Nước tiểu trẻ em có mùi hôi là một trong những dấu hiệu cảnh báo có thể trẻ nhỏ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. Vậy nước tiểu em bé có mùi hôi là biểu hiện của bệnh gì và cần phải xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ hơn về vấn đề này. Để các bậc phụ huynh yên tâm hơn khi chăm sóc trẻ.

Nước tiểu trẻ em có mùi khiến các bậc phụ huynh lo lắng
Nguyên nhân nước tiểu trẻ em có mùi hôi
Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng nước tiểu của bé có mùi hôi, bạn cần phải hiểu được nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Nó có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ không?
Mất nước ở trẻ
Nếu trẻ bị mất nước thì nước tiểu sẽ có mùi hôi. Tình trạng này xảy ra là do lượng chất lỏng mà bé được cung cấp quá ít, không đủ để trẻ bài tiết lượng nước tiểu cần thiết.
Do đó, khi phát hiện nước tiểu của em bé có mùi hôi, các bậc cha mẹ cần phải tiến hành theo dõi lượng nước mà cơ thể bé dung nạp vào mỗi ngày. Bởi tùy theo độ tuổi cũng như cân nặng, giới tình và các hoạt động thể chất của trẻ mà nhu cầu chất lỏng của cơ thể trẻ sẽ có sự khác nhau.
Nước tiểu của bé có mùi khai và mùi hôi do nhiễm trùng đường tiết niệu
Nguyên nhân tiếp theo có thể khiến cho nước tiểu trẻ sơ sinh có mùi hôi đó là đường tiết niệu của trẻ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu trẻ quá nhỏ sẽ rất khó có thể hiểu và phàn nàn với bố mẹ về tình trạng khi đi tiểu cảm thấy khó chịu và nóng rát.
Do đó, các bậc phụ huynh nên quan sát các dấu hiệu của trẻ như nước tiểu có mùi và trẻ có thể bị sốt nhẹ, tiêu chảy và nôn mửa nếu như đường tiết niệu bị viêm nhiễm.
Nếu trẻ có các dấu hiệu trên kèm theo triệu chứng nước tiểu trẻ em có mùi hôi, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám và xét nghiệm nước tiểu để có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh để tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé khó chịu và gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Nước tiểu em bé có mùi hôi có thể là dấu hiệu của bệnh lý
Trẻ mắc bệnh siro niệu
Một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu của trẻ mới biết đi có mùi hôi đó là do bệnh siro niệu, tên tiếng anh là Maple syrup urine disease. Bệnh này khi mắc phải, nước tiểu của trẻ có thể chuyển sang màu đen. Nhất là khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Chính vì vậy, nước tiểu trẻ sơ sinh có mùi khai, mùi hôi hay trẻ mới biết đi có biểu hiện nước tiểu đậm, có mùi thì các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Hãy chủ động đưa bé đi khám để có hướng điều trị tốt nhất. Cha mẹ hãy quan sát tình trạng nước tiểu trẻ em có mùi hôi nếu kéo dài trong vòng 1 tuần thì cần phải cho bé đi khám.
Khi nào cần cho bé đi khám nếu gặp tình trạng nước tiểu trẻ có mùi hôi?
Nếu nước tiểu trẻ có mùi hôi kèm theo một số triệu chứng bất thường sau thì cần phải cho bé tới cơ sở y tế khám và xem xét nguyên nhân.
- Trẻ bị sốt nhẹ
- Nước tiểu của bé có xuất hiện máu
- Nước tiểu vẩn đục
- Tình trạng đi tiểu rát và đau khiến bé khó chịu
- Vùng lưng dưới hoặc vùng bụng bị đau
- Vùng chậu bị đau
- Âm đạo bị ngứa
Bởi khi nước tiểu trẻ em có mùi hôi kèm theo các dấu hiệu kể trên thì rất có thể đó là các dấu hiệu của bệnh lý như tiểu đường, viêm đường tiết niệu. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà cần quan sát và sớm đưa bé đi khám để có hướng chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Không nên chủ quan khi nước tiểu trẻ em có mùi khai và mùi hôi
Một số lưu ý cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ để phòng tránh tình trạng nước tiểu trẻ em có mùi hôi
- Sau khi đưa trẻ đi khám và tìm nguyên nhân gây nên tình trạng nước tiểu em bé có mùi hôi, các bậc phụ huynh cần phải tuân thủ theo đúng đơn thuốc và phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Hàng ngày vệ sinh vùng kín cho trẻ đúng cách. Vệ sinh hàng ngày và đối với bé gái cần vệ sinh từ trước ra sau để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập.
- Cần phải bổ sung lượng nước cần thiết theo độ tuổi và nhu cầu của trẻ.
- Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh và không được nhịn tiểu lâu vì trẻ do mải chơi có thể nhịn tiểu.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách đa dạng nguồn thức ăn. Cung cấp nhiều rau xanh và trái cây.
- Đồi với bé trai khi tiểu mà bao quy đầu phồng lên và tiểu khó thì cần cho bé đi khám để kiểm tra.
- Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường về giải phẫu hệ tiết niệu thì cha mẹ nên cho bé đi khám để bác sĩ kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời. Tránh để tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Các bậc cha mẹ cần để ý đến mùi nước tiểu trẻ em
Hy vọng với những thông tin chia sẻ bên trên của thuốc trị đái dầm Đức Thịnh sẽ giúp các bậc cha mẹ yên tâm hơn khi nước tiểu trẻ em có mùi hôi. Bởi khi dấu hiệu này kéo dài, việc đầu tiên là cần tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.
Tránh trường hợp để trẻ khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe khi tình trạng này diễn ra dài ngày. Mọi thông tin cần hỏi về vấn đề này, bạn có thể để lại phản hồi, thuốc trị đái dầm Đức Thịnh sẽ sớm phản hồi và chia sẻ nỗi lo lắng với các bố mẹ khi bé gặp tình trạng trên
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời