơ thể, giúp hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả;
- Ăn uống khoa học, lành mạnh, nhiều chất xơ,…để tránh bị táo bón mãn tính;
- Tránh xa các chất, thực phẩm gây kích ứng bàng quang như rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt, đồ cay nóng,…;
- Giữ tâm lí thoải mái, hoạt động thể chất thường xuyên để nâng cao sức khỏe, giữ mức cân nặng lí tưởng;
- Không nên tập xi tè cho trẻ nhỏ quá sớm khiếm bàng quang không phát triển được, giữ nước tiểu kém;
- Điều trị sớm khi có các biểu hiện bệnh lý viêm đường tiết niệu;
- Để phòng ngừa tiểu không tự chủ sau sinh, phụ nữ nên lưu ý tập các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng như kegel giúp tăng cơ sàn chậu,…
Như vậy, bài viết đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về câu hỏi “Tiểu không tự chủ là bệnh gì?” cũng như những ảnh hưởng của tiểu không tự chủ và các phương pháp chữa bệnh phổ biến thường được áp dụng hiện nay. Hãy lưu ý rằng dù áp dụng phương pháp nào, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để áp dụng chuẩn xác, không nên tự ý chữa bệnh tại nhà. Nếu còn bất cứ thắc nào về bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mại,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
10/03/2022 at 08:47
trẻ con tiểu són có dùng được thuốc đái dầm ko ạ?
10/03/2022 at 08:48
Chào bạn. Sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh sử dụng được cho trẻ trên 1 tuổi an toàn bạn nhé! Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn ạ!
25/05/2021 at 10:27
Mình bị són tiểu, mình đang mang thai tháng thứ 7 thì có uống thuốc được không, có ảnh hưởng gì không vậy? Rất mong được phản hồi sớm. Cảm ơn
25/05/2021 at 10:28
Chào bạn. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên nên an toàn cho cả bà bầu bạn nhé! Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại hướng dẫn cách dùng cho mình ạ!