Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu
Biên tập: Khánh Toàn
Nước tiểu bình thường có màu vàng từ nhạt đến đậm và không chứa các tế bào máu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, màu sắc nước tiểu trông có vẻ bình thường nhưng lại được chẩn đoán là tiểu máu vi thể (còn được gọi là đái máu vi thể). Vậy hiện tượng đi tiểu ra máu vi thể là gì? Nguyên nhân gây ra cũng như cách điều trị hiệu quả như thế nào? Tại bài viết dưới đây, người bệnh hãy cùng với Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Hiện tượng đi tiểu ra máu vi thể là gì?
Hiện tượng đi tiểu ra máu là khi trong nước tiểu có sự hiện diện của máu hoặc một lượng hồng cầu không bình thường. Tiểu máu được phân loại thành hai loại chính là tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể.
Trong đó, tiểu máu vi thể, còn được gọi là đái máu vi thể, là trường hợp đái máu mà mắt thường không thể nhận biết được. Bệnh chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm tế bào học nước tiểu, kết quả cho thấy số lượng hồng cầu trong nước tiểu vượt quá 10.000 hồng cầu/ml. Hầu hết các trường hợp tiểu máu vi thể chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe tổng quát và tiến hành xét nghiệm nước tiểu. Sau khi xác định tiểu máu vi thể, việc quan trọng nhất là tìm hiểu nguyên nhân gây ra chảy máu, từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.
2. Hiện tượng đi tiểu ra máu vi thể cảnh báo bệnh lý gì?
Hệ tiết niệu của con người bao gồm hai quả thận, hai ống niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa khỏi máu, chuyển hóa chúng thành nước tiểu. Nước tiểu được tạo ra tại hai quả thận ngay sau đó sẽ thông qua hai ống niệu quản để đến bàng quang, nơi nó được lưu giữ cho đến khi được đẩy ra khỏi cơ thể thông qua niệu đạo.
Trong trường hợp bị bệnh tiểu máu vi thể hoặc đại thể, nguyên nhân có thể xuất phát từ thận hoặc các bộ phận khác trong hệ tiết niệu, khiến cho các tế bào máu “xâm nhập” vào nước tiểu. Có một số vấn đề có thể xảy ra, bao gồm:
2.1. Nhiễm trùng đường tiểu
- Đây là một bệnh phổ biến ở cả nam và nữ, tuy nhiên, nó đặc biệt phổ biến hơn ở phụ nữ. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo và bắt đầu phát triển bên trong bàng quang;
- Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu thường bao gồm sự kích thích đi tiểu liên tục, đau và khó chịu khi tiểu, cũng như nước tiểu có mùi rất mạnh.
2.2. Nhiễm trùng thận
- Nhiễm trùng thận, như viêm nhiễm bể thận, có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào thận thông qua dòng máu hoặc di chuyển ngược từ niệu quản đến thận.
2.3. Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận
2.4. Phì đại tuyến tiền liệt
- Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang và bao quanh phần trên của niệu đạo. Bệnh tuyến tiền liệt thường bắt đầu phát triển ở nam giới khi họ bước vào tuổi trung niên. Khi tuyến tiền liệt phì đại và tăng kích thước, nó có thể gây áp lực lên niệu đạo, làm giảm dòng chảy của nước tiểu;
- Các triệu chứng của bệnh bao gồm khó tiểu, cảm giác luôn có nhu cầu tiểu gấp hoặc tiểu liên tục, và đôi khi có tiểu máu đại thể hoặc vi thể. Ngoài ra, viêm tuyến tiền liệt, còn được gọi là nhiễm trùng tuyến tiền liệt, cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
2.5. Bệnh cầu thận
- Tiểu máu là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm cầu thận, một tình trạng viêm nhiễm trong hệ thống lọc của thận. Viêm cầu thận có thể là một phần của một bệnh lý hệ thống như bệnh tiểu đường, hoặc có thể xảy ra độc lập;
- Bệnh này có thể được kích hoạt bởi nhiễm virus, vấn đề về mạch máu, sự xáo trộn miễn dịch… gây ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ trong thận có vai trò lọc máu.
2.6. Thuốc
- Có một số loại thuốc có thể gây ra triệu chứng tiểu máu;
- Bao gồm: Aspirin, penicillin, heparin và các thuốc chống ung thư như cyclophosphamide.
Bạn đang gặp phải tình trạng tiểu ra máu như thế nào? Hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn chính xác nhất!
3. Cách chẩn đoán tiểu máu vi thể như thế nào?
Dựa vào mắt thường, chúng ta không thể phát hiện ra có máu trong nước tiểu. Do đó, người bệnh cần làm một số xét nghiệm, chẩn đoán bằng hình ảnh để khẳng định chính xác tình trạng tiểu máu vi thể. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
- Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp này có thể thông tin về nguyên nhân gây tiểu máu, bao gồm: phân tích nước tiểu, dùng que thử và trong một số trường hợp khác thì có thể cần dùng kính hiển vi để phân tích thành phần nước tiểu;
- Xét nghiệm máu: Trong nhiều trường hợp, người bệnh được chỉ định xét nghiệm máu để tìm kiếm các thông tin về nguyên nhân từ viêm nhiễm hoặc các bệnh về thận, bàng quang;
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này được áp dụng để kiểm tra cấu trúc của thận, niệu quản và bàng quang. Trong trường hợp tiểu ra máu do sỏi thận hoặc các bất thường ở thận, niệu quản và bàng quang, phương pháp này sẽ dễ dàng phát hiện ra.
- Siêu âm thận: Phương pháp này được sử dụng cho những người bị dị ứng với thuốc cản quang được sử dụng trong chụp cắt lớp vi tính (CT). Siêu âm thận sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về cấu trúc của thận;
- Nội soi bàng quang: Đây là thủ thuật được thực hiện để phát hiện ra các bất thường ở bàng quang như viêm bàng quang, sỏi bàng quang hoặc các bất thường khác. Nếu thấy mô bất thường, bác sĩ có thể lấy mô để làm sinh thiết để xem có tế bào ung thư không;
- Sinh thiết thận: Bác sĩ có lấy một mẫu mô nhỏ ở thận, sau đó mô được kiểm tra bằng kính hiển vi để tìm các dấu hiệu của bệnh thận, ung thư thận,…
4. Điều trị hiện tượng đi tiểu ra máu vi thể như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân gây tiểu máu vi thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể, phù hợp với người bệnh. Một số phương pháp bao gồm:
- Sử dụng thuốc điều trị: Người bệnh gặp tình trạng nước tiểu có máu vi thể có thể cần dùng thuốc kháng sinh, thuốc cầm máu, thuốc giảm đau,…để cải thiện các triệu chứng của bệnh;
- Nếu có sỏi thận, sỏi bàng quang thì cần phẫu thuật lấy sỏi hoặc tán sỏi;
- Trong trường hợp người bệnh tiểu ra máu vi thể do ung thư đường tiết niệu thì cần được hóa trị, xạ trị;
- Điều trị giảm tiểu cầu, truyền máu,…trong trường hợp có các vấn đề về máu.
Ngoài ra, người bệnh có thể ăn một số loại thức ăn có tính mát và cầm máu như rau ngổ, củ sen, dưa hấu, hạt sen, củ mã thầy, bí đao,…
5. Sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả hiện tượng đi tiểu ra máu vi thể
Bên cạnh các phương pháp ở trên, người bị tiểu ra máu vi thể có thể tham khảo và sử dụng kết hợp với các loại thuốc trị tiểu ra máu và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, tiêu biểu là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh.
Bảo Niệu Đức Thịnh được bào chế dạng viên nén và viên hoàn theo bài thuốc trị bệnh đường tiểu lâu đời của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền có hơn 200 năm lịch sử làm thuốc chữa bệnh cứu người – Đức Thịnh Đường. Các vị thuốc như: Ích trí nhân, Đảng sâm, Đương quy, Hoàng kỳ,…được kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền.
Sản phẩm có tác dụng cân bằng âm dương cho cơ thể, hỗ trợ điều trị, làm giảm tình trạng tiểu ra máu. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp bổ thận, tăng cường chức năng chế ước của bàng quang, nhờ đó có tác dụng với các vấn đề đường tiểu khác như: tiểu dầm, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt,…
Bảo Niệu Đức Thịnh phù hợp với trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Sản phẩm an toàn, chất lượng, được Bộ Y Tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc nên mang lại sự yên tâm cho khách hàng.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến Hiện tượng đi tiểu ra máu vi thể. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả cao. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn dưới đây hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận