Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến
Biên tập: Hà Huyền
Một người trưởng thành khỏe mạnh trung bình cần bài tiết khoảng 1 – 1,5 lít nước tiểu mỗi ngày. Nếu nước tiểu có màu vàng trong thì xin chúc mừng, đây là màu bình thường của nước tiểu. Tuy nhiên, không phải ai cũng khoẻ mạnh và màu nước tiểu chính là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khoẻ. Vậy nước tiểu màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Triệu chứng của tình trạng nước tiểu màu đen là gì?
Rất nhiều người cảm thấy lo lắng khi thấy nước tiểu của mình có màu đen. Bởi thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng. Do đó, khi gặp phải tình trạng đái ra màu nâu đen, bạn hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân khiến nước đái màu đen có thể từ việc ăn uống, sử dụng một số loại thuốc và cũng cảnh báo cho bạn một số bệnh lý mà bạn nên lưu tâm. Màu sắc nước tiểu phản ánh trực tiếp sức khỏe của bạn. Chính vì vậy khi thấy bất thường về màu nước tiểu, bạn không nên xem nhẹ mà nên theo dõi và sớm đi khám.
2. Nguyên nhân dẫn tới nước tiểu màu đen
Nước tiểu màu đen là bệnh gì? Có một số nguyên nhân vô hại nhưng có một số nguyên nhân bạn cần phải hết sức lưu ý và cẩn thận. Bởi nước tiểu chuyển màu đen có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
2.1. Do yếu tố thực phẩm
Nếu thực phẩm là nguyên nhân khiến cho bạn đi tiểu ra nước đái màu đen thì bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi khi cơ thể bạn dung nạp một lượng thực phẩm có nhiều chất chứa màu đen nhân tạo hoặc tự nhiên thì cơ thể sẽ phải phản ứng và đào thải qua nước tiểu khi đi vệ sinh.
Một số loại thực phẩm điển hình khiến bạn đi tiểu ra màu đen phải kể tới như:
- Đậu tằm hay còn có tên gọi khác là đậu răng ngựa. Đây là loại đậu có chứa rất nhiều L – dopa. Do đó, khi dung nạp quá nhiều chất này, nước tiểu có màu nâu đen. Khi đó, câu hỏi nước tiểu màu đen là bệnh gì sẽ không còn là vấn đề khiến bạn bận tâm. Bởi chỉ cần dừng sử dụng loại thực phẩm này là màu nước tiểu sẽ trở về như cũ;
- Sử dụng đại hoàng dù là một lượng nhỏ thì cũng sẽ khiến nước tiểu chuyển sang màu cam. Nếu sử dụng với lượng lớn sẽ khiến cho nước tiểu chuyển màu đen và nâu sẫm;
- Chất Sorbitol là loại đường đơn thường gặp ở trong các loại hoa quả như đào, lê, táo, mận. Ngoài ra, Sorbitol còn là chất được dùng để tạo vị ngọt cho kẹo cao su hay đồ uống, bạc hà, siro ho, kem,…Nếu dung nạp lượng lớn Sorbitol vào cơ thể sẽ khiến cho người bị bệnh tiêu chảy, dạ dày và chuột rút bị nặng thêm và tình trạng nước tiểu màu nâu đen;
- Sử dụng lô hội vượt mức cho phép sẽ khiến thận bị ảnh hưởng và nước tiểu có màu đen và sẫm màu. Do đó, khi sử dụng lô hội với liều lượng cao, bạn cần hết sức chú ý.
2.2. Sử dụng thuốc uống
- Nước tiểu màu đen còn có thể do nguyên nhân sử dụng thuốc uống gây ra. Bởi một số loại thuốc như thuốc sát khuẩn i-ốt Povidone hay Betadine sau khi sử dụng để làm sạch da hoặc súc miệng đã vô tình nạp một lượng i-ốt Povidone vào cơ thể;
- Do đồng, khi lượng đồng dung nạp vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ khiến cho nước tiểu biến đổi màu sắc và chuyển sang màu đen hoặc màu xanh đậm;
- Tình trạng ngộ độc Phenacetin sẽ khiến cho tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Từ đó gây ra các vấn đề về thận và khiến cho nước tiểu có màu đen. Vậy nước tiểu màu đen là bệnh gì? Đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang có vấn đề. Vì vậy, bạn cần đi khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh;
- Sử dụng thuốc nhuận tràng như Senna và Cascara. Đây là hai thành phần có trong thuốc trị táo bón và nhuận tràng. Khi uống sẽ khiến cho nước tiểu chuyển sang màu nâu nhạt và đen. Do đó, sử dụng các loại thuốc này cần đặc biệt chú ý nhất là Senna nếu sử dụng lâu dài có thể khiến cho gan bị tổn thương;
- Thuốc trị sốt rét, viêm khớp và lupus có chứa thành phần Chloroquine sẽ khiến cho nước tiểu màu đen. Ngoài ra, nếu sử dụng thành phần này lâu có thể khiến cho người bệnh bị mù lòa và tử vong nếu quá liều chỉ định;
- Một số loại thuốc khác như Primaquine, Furazolidone, Metronidazole, Nitrofurantoin, Methyldopa,..cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nước tiểu chuyển màu đen.
