Từ xưa đến ngay, cây bọ mắm thường được mọi người sử dụng để tiêu diệt dòi trong mắm. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng làm tiêu viêm, chỉ khái và tiêu đờm,…nên còn được sử dụng như một loại dược liệu để trị các chứng ho như ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm, ho lao,…Đặc biệt, cây bọ mắm còn có tác dụng điều trị hiệu quả một số bệnh ở phụ nữ như đau sưng vú, tắc tia sữa, viêm đường tiết niệu,…Vậy tác dụng của Cây bọ mắm trong Y học như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Tìm hiểu chung về Cây bọ mắm?
1.1. Các loại tên gọi
- Tên gọi khác: Cỏ dòi, Đại kích biển, Cây dòi ho;
- Tên gọi khoa học: Pouzolzia Zeylanica;
- Họ: Gai (Danh pháp khoa học: Urticaceae).
1.2. Đặc điểm của Cây bọ mắm
- Cây bọ mắm được miêu tả là một loài thực vật thân thảo nhỏ, với cành mềm và thân được bao phủ bởi lớp lông mịn;
- Lá của cây mọc so le, thường có một số điểm mọc đối xứng. Kích thước của lá dao động từ 1.5 đến 2.5cm chiều rộng và từ 4 đến 9cm chiều dài, có hình mác hẹp. Cả hai mặt của lá đều có lông, nhưng mặt dưới thường có lông nhiều hơn;
- Hoa thường mọc thành cụm, không có cuống và thường xuất hiện ở kẽ lá. Quả của cây có hình dạng hơi nhọn ở hai đầu.
1.3. Phân bố và bộ phận sử dụng
- Cây dòi thường mọc hoang ở các khu vực ven rừng, đồng ruộng, ven đường và trong sân vườn tại nhiều địa điểm;
- Cả lá, thân và rễ của cây đều được sử dụng để làm thuốc.
1.4. Cách thu hái, sơ chế
- Cây có thể được thu hái quanh năm, nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, khi cây đang phát triển mạnh mẽ;
- Việc thu hái vào khoảng thời gian này đảm bảo được rằng dược liệu sẽ có dược tính mạnh mẽ và chất lượng tốt.
1.5. Thành phần hoá học và bảo quản
- Toàn bộ cây chứa chất nhầy;
- Dược liệu cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và đặc biệt là tránh xa những nơi có độ ẩm cao (trên 80%).
2. Tác dụng của Cây bọ mắm trong Y học như thế nào?
2.1. Tính Vị và Quy kinh
- Vị của cây bọ mắm mang một hương vị ngọt nhẹ và có đặc tính mát;
- Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên, trong truyền thống dân gian, cây dòi thường được liên kết với kinh Phế.
2.2. Tác dụng của Cây bọ mắm trong Y học cổ truyền (Đông Y)
- Cây bọ mắm được sử dụng rộng rãi trong dân gian, dù vẫn chưa được nghiên cứu một cách khoa học một cách đầy đủ. Theo quan điểm Đông Y, cây bọ mắm có các tác dụng tiêu đờm, chỉ khái và tiêu viêm, có thể chữa trị các vấn đề như ho khan, viêm thanh phế quản, ho dai dẳng, ho lâu ngày, viêm họng và các trường hợp ho do nhiễm vi khuẩn lao,…;
- Trong văn hóa dân gian ở Ấn Độ, cây bọ mắm thường được sử dụng để điều trị rắn cắn, bệnh lậu và giang mai,…;
- Trong khi ở Malaysia, lá cây bọ mắm được dùng để giúp giải quyết các vấn đề về tắc tia sữa sau khi sinh;
- Tại Việt Nam, cây bọ mắm cũng được sử dụng để tiêu diệt dòi trong mắm, vì vậy còn được gọi là cây thuốc dòi.
2.3. Cây bọ mắm điều trị được những bệnh gì?
- Trong quá trình sử dụng hàng ngày, mọi người thường sử dụng cây bọ mắm để chữa trị một loạt các bệnh lý như ho dai dẳng không giảm, lao phổi, ung thư, viêm bàng quang, viêm tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột, tiêu chảy, viêm mủ, viêm vú, sâu quảng và đinh nhọt,…;
- Ngoài ra, cây dòi còn được biết đến với khả năng giảm đau dạ dày.
