Tiểu són là gì? Tiểu són nguy hiểm như thế nào?

Ngày viết: 05/06/2021 - Cập nhật ngày 28/04/2022.

Tiểu són là gì? Đái són là gì? Tiểu són hay đái són là hiện tượng tiểu không tự chủ có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, cả nam giới và nữ giới, người già và người trẻ. Nhiều người không biết rằng mình đang đối mặt với hàng loạt bệnh lý nguy hiểm với triệu chứng là tiểu són. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra đái són và nó nguy hiểm như thế nào? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

Tiểu són là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới tiểu són và tiểu són có nguy hiểm không?

Tiểu són là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới tiểu són và tiểu són có nguy hiểm không?

Đái són/ tiểu són là gì?

Bàng quang mất khả năng kiểm soát hoạt động tiểu tiện dẫn tới đi tiểu són ra ngoài mà không theo ý muốn được gọi là tiểu són, tiểu không tự chủ. Tình trạng tiểu không tự chủ có nhiều mức độ khác nhau, có thể là rò rỉ một lượng ít nước tiểu khi ho, hắt hơi hoặc lao động quá sức nhưng cũng thể rò rỉ nhiều nước tiểu như đái dầm.

tiểu són là gì?

Nước tiểu rò rỉ, tiểu són vài giọt nhiều hoặc ít tùy thuộc mức độ bệnh

Nguyên nhân bị tiểu són

Để biết rõ “tiểu són là gì” thì ta cần biết rõ nguyên nhân gây ra chứng tiểu són. Hiện tượng tiểu són có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Sử dụng các loại thuốc chữa bệnh có tác dụng lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu, hỗ trợ bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài: Thuốc giảm huyết áp, thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc chống trầm cảm, thuốc co giãn cơ bắp,…
  • Rỉ nước tiểu ở nữ giới mang thai: Tử cung phát triển chèn ép lên bàng quang dẫn tới tình trạng nhanh buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, buồn tiểu gấp không kịp vào nhà vệ sinh gây ra tiểu són.
  • Do mắc một số bệnh lý: Lớp niêm mạc trong âm đạo bị tổn thương, bị mỏng và khô nhất là sau khi hết kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh, bệnh đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
  • Táo bón kéo dài: Lâu ngày không đi đại tiện khiến cho phân ứ đọng trong trực tràng chèn ép lên bàng quang dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu không tự chủ.
  • Lạm dụng chất kích thích, rượu bia: Nguyên nhân này thường gây ra són tiểu ở nam giới. Rượu, bia, các chất kích thích có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh khiến chúng không báo hiệu lên bộ não kịp thời khi có cảm giác buồn tiểu và dẫn tới tiểu són.
Bà bầu, phụ nữ sau sinh, mãn kinh là đối tượng dễ mắc tiểu són; tiểu són là gì

Bà bầu, phụ nữ sau sinh, mãn kinh là đối tượng dễ mắc tiểu són

Tiểu són là gì? Tiểu són nguy hiểm như thế nào?

Câu hỏi “tiểu són là gì?”, ” hay đi tiểu bị són là bệnh gì?” mà nhiều người thắc mắc được giải đáp là biểu hiện của một số bệnh lý dưới đây:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra bởi các vi sinh vật có hại gồm vi khuẩn, vi nấm, virus,… mà chủ yếu là vi khuẩn E.coli (chiếm đến 90%). Vi khuẩn E.coli xâm nhập vào niệu đạo từ hậu môn rồi di chuyển lên bàng quang và các bộ phận khác của hệ tiết niệu và gây nhiễm bệnh. 

Sự nhiễm trùng gây tổn thương và kích thích niệu đạo, bàng quang dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng như sốt, mệt mỏi toàn thân, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi hôi và có thể tiểu ra máu.

tiểu són là gì; Sự nhiễm trùng gây kích thích niệu đạo, bàng quang dẫn đến tình trạng tiểu són, tiểu nhiều, tiểu buốt

Sự nhiễm trùng gây kích thích niệu đạo, bàng quang dẫn đến tình trạng tiểu són, tiểu nhiều, tiểu buốt

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, xảy ra khi các cơ chóp bàng quang hoạt động quá mức dẫn tới tình trạng người bệnh thường xuyên buồn tiểu gấp, tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu són.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi hoặc các dị vật trong đường tiết niệu được hình thành khi các khoáng chất trong nước tiểu không được đào thải hết mà tích tụ lại thành thể rắn. Sỏi xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu gây cản trở dòng chảy của nước tiểu khiến người bệnh đi tiểu khó khăn, bí tiểu, tiểu rắt, buồn tiểu gấp và són tiểu.

Ngoài ra còn các triệu chứng như đau bụng dưới, đau thắt lưng, nước tiểu đục, có mùi hôi và có thể lẫn máu, đau rát bộ phận sinh dục mỗi lần tiểu tiện.

Sỏi xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu gây bí tiểu, tiểu rắt, buồn tiểu gấp, són tiểu; tiểu són là gì

Sỏi xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu gây bí tiểu, tiểu rắt, buồn tiểu gấp, són tiểu

Phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt

Những bệnh lý ở tuyến tiền liệt chỉ xảy ra ở nam giới. Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ sản xuất tinh dịch, co bóp và kiểm soát nước tiểu. Khi tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ chèn lên niệu đạo dẫn tới buồn tiểu nhiều lần, tiểu đêm, khó tiểu, phải rặn để đi tiểu, són tiểu ở nam giới.

Với u xơ tuyến tiền liệt thì các khối u tăng kích thích chèn ép bàng quang khiến nam giới đi tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu không tự chủ.

Viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa

Chứng bệnh tiểu són khiến cho bộ phận sinh dục luôn ẩm ướt, bí bức, mùi khai khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi nảy nở gây viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa rất nguy hiểm. Viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa không được điều trị kịp thời làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Suy giảm chức năng thận

Chức năng thận suy giảm đồng nghĩa với việc giảm hấp thu nước ở thận và tăng bài tiết nước tiểu gây ra đi tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu són không tự chủ.

tiểu són là gì; Chức năng thận suy giảm đồng nghĩa với việc giảm hấp thu nước ở thận và tăng bài tiết nước tiểu

Chức năng thận suy giảm đồng nghĩa với việc giảm hấp thu nước ở thận và tăng bài tiết nước tiểu

Tiểu són có sao không? Không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm đã kể trên thì tiểu són còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tâm sinh lý của người bệnh:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Són tiểu ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. công việc và các mối quan hệ của người bệnh. Từ đó khiến chất lượng cuộc sống và công việc không đảm bảo.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý: Són tiểu khiến người bệnh luôn cảm thấy xấu hổ, hạn chế giao tiếp với người xung quanh và sống khép kín hơn vì lo sợ người khác phát hiện ra.
  • Suy giảm ham muốn: Lo ngại nước tiểu có thể rò rỉ bất kỳ lúc nào kể cả lúc đang ân ái khiến cho người bệnh hạn chế gần gũi bạn tình, giảm cảm giác thăng hoa. Lâu ngày có thể dẫn tới giảm ham muốn hoặc yếu sinh lý ở nam giới.
tiểu són là gì; Không chỉ là dấu hiệu bệnh lý, tiểu són còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới tâm sinh lý của người bệnh

Không chỉ là dấu hiệu bệnh lý, tiểu són còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới tâm sinh lý

>>> XEM THÊM:

Có một nỗi ám ảnh mang tên đi tiểu són và buốt

Són tiểu khi ho và hắt hơi – Nguyên nhân và cách chữa trị

Đi tiểu són đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Tiểu són ở nam giới và cách điều trị

Những điều cha mẹ cần biết về hiện tượng tiểu són ở trẻ em

Chẩn đoán chứng tiểu són

Mục tiêu của chẩn đoán chứng tiểu són là để xác định mức độ, tình trạng của bệnh và nguyên nhân nào gây ra để có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp những thông tin về bệnh lý đang mắc phải, tiền sử bệnh lý, tiểu sử gia đình, có sử dụng chất kích thích không, có từng phẫu thuật không,… thông tin càng chi tiết thì càng dễ cho việc chẩn đoán và điều trị.

tiểu són là gì; Để chấn đoán chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám lâm sàng như hỏi về tình trạng, tiểu sử bệnh lý

Để chấn đoán chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám lâm sàng như hỏi về tình trạng, tiểu sử bệnh lý

Xét nghiệm

Người bệnh có thể được làm một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa hoặc các bất thường khác.
  • Đo lượng nước tiểu tồn lại sau khi đi tiểu: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đi tiểu vào một dụng cụ có đo lượng nước tiểu sau đó sẽ dùng ống thông hoặc siêu âm để xác định lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang.

Ngoài ra, nếu són tiểu kéo dài và tình trạng nặng, người bệnh sẽ được đề nghị thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm niệu động học, siêu âm vùng chậu,… để cân nhắc phẫu thuật.

tiểu són là gì; Người bệnh có thể được tiến hành một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, siêu âm để kiểm soát bệnh

Người bệnh có thể được tiến hành một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, siêu âm để kiểm soát bệnh

Cách điều trị tiểu són

Tiểu són có nguy hiểm không? Tiểu són là trường hợp nguy hiểm nếu mắc một số bệnh lý bên trên. Do đó, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây ra để có cách điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số cách chữa són tiểu ở phụ nữ và cả nam giới:

Điều trị bằng thuốc tân dược (Tây y)

Thuốc Tây y là một trong những cách chữa són tiểu khi ho, hắt hơi được quan tâm hàng đầu bởi chúng cho hiệu quả nhanh chóng và thuận tiện khi sử dụng. Một số loại thuốc hay dùng trong điều trị bệnh lý gây ra tiểu són, tiểu không tự chủ bao gồm:

  • Kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: Cephalexin, Bactrim, Trimethoprim,….
  • Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt: Các thuốc kháng muscarinic như Oxybutynin, Darifenacin, Solifenacin,… có tác dụng làm giãn cơ trơn bàng quang.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Thuốc Imipramine cũng có hiệu quả trong điều trị bàng quang tăng hoạt.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Metformin, Gliclazide, Glimepiride có tác dụng hạ đường huyết trong máu.

Thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng, thuận tiện nhưng có những hệ lụy không nhỏ do tác dụng phụ mà thuốc gây ra, dễ khiến cho người bệnh lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc.

tiểu són là gì; Một vài loại thuốc tân dược như kháng sinh, thuốc giảm co thắt bàng quang....được sử dụng để điều trị tiểu són do bệnh lý gây ra

Một vài loại thuốc tân dược như kháng sinh, thuốc giảm co thắt bàng quang….được sử dụng để điều trị tiểu són

Điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa

Trong một số trường hợp tiểu són do phì đại tuyến tiền liệt hoặc sỏi tiết niệu thì người bệnh có thể được chỉ định phương pháp phẫu thuật hoặc thủ thuật xâm lấn nếu điều trị bằng thuốc không kiểm soát được bệnh. Phương pháp ngoại khoa sẽ giúp loại bỏ khối u xơ, tán sỏi từ đó giúp thông tiểu, cải thiện tiểu són, tiểu rắt, rò rỉ nước tiểu.

TIỂU SÓN phải làm sao?

Hãy để BÁC SĨ giúp BẠN thoát khỏi tình trạng TIỂU SÓN, TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ

Các biện pháp thay đổi lối sống

Tiểu không tự chủ có thể do thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây ra. Vì thế, người bệnh cần có những biện pháp thay đổi lối sống để khắc phục tình trạng rối loạn tiểu tiện này:

  • Hạn chế tối đa tiêu thụ rượu, bia, các chất kích thích, cafein: Đây là những chất làm tăng sản xuất nước tiểu, kích thích bàng quang và hệ thần kinh dẫn tới tiểu không kiểm soát.
  • Kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào cơ thể: Uống đủ 2 lít nước vào ban ngày gồm nước lọc, nước canh, nước ép trái cây nhưng hạn chế uống sau bữa tối và trước khi đi ngủ.
  • Nếu đang điều trị bệnh lý cần uống thuốc có chất lợi tiểu thì hạn chế uống thuốc vào buổi tối
  • Tập luyện bài tập Kegel: giúp tăng sự đàn hồi, dẻo dai và sức khỏe cho các cơ sàn chậu và cơ bàng quang. Đặc biệt ở đối tượng phụ nữ mang thai, sau sinh và tiền mãn kinh thì bài tập này vô cùng hiệu quả trong việc nâng đỡ bàng quang không bị sa và kiểm soát tốt hoạt động đi tiểu.
  • Tập thói quen đi tiểu vào các thời điểm cố định, cứ cách 3-4 giờ đi tiểu 1 lần, đảm bảo 1 ngày đi tiểu 6-8 lần.
  • Tăng cường bổ sung đa dạng rau xanh, trái cây, chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày để tránh táo bón – một trong những lý do dẫn đến tiểu són, tiểu không tự chủ.
Kegel là bài tập nổi tiếng giúp kiểm soát tiểu són rất hiệu quả; tiểu són là gì

Kegel là bài tập nổi tiếng giúp kiểm soát tiểu són rất hiệu quả

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Giải pháp chấm dứt tiểu són an toàn và hiệu quả

Ngoài những phương pháp kể trên thì sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh nguồn gốc thảo dược là một giải pháp hiệu quả để chấm dứt tình trạng tiểu són. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là sự phối hợp của các thảo dược quý:

  • Tang phiêu tiêu: Có công dụng bổ thận, cố tinh, điều trị thận hư, tiểu són, đái dầm, đái không tự chủ.
  • Đảng sâm: Kiện tỳ, ích khí, bổ huyết, tăng cường sức khỏe, dùng cho thể trạng mệt mỏi, kết hợp với đương quy trị tiểu són.
  • Đương quy: Tăng cường hệ miễn dịch, diệt khuẩn, kết hợp với đẳng sâm trị đái dầm, tiểu són, điều trị tiểu đêm.
  • Quy bản: Bổ thận âm, bổ máu, an thần, giúp thông tiểu, giảm tiểu són, rò rỉ nước tiểu.
  • Ngoài ra còn có phục linh, cam thảo,….

Với sự kết hợp của các thành phần dược liệu trên, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có công dụng bổ khí, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, điều hòa hệ thần kinh thực vật, từ đó giúp kiểm soát chứng tiểu són một cách an toàn và hiệu quả.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh - Giải pháp chấm dứt tiểu són, đái dầm an toàn và hiệu quả; tiểu són là gì

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Thuốc chữa són tiểu ở phụ nữ, nam giới, trẻ em từ một tuổi trở lên

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC đã được Bộ Y tế chứng nhận và cấp phép lưu hành. Do đó người bệnh có thể an tâm sử dụng và trải nghiệm hiệu quả mà thuốc mang lại. Thuốc được điều chế dưới dạng thuốc siro dễ sử dụng, tiện lợi. Nếu muốn sử dụng dạng viên các bạn có thể tham khảo sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh.

 

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc tiểu són là gì, nguyên nhân gây ra tiểu són và tiểu són nguy hiểm như thế nào. Hy vọng bài viết này hữu ích dành cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc gọi ngay 087.658.8866, các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    4 Bình luận cho bài viết “Tiểu són là gì? Tiểu són nguy hiểm như thế nào?”

    1. Su
      15/03/2022 at 14:07

      Mình cứ hắt hơi hay bê vật nặng là lại són ra mà không biết, hix. Nhà thuốc tư vấn giúp mình với ạ

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        15/03/2022 at 14:08

        Chào bạn. Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn trực tiếp nhé!

    2. Thái Dương
      05/06/2021 at 16:31

      tôi bị tiểu són vài tháng nay rồi, đi khám bị viêm tiết niệu. ngoài tiểu són còn kèm buốt bộ phận sinh dục khi đi đái. bác sĩ tư vấn thuốc giúp với. cảm ơn bác sĩ.

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        05/06/2021 at 16:32

        Chào bạn. Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn về tình trạng bệnh lý và liệu trình phù hợp nhất nhé!

    Gửi ý kiến của bạn