Bạn đang gặp phải tình trạng như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.
3. Nước tiểu màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nước tiểu màu đen là bệnh gì? Thông thường nếu không phải do các yếu tố như thực phẩm hay thuốc thì nước tiểu có màu đen có thể do yếu tố bệnh lý gây ra. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý tới vấn đề sức khỏe và nên đi khám sớm nhất có thể để tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng kể trên.
3.1. Cơ bắp bị thương tổn
Khi cơ bắp bị đau nhức, tổn thương sẽ khiến cho protein của cơ đào thải qua nước tiểu và khiến cho nước tiểu bị chuyển sang màu đen.
3.2. Bệnh ung thư da
Sắc tố Melanin là yếu tố khiến cho nước tiểu của người bị bệnh ung thư da bị biến đổi về màu sắc. Do đó, nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thấy đi vệ sinh ra màu đen, bạn nên đi khám bởi nước tiểu màu đen rất có thể do bệnh ung thư da gây ra?
Một số triệu chứng cho thấy bạn có thể bị ung thư da ngoài việc nước tiểu chuyển đen đó là da xuất hiện một số đốm, vết thương trên da lâu lành, da trở nên nhạy cảm hơn.
3.3. Các vấn đề về thận
Chúng ta đều biết rằng nước tiểu được bài tiết từ nước trong thức ăn qua quá trình tuần hoàn của thận. Nếu thận của bạn có vấn đề thì chất dinh dưỡng nạp vào sẽ không thể hấp thụ tốt được và bị đào thải trực tiếp ra ngoài. Màu sắc của nước tiểu sẽ đậm hơn và có thể có màu đen. Ví dụ, bệnh nhân bị viêm bể thận sẽ có sự thay đổi acid-base của nước tiểu sau khi xuất huyết, niêm mạc thận sẽ làm nước tiểu có màu đen.
3.4. Viêm đường tiết niệu
Khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu, các cơ quan của hệ tiết niệu bị tấn công và tổn thương gây ra hàng loạt các triệu chứng và xuất hiện tình trạng màu sắc của nước tiểu cũng theo đó mà thay đổi.
4. Cách điều trị chứng nước tiểu màu đen
Nước tiểu màu đen cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Bởi thực chất nếu không phải do các nguyên nhân khách quan như thực phẩm hay thuốc uống gây ra thì nước tiểu có màu đen có thể do yếu tố bệnh lý gây nên. Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu kể trên, bạn hãy chú ý thực hiện một số bước sau:
- Xem xét lại chế độ ăn uống với các loại thực phẩm và thuốc uống đã sử dụng trước đó. Nếu do các nguyên nhân này thì chỉ cần ngừng uống thuốc và không ăn các loại thực phẩm kể trên thì màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường;
- Bạn cần uống đủ nước, rèn lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng;
- Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để trị các triệu chứng đường tiết niệu nhé. Đây là thuốc được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như Đảng sâm, Quy bản, Phục linh, Viễn chí, Tang phiêu tiêu,…sẽ giúp bổ thận, ôn tỳ, kiện vị, tăng cường chức năng của bàng quang, điều hoà hệ thần kinh thực vật, cân bằng âm dương của cơ thể,…
5. Nước tiểu màu đen ở nữ và nam, cần đi gặp bác sĩ ngay?
Khi đi vệ sinh gặp một trong những dấu hiệu sau kèm theo nước tiểu có màu đen, bạn cần phải đi khám sớm:
- Nước tiểu có lẫn máu, đi tiểu ra máu màu nâu bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi tiết niệu hoặc ung thư;
- Khi cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mà nước tiểu vẫn có màu đen thì cần phải đi khám bác sĩ.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Nước tiểu màu đen là bệnh gì? Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và hiệu quả. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
19/01/2022 at 09:06
mình bị nước tiểu lúc đen lúc vàng kèm tiểu buốt nữa. Mong nhà thuốc tư vấn với ạ
19/01/2022 at 09:08
Chào bạn. Nước tiểu màu đen có thể do một số nguyên nhân trên bài bạn nhé, kèm tiểu buốt bạn có thể do viêm đường tiết niệu. Bạn nên đi thăm khám sớm để phát hiện bệnh nhé!