Tiểu không tự chủ hay còn gọi là tiểu són là tình trạng mất kiểm soát bàng quang dẫn đến việc nước tiểu rò rỉ ra ngoài không theo ý muốn. Tiểu không tự chủ gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề này có thể cải thiện được nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm. Ngược lại, tình trạng có thể diễn biến thành các bệnh lý khác nếu kéo dài và không được điều trị.
Tìm hiểu về bệnh tiểu không tự chủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
1. Tiểu không tự chủ là gì?
Tiểu không tự chủ hay còn gọi là tiểu không kiểm soát, són tiểu là sự rò rỉ nước tiểu không có kiểm soát khi hoạt động thể chất như tập thể dục, khi ho, hắt hơi hay đi tiểu liên tục và diễn ra đột ngột.
2. Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu không tự chủ nhưng một số nguyên nhân chung và phổ biến nhất đó là:
+ Yếu tố tuổi tác: Cơ sàn chậu suy yếu theo tuổi tác, giảm khả năng hỗ trợ bàng quang.
+ Mang thai và sinh nở: Áp lực lên bàng quang và cơ sàn chậu trong quá trình mang thai và sinh nở có thể gây tổn thương.
+ Hoạt động thể chất ít: Thiếu vận động làm yếu cơ sàn chậu.
+ Béo phì: Áp lực mỡ bụng lên bàng quang.
+ Một số loại thuốc: Thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp… có thể gây kích ứng bàng quang.
Bạn đang gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ như thế nào? Hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn chính xác nhất!
2.1. Nguyên nhân tiểu không tự chủ ở nam giới
Tình trạng tiểu không kiểm soát ở nam thường xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý thường gặp như sau:
+ Ho mạn tính.
+ Táo bón.
+ Béo phì.
+ Nhiễm trùng bàng quang.
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu.
+ Tắc nghẽn đường tiết niệu.
+ Cơ bàng quang hoặc sàn chậu yếu.
+ Tổn thương, rối loạn thần kinh gây cản trở các tín hiệu kiểm soát bàng quang.
+ Phì đại tuyến tiền liệt.
+ Ung thư tuyết tiền liệt.
2.2. Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở nữ giới
Bên cạnh các nguyên nhân chung, ở một số phụ nữ, nguyên nhân gây tiểu không tự chủ có thể là do:
+ Rối loạn nội tiết tố (sau mãn kinh).
+ Sinh nhiều con.
+ Nhiễm trùng đường tiểu.
+ Rối loạn thần kinh.
+ Các bệnh lý liên quan đến bàng quang, đường tiết niệu.
+ Táo bón thường xuyên.
=> Xem thêm: Cách điều trị tiểu không tự chủ sau sinh
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở nữ giới
3. Các triệu chứng của tiểu không tự chủ
Các triệu chứng của tiểu không tự chủ có thể khác nhau, nó tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của bệnh. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
+ Tiểu són không kiểm soát: Nước tiểu rò rỉ khi ho, hắt hơi, cười, nâng vật nặng hoặc thay đổi tư thế.
+ Tiểu đêm nhiều lần: Thức giấc nhiều lần trong đêm để đi tiểu.
+ Cảm giác buồn tiểu liên tục, gấp: Cần đi tiểu ngay lập tức và khó kìm nén.
+ Tiểu rắt: Đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.
4. Chẩn đoán tiểu không tự chủ
Để chẩn đoán bệnh tiểu không tự chủ và xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thì người bệnh cần tiến hành:
+ Thăm khám lâm sàng: Hỏi thăm về tiểu sử bệnh, các thói quen sinh hoạt và các triệu chứng biểu hiện bên ngoài.
+ Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá sức khỏe qua màu nước tiểu và các tình trạng từ các thông số của nước tiểu.
+ Nội soi bàng quang: Quan sát trực tiếp bên trong bàng quang xem có những vấn đề gì bất thường không
+ Siêu âm bàng quang: Chẩn đoán đánh giá kích thước, hình dạng bàng quang để biết được dung tích bàng quang chứa được bao nhiêu lít nước tiểu.
+ Làm các xét nghiệm khác.
Bệnh tiểu không tự chủ ở nam giới và nữ giới
5. Cách điều trị tiểu không tự chủ
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà từ đó các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị tiểu không tự chủ. Một số phương pháp điều trị được áp dụng như:
+ Phẫu thuật: Cắt bỏ một phần bàng quang, sửa chữa các tổn thương,…
+ Thay đổi lối sống: Thay đổi chế độ ăn, tập luyện thể dục thể thao, giảm cân,… theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Tiêm botox: làm giảm co thắt bàng quang.
+ Sử dụng thuốc: Để trả lời cho câu hỏi tiểu không tụ chủ uống thuốc gì? Người bệnh có thể tham khảo Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh, sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Bên cạnh tác dụng chính là điều trị đái dầm, sản phẩm cũng có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như tiểu không tự chủ, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu són,… Và một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
6. Cách phòng ngừa tiểu không tự chủ
Để phòng ngừa bệnh tiểu không tự chủ tại nhà hiệu quả nhất bạn nên:
+ Thay đổi chế độ ăn: Điều chỉnh chế độ ăn khoa học, hạn chế các chất kích thích như rượu bia, cafe, các loại nước uống có ga.
+ Tập luyện các bài tập Kegel: Đây là một phương pháp hiệu quả để tăng cường cơ sàn chậu.
+ Chăm tập thể thao: Đặc biệt là đối với những người thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân sẽ làm giảm áp lực lên bàng quang
+ Khám định kỳ: Khám định kỳ thường xuyên để phát hiện các bệnh sớm nhất từ đó quá trình điều trị cũng dễ dàng hơn.
Tiểu không tự chủ là chứng bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp hơn ở độ tuổi trung niên và phụ nữ sinh nhiều lần. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bài viết này có hữu ích không?
10/03/2022 at 08:47
trẻ con tiểu són có dùng được thuốc đái dầm ko ạ?
10/03/2022 at 08:48
Chào bạn. Sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh sử dụng được cho trẻ trên 1 tuổi an toàn bạn nhé! Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn ạ!
25/05/2021 at 10:27
Mình bị són tiểu, mình đang mang thai tháng thứ 7 thì có uống thuốc được không, có ảnh hưởng gì không vậy? Rất mong được phản hồi sớm. Cảm ơn
25/05/2021 at 10:28
Chào bạn. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên nên an toàn cho cả bà bầu bạn nhé! Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại hướng dẫn cách dùng cho mình ạ!