Điều trị chứng bệnh khó đi tiểu ở nữ giới: Không khó!

Ngày viết: 20/09/2022 - Cập nhật ngày 08/01/2024.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ

Biên tập: Anh Tuấn

Khó đi tiểu ở nữ là triệu chứng buồn tiểu nhưng không đi tiểu tiện được dù bàng quang đã căng tức chứa đầy nước tiểu. Khó tiểu (khó đái) không chỉ khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt, đau bụng dưới mà để lâu còn có thể gây bệnh viêm đường tiết niệu cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!

1. Triệu chứng khó đi tiểu phải rặn ở nữ giới

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ; Tất tần tật về chứng bệnh khó tiểu ở nữ giới; buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ; đi tiểu phải rặn ở nữ là bệnh gì

Tất tần tật về chứng bệnh khó tiểu ở nữ giới

Triệu chứng khó đi tiểu ở nữ hay còn gọi là bí tiểu, là tình trạng tiểu tiện khó khăn dù đang cực kì buồn tiểu (tức tiểu). Phụ nữ sẽ cảm thấy rất buồn tiểu nhưng không tiểu được hoặc phải rặn mạnh và lâu mới ra được nước tiểu.

Khó tiểu khiến cho bàng quang vẫn đầy nước tiểu hoặc không rỗng hoàn toàn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Ngoài đi tiểu không được thì khó tiểu ở phụ nữ còn có các triệu chứng sau:

  • Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ;
  • Tiểu không hết nước trong bàng quang;
  • Tia nước tiểu yếu, nhỏ, tiểu không hết phải rặn;
  • Mắc tiểu mà tiểu không được;
  • Tiểu rắt, bị đau vùng kín khi đi tiểu và đi tiểu xong thấy khó chịu.
buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ; khó tiểu ở nữ giới; đi tiểu phải rặn ở nữ là bệnh gì; Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ

Không đi tiểu được dù cực kì buồn tiểu, căng tức bàng quang, đau bụng dưới là tình trạng khó tiểu

2. Nguyên nhân khó đi tiểu ở nữ giới là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bị khó đi tiểu ở nữ giới và phần lớn là do bệnh lý ở đường tiết niệu. Một số nguyên nhân gây ra đi tiểu khó tiểu rắt như sau:

  • Uống quá ít nước khiến lượng nước tiểu sản xuất ít;
  • Nhịn tiểu thường xuyên làm cho người bệnh mất cảm giác hoặc phản xạ đi tiểu;
  • Sau phẫu thuật cột sống, sau khi mổ trĩ hoặc sau sinh đều có thể gây ra tình trạng khó tiểu;
  • Phụ nữ bị thiếu hụt estrogen sau mãn kinh;
  • Dị ứng và các chất tẩy rửa vùng kín hoặc băng vệ sinh.
Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ; đi tiểu phải rặn ở nữ là bệnh gì; Khó tiểu ở nữ giới cũng có thể do thiếu hụt estrogen sau mãn kinh; buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ

Khó tiểu ở nữ giới cũng có thể do thiếu hụt estrogen sau mãn kinh

Bạn đang gặp phải vấn đề như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.

nút tư vấn cho tôi - Đái dầm Đức Thịnh

3. Khó đi tiểu, đi tiểu phải rặn ở nữ là bệnh gì?

3.1. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh rất phổ biến ở nữ giới. Nữ giới là đối tượng dễ mắc viêm đường tiết niệu bởi cấu tạo đường niệu đạo ngắn, thẳng và gần hậu môn tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Vi khuẩn xâm nhập và bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) và gây viêm nhiễm. Triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu là đi tiểu đau buốt, đi tiểu phải rặn, tiểu rắt, tiểu đêm, có thể tiểu ra máu.

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ; đi tiểu phải rặn ở nữ là bệnh gìVi khuẩn xâm nhập hệ tiết niệu gây viêm nhiễm dẫn tới khó tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu; buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ

Vi khuẩn xâm nhập hệ tiết niệu gây viêm nhiễm dẫn tới khó tiểu, tiểu không hết phải rặn, tiểu buốt, tiểu ra máu,…

3.2. Viêm niệu đạo

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Viêm niệu đạo phần lớn là do vi khuẩn xâm nhập (E.coli, Gonococcus, Chlamydia,…). Viêm niệu đạo khiến chị em phụ nữ thường xuyên buồn tiểu, tiểu khó, khó chịu khi đi tiểu, ngứa ngáy khó chịu vùng kín, âm đạo tiết dịch bất thường và mùi hôi,…

Viêm niệu đạo không được điều trị kịp thời có thể lan sang các bộ phận khác của hệ tiết niệu gồm niệu quản, thận, bàng quang. Những nhiễm trùng này có thể lan đến máu và gây nhiễm trùng huyết cực kì nguy hiểm.

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ; đi tiểu phải rặn ở nữ là bệnh gì; Viêm niệu đạo khiến chị em thường xuyên buồn tiểu, khó để đi tiểu, ngứa ngáy khó chịu vùng kín; buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ

Viêm niệu đạo khiến chị em thường xuyên buồn tiểu, khó để đi tiểu, ngứa ngáy khó chịu vùng kín

3.3. Bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ như viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung dẫn tới tình trạng bị khó tiểu, đau khi đi tiểu, khí hư bất thường và mùi hôi, ngứa đường tiểu ở nữ,…

Những bệnh phụ khoa không được chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của nữ giới, đặc biệt là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ; đi tiểu phải rặn ở nữ là bệnh gì; buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ; Bệnh phụ khoa thường gặp như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung dẫn tới khó tiểu

Bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung dẫn tới khó tiểu

3.4 Các bệnh về bàng quang

3.4.1. Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang hình thành bởi sự tích tụ của các khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi bàng quang có thể hình thành ngay tại bàng quang hoặc sỏi từ thận hoặc niệu quản di chuyển rơi xuống bàng quang.

Những viên sỏi di chuyển trong bàng quang gây tổn thương bàng quang và gây ra triệu chứng gồm đau bụng dưới, tiểu khó hoặc tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu, mắc tiểu mà tiểu không được ở nữ,…

3.4.2. Ung thư bàng quang

Khó tiểu ở phụ nữ là một trong những dấu hiệu hiếm gặp của ung thư bàng quang, chỉ xuất hiện khi khối u có kích thước lớn làm tắc lỗ niệu đạo. Niệu đạo bị bít tắc nhiều khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được và khiến bạn khó chịu sau khi đi tiểu.

3.4.3. Sa bàng quang

Ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau quá trình sinh đẻ, sa bàng quang xảy ra khi bàng quang và âm đạo yếu đi làm cho bàng quang sa trễ về phía âm đạo. Bàng quang sa trễ có thể làm cho nước tiểu không được đào thải hết, gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có khó tiểu.

4. Cách điều trị khó tiểu ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân gây ra khó tiểu ở nữ giới, chính vì thế để điều trị cần dựa vào nguyên nhân, mức độ bệnh và thể trạng của từng người. Dưới đây là một số cách điều trị đi tiểu khó ở phụ nữ:

4.1. Điều trị khó tiểu bằng thuốc Tây

Thuốc Tây được sử dụng trong trường hợp khó tiểu do bệnh lý gây ra, ví dụ bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm âm đạo,…Một số loại thuốc thông tiểu được sử dụng như:

  • Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu: Penicillin, Amoxicillin, Ampicillin, Cloxacillin,…Một số trường hợp nặng kèm tiểu buốt, tiểu ra máu thì có thể phải dùng thêm thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm.
  • Thuốc điều trị sỏi tiết niệu: Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc giãn cơ trơn (Nospa, Papaverin) hoặc thuốc kháng Cholinergic (Oxybutynin, Tolterodine) nhằm giảm co thắt, giãn đường tiết niệu tạo điều kiện nước tiểu lưu thông đẩy sỏi ra ngoài.

Thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh chóng, cải thiện các triệu chứng, giúp chị em dễ chịu hơn nhưng có tác dụng phụ không mong muốn có hại cho sức khỏe.

Bên cạnh thuốc tây thì một số thủ thuật được dùng để điều trị tiểu khó ở nữ giới như: Mở niệu đạo bằng ống thông đối với hẹp niệu đạo, sử dụng ống thông tiểu, phẫu thuật với trường hợp sa bàng quang và sa trực tràng nặng,…

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ; đi tiểu phải rặn ở nữ là bệnh gì; Thuốc tây có tác dụng nhanh chóng nhưng để lại tác dụng phụ; buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ

Thuốc tây trị khó tiểu có tác dụng nhanh chóng nhưng để lại tác dụng phụ

4.2. Cách trị khó tiểu tại nhà bằng mẹo dân gian

Những bài thuốc lưu truyền dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, vì thế khắc phục tối đa được nhược điểm gây ra tác dụng phụ của thuốc Tây.

4.2.1. Cách chữa bí tiểu bằng bí xanh

Bí xanh có vị ngọt, tính mát, không độc, công dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm. Ngoài ra bí xanh còn giúp đẹp da và giảm cân cực kì hiệu quả.

Chị em chỉ cần luộc bí xanh ăn cả nước lẫn cái hoặc đem 300g bí xanh ép lấy nước uống trực tiếp. Kiên trì thực hiện khoảng 7 – 10 ngày, mỗi ngày ăn từ 300 – 500g bí xanh để thấy chứng khó tiểu, đi tiểu khó chịu như tiểu buốt, rát được cải thiện hiệu quả.

Uống nước ép bí xanh đều đặn trong 10 ngày để cải thiện tình trạng bí tiểu; Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà

Uống nước ép bí xanh đều đặn trong 10 ngày để cải thiện tình trạng bí tiểu

4.2.2. Trị bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ với hoa dâm bụt

Cây hoa dâm bụt có chứa thành phần calyces thường được sử dụng để làm trà. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trà hoa dâm bụt giúp lợi tiểu, hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe gan, duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Cách sử dụng:

  • Cho cánh hoa dâm bụt khô vào nước rồi đun sôi khoảng 5 – 10 phút;
  • Rót trà ra cốc và trộn đều với một chút mật ong nguyên chất;
  • Uống trà hoa dâm bụt 2 lần mỗi ngày để thấy giảm chứng khó tiểu đáng kể.
Trà hoa dâm bụt công dụng lợi tiểu, cải thiện sức khỏe gan, duy trì cân nặng khỏe mạnh; Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà

Trà hoa dâm bụt công dụng lợi tiểu, cải thiện sức khỏe gan, duy trì cân nặng khỏe mạnh

4.2.3. Điều trị khó tiểu bằng rau mùi tây

Rau mùi tây được xem như một loại rau gia vị và thực phẩm lợi tiểu trong dân gian. Rau mùi tây được sử dụng như một loại trà hoặc nước ép uống hàng ngày để giảm khả năng giữ nước. Các nghiên cứu cho thấy rau mùi tây có thể làm tăng lưu lượng nước tiểu và tác dụng lợi tiểu.

Chị em có thể dùng rau mùi tây ép thành nước uống trực tiếp hoặc chế biến cùng với món ăn hàng ngày. Uống nước ép rau mùi tây mỗi ngày không chỉ điều trị khó tiểu mà còn giúp chị em giữ được làn da mịn màng chắc khỏe.

Nước ép rau mùi tây vừa trị bí tiểu, vừa đẹp da và giữ dáng cho chị em phụ nữ; Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà

Nước ép rau mùi tây vừa trị bí tiểu, vừa đẹp da và giữ dáng cho chị em phụ nữ

4.3. Thuốc thảo dược Đông y trị tiểu khó ở nữ giới

Sử dụng thảo dược Đông y để làm đẹp và điều trị bệnh hiện đang là xu hướng được nhiều phụ nữ tìm kiếm. Trong điều trị bệnh Đông y tập trung điều trị bệnh từ nguyên nhân gốc rễ.

Đối với chứng khó tiểu, các vị thảo dược như Đương quy, Đẳng sâm, Quy bản, Phục linh, Cam thảo, Tang phiêu tiêu,…có tác dụng bổ thận, bổ khí, tăng cường chức năng bàng quang, ổn định hệ thần kinh thực vật, từ đó điều trị tận gốc các chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu khó tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu nhiều,…

Các vị thảo dược trên đều là thành phần chính trong Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường. Nhờ đó, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC được Bộ y tế chứng nhận với công dụng chính:

  • Bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang;
  • Định tâm, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có nguồn gốc thảo dược điều trị tận gốc các chứng rối loạn tiểu tiện

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có nguồn gốc thảo dược điều trị tận gốc các chứng rối loạn tiểu tiện

nút đặt mua ngay - Đái dầm Đức Thịnh

Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến vấn đề Khó đi tiểu ở nữ giới. Để khó tiểu không còn là nỗi lo lắng của chị em phụ nữ thì chị em cần tìm hiểu những thông tin về chứng bệnh này, hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    4 Bình luận cho bài viết “Điều trị chứng bệnh khó đi tiểu ở nữ giới: Không khó!”

    1. Mạc Thị Tâm
      13/04/2022 at 16:22

      Mình bị khó đi tiểu. Mặc dù hay buồn tiểu nhưng đi lại phải rặn mà lại ra ít nước. Cảm giác buồn tiểu liên tục rất khó chịu. Nhờ nhà thuốc tư vấn giúp mình qua số 0976251xxx

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        13/04/2022 at 16:23

        Dạ, bạn chú ý điện thoại để các chuyên gia gọi lại trong thời gian sớm nhất nhé!

    2. Mai Quỳnh Hoa
      21/06/2021 at 13:29

      Tôi bị đi tiểu khó do viêm đường tiết niệu hơn 4 tháng nay. Đã sử dụng thuốc kháng sinh và có đỡ nhưng dừng thuốc được 1 thời gian lại bị lại. Bác sĩ tư vấn giúp tôi nhé.

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        21/06/2021 at 13:30

        Chào bạn. Khi bị tiểu khó bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh kèm sử dụng những sản phẩm chiết xuất tự nhiên để tránh các biến chứng cũng như tình trạng tái lại khi dùng thuốc tây y. Bạn để lại thông tin của mình ở form để các chuyên gia gọi lại tư vấn tình trạng bệnh cũng như cách điều trị hợp lý nhất nhé!

    Gửi ý kiến của bạn