3. 5 bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả tại nhà từ tác dụng Y học của Cây bọ mắm
3.1. Bài thuốc chữa viêm sưng vú, đinh nhọt từ tác dụng của cây bọ mắm
Nguyên liệu: 1 Nắm lá cây bọ mắm;
Cách làm: Giã nát nguyên liệu trên;
Cách sử dụng:
- Đắp trực tiếp vào khu vực sưng đau;
- Thực hiện liên tục cho đến khi tiêu viêm và hết đau nhức.
3.2. Bài thuốc chữa đau họng do viêm họng, cảm mạo
Nguyên liệu:
- 20g – 30g Hoa/lá cây bọ mắm;
- Muối vừa đủ.
Cách làm:
- Giã nát nguyên liệu trên cùng với vài hạt muối lấy nước cốt;
- Chia nước cốt thành nhiều lần sử dụng.
Cách sử dụng:
- Ngậm nước cốt rồi nuốt dần;
- Thực hiện bài thuốc liên tục trong vòng 7 ngày để thấy được hiệu quả điều trị.
3.3. Bài thuốc chữa tiểu buốt, tắc tia sữa từ tác dụng của cây bọ mắm
Nguyên liệu: 30g – 40g Cây bọ mắm;
Cách làm: Sắc nguyên liệu trên để lấy nước thuốc;
Cách sử dụng:
- Sử dụng bằng đường uống;
- Sử dụng bài thuốc hàng ngày để thấy được hiệu quả điều trị.
Ngoài tình trạng tắc tia sữa, tiểu không tự chủ (tiểu són) cũng là một bệnh lý phổ biến thường gặp ở chị em sau sinh, bạn có thể tham khảo tại bài viết dưới đây để có thêm thông tin:
Đi tiểu không tự chủ là bệnh gì?
Các loại thuốc trị tiểu không tự chủ tốt nhất hiện nay!
Đi tiểu không tự chủ ở nữ giới, chị em cần LƯU Ý điều gì?
Cách điều trị tình trạng đi tiểu không tự chủ sau sinh như thế nào?
3.4. Bài thuốc chữa đau dạ dày
Nguyên liệu:
- 100g Lá bọ mắm tươi;
- 250ml nước.
Cách làm:
- Rửa sạch, xay nhuyễn nguyên liệu trên;
- Đổ thêm nước vào hỗn hợp, vắt lấy nước uống.
Cách sử dụng:
- Sử dụng bằng đường uống 1 lần/ngày;
- Sử dụng bài thuốc hàng ngày để thấy được hiệu quả điều trị.
3.5. Bài thuốc chữa lao phổi từ tác dụng của cây bọ mắm
Nguyên liệu:
- Cây long thảo dơi vừa đủ;
- Cây bọ mắm.
Cách làm: Sắc nguyên liệu trên để lấy nước thuốc;
Cách sử dụng:
- Sử dụng bằng đường uống 1 thang/ngày;
- Sử dụng bài thuốc hàng ngày để thấy được hiệu quả điều trị.
LƯU Ý: Trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc điều trị bệnh nào từ Cây bọ mắm, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để áp dụng đúng các tác dụng của Cây bọ mắm trong quá trình điều trị bệnh của bản thân. Tránh việc sử dụng tuỳ tiện có nguy cơ dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm đối với sức khoẻ.
4. Một số lưu ý khi sử dụng Cây bọ mắm để điều trị bệnh
- Mặc dù cây bọ mắm có tác dụng lợi tiểu và mát phế vị, tuy nhiên, việc lạm dụng có thể gây ra sự giảm hấp thu khoáng chất và rối loạn điện giải. Việc uống nước từ cây bọ mắm nhiều có thể dẫn đến hạ nhiệt, giảm áp lực máu và làm suy giảm hiệu quả của một số loại thuốc;
- Trong việc sử dụng cây bọ mắm để điều trị viêm phổi, chỉ nên thực hiện ở giai đoạn đầu sau khi được tư vấn từ các bác sĩ có kinh nghiệm. Phụ nữ mang thai và những người có tiền sử dị ứng không nên sử dụng cây bọ mắm;
- Mặc dù cây bọ mắm dễ trồng và dễ tìm, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người bệnh cần tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ Đông y. Điều này sẽ giúp họ biết được liều lượng thích hợp và thời gian sử dụng tối đa.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về Tác dụng của Cây bọ mắm trong việc điều trị bệnh. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có thêm các phương pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả tại nhà. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các bệnh lý đường tiểu, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận