Thể tích nước tiểu bình thường trong 1 ngày là bao nhiêu?

Ngày viết: 25/07/2024 - Cập nhật ngày 25/07/2024.

Nước tiểu là sản phẩm thải loại của cơ thể, được tạo thành từ quá trình lọc máu ở thận. Nó chứa các chất thải và nước dư thừa, giúp cơ thể duy trì cân bằng chất lỏng và điện giải. Theo dõi thể tích nước tiểu là một phần quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể, đặc biệt là chức năng thận. Vậy thể tích nước tiểu bình thường trong 1 ngày là bao nhiêu? Nước tiểu bình thường có màu gì mùi gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này!

luong nuoc tieu binh thuong trong 1 ngay

Lượng nước tiểu bình thường một ngày là bao nhiêu ml

1. Thể tích nước tiểu bình thường là bao nhiêu

Thể tích nước tiểu bình thường ở người trưởng thành là 800 – 2000ml/24 giờ, tương đương khoảng 16 – 25 ml/kg trọng lượng cơ thể, với lượng nước đưa vào cơ thể trung bình 2 lít/ngày. Thể tích nước tiểu có thể thay đổi theo từng giai đoạn thậm chí là từng ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, các bệnh lý (đái tháo đường , đái tháo nhạt tiểu nhiều, sốt cao, hội chứng thận hư tiểu ít) , chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, lượng mồ hôi, lượng nước uống, thời tiết trong năm.

2. Một số đặc điểm của nước tiểu bình thường

2.1. Nước tiểu bình thường có màu gì

Nhiều người thắc mắc nước tiểu màu gì là tốt nhất? Câu trả lời đó là nước tiểu mới và nước tiểu bình thường có màu trong hoặc vàng nhạt, đậm nhất là màu hổ phách hoặc vàng sẫm tương ứng với tỷ trọng của nó. Nước tiểu hòa loãng (có tỷ trọng thấp) sẽ có màu trong hoặc vàng rất nhạt, nước tiểu bị cô đặc (có tỷ trọng cao) sẽ có màu vàng sẫm.

Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước tiểu và thời gian đi tiểu. Nếu cơ thể nạp ít nước thì nước tiểu sẽ có màu vàng chanh, vàng tươi, lâu đi tiểu thì nước tiểu sẽ có màu sẫm hơn. Điển hình như nước tiểu vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy…

nuoc tieu binh thuong bao nhieu ml

Tuy nhiên, một số bệnh lý cũng có khả năng làm thay đổi màu sắc nước tiểu. Ví dụ, người bị đái tháo đường, bệnh lý về gan mật sẽ khiến nước tiểu có màu trắng đục. Các nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng đường niệu trên do pseudomonas hoặc sử dụng một số loại thuốc như indomethacin, methocarbamol, xanh methylen nước tiểu sẽ có màu xanh lơ hoặc xanh sẫm. Tiểu ra sắc tố mật, methemoglobin, dùng thuốc chống đông, levodopa nước tiểu sẽ có màu nâu hoặc đen. Sử dụng phenytoin hoặc phenothiazine sẽ khiến nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ tía. Bạn cũng có thể tham khảo bảng màu nước tiểu để biết rõ hơn về tình trạng nước tiểu của mình và xem xem mình có đang mắc bệnh gì không.

Nước tiểu bình thường sẽ trong suốt. Sau khi để lắng đọng một thời gian sẽ xuất hiện lớp vẩn đục lơ lửng ở giữa hoặc đọng lại ở đáy bình đựng. Việc nước tiểu có lắng cặn xuống bề mặt bình đựng là hoàn toàn bình thường vì đó là các chất hóa học có trong nước tiểu được thải ra ngoài.

Nước tiểu có xu hướng chuyển sang màu sẫm hơn khi để lâu. Chính vì vậy nên chuyển ngay mẫu nước tiểu đến phòng xét nghiệm ngay sau khi lấy mẫu để cho kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

2.2. Mùi của nước tiểu bình thường

Mùi bình thường của nước tiểu do nồng độ acid của nó quyết định. Nước tiểu bình thường có mùi khai nhẹ, để lâu trong không khí mùi khai sẽ đậm đặc dần lên do ure trong nước tiểu chuyển hóa thành amoniac dưới tác dụng của vi khuẩn. Một loạt các tình trạng bệnh lý, thuốc và thức ăn có thể làm biến đổi mùi nước tiểu.

Với một số bệnh lý nhất định, nước tiểu của người bệnh có chứa những chất tạo mùi khác biệt như mùi hôi, mùi ẩm mốc (ăn tỏi, hội chứng đái ra phenyl-cetone, nhiễm khuẩn đường tiết niệu), mùi hoa quả ngọt (đái ra aceton niệu), mùi đường cháy trong bệnh nước tiểu có mùi đường cháy (maple syrup urine disease), mùi aceton…

Bạn nên quan sát và theo dõi nước tiểu hàng ngày. Nếu thấy nước tiểu có màu và mùi khác lạ, vẩn đục, xuất hiện bọt khí, đặc sánh hơn bình thường nghĩa là cơ thể đã có những dấu hiệu bất thường, cần đi xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

=> Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu

3. Một ngày đi tiểu bao nhiêu lần là bình thường

Vậy một ngày đi tiểu bao nhiêu lần là bình thường? Câu hỏi mà bất cứ ai cũng thắc mắc. Theo Hội Niệu học Quốc tế, trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6-8 lần/ngày. Vì vậy nếu đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là tiểu nhiều lần.

the tich nuoc tieu 24h

Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có lượng nước tiểu giống nhau và số lần đi tiểu như nhau. Không có con số nào là tuyệt đối trong việc khẳng định số lần đi tiểu của mỗi người. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của một người như loại đồ ăn sử dụng, lượng nước nạp vào cơ thể. Ví dụ như cafe và rượu bia là những chất kích thích bàng quang sẽ khiến muốn đi vệ sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, độ nhạy cảm của bàng quang cũng có vai trò nhất định. Có những người chỉ cần uống 1 chút nước cũng đã có nhu cầu đi vệ sinh nhưng có người lại không.

Bạn đang gặp phải tình trạng như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.

tu-van-benh-duong-tieu

4. Cách đưa số lần đi tiểu về bình thường

Thực tế hiện nay, so với những người tiểu ít (dưới 8 lần/ngày) nhiều người gặp tình trạng tiểu nhiều lần ngay cả ban ngày hay ban đêm. Tiểu nhiều lần khiến cuộc sống bị đảo lộn, giấc ngủ không được trọn vẹn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Để đưa số lần đi tiểu về bình thường trong ngày có một số cách bạn nên áp dụng như:

Thay đổi lối sống:

  • Hạn chế uống nước trước khi ngủ: Tránh uống nhiều nước trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế caffeine và rượu bia: Caffeine và rượu bia có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Hãy tập yoga, thiền hoặc dành thời gian cho các hoạt động thư giãn khác để giảm căng thẳng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và có thể giúp giảm số lần đi tiểu.
  • Giữ cân nặng hợp lý: Thừa cân hoặc béo phì có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì.

Sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà:

  • Đi tiểu theo lịch: Cố gắng đi tiểu theo lịch cố định, ví dụ như mỗi 2-3 giờ một lần, ngay cả khi bạn không cảm thấy buồn tiểu.
  • Nâng cao bàng quang khi đi tiểu: Khi đi tiểu, hãy nâng cao bàng quang của bạn bằng cách nghiêng người về phía trước. Điều này có thể giúp bạn đi tiểu hết nước.
  • Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo bó sát có thể chèn ép bàng quang và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
  • Sử dụng gối kê cao: Kê cao đầu khi ngủ có thể giúp giảm áp lực lên thận và bàng quang, từ đó giảm số lần đi tiểu.

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp giảm số lần đi tiểu, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu giúp cơ thể loại bỏ natri và nước dư thừa, từ đó giảm số lần đi tiểu. Tuy nhiên, thuốc lợi tiểu có thể gây ra một số tác dụng phụ, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc chống co thắt bàng quang: Thuốc chống co thắt bàng quang giúp thư giãn cơ bàng quang, từ đó giảm số lần đi tiểu.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm số lần đi tiểu ở những người mắc chứng tiểu đêm do tâm lý.

Đi khám bác sĩ: Nếu bạn đã thử các biện pháp trên mà số lần đi tiểu vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và được điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để tìm kiếm các bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc bệnh tim.

Trên đây là một số thông tin về thể tích nước tiểu bình thường trong 1 ngày ở người trưởng thành, một số đặc điểm của nước tiểu bình thường và cách đưa số lần đi tiểu về bình thường đối với người mắc chứng tiểu nhiều lần. Hy vọng rằng với những kiến thức nêu trên bạn có thể xác định được việc đi tiểu của mình có bình thường hay xuất hiện những bất thường nào khác. Nếu phát hiện thấy nước tiểu không bình thường, bạn hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn