Bí tiểu là tình trạng thường xuất hiện ở nữ giới, nhất là phụ nữ đang trong quá trình mang thai, sinh con. Đây cũng được coi là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến thận, và chức năng sinh sản. Vậy, căn bệnh bí tiểu ở nữ giới là gì? Và làm thế nào để ngăn ngừa cũng như khắc phục tình trạng bị bí tiểu ở nữ giới? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bí tiểu ở phụ nữ là bệnh gì, cách xử trí ra sao?
Bí tiểu ở nữ giới là tình trạng gặp phải khi bàng quang đã đầy nước tiểu nhưng lại không thể thải ra ngoài do người bệnh đi tiểu nhưng không hết. Hoặc thậm chí, người bệnh dù có cảm giác buồn tiểu nhưng lại không thể đi tiểu được. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu vì thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu.
Thông thường, con người có thể đi tiểu một cách dễ dàng và tự nhiên, bởi cơ chế hoạt động hài hòa của các nhóm cơ ở bàng quang và cổ bàng quang. Tình trạng bí tiểu xảy ra là do các nhóm cơ này mất đi độ nhạy bén và khả năng vốn có của mình.
Tình trạng bí tiểu thường gặp ở cả hai giới, và ở phụ nữ thì bí tiểu thường xuyên xảy ra ở phụ nữ đang mang thai, hoặc vừa trải qua quá trình sinh con. Tình trạng này làm chị em cảm thấy khó chịu, thậm chí còn khiến phái đẹp trở nên cáu gắt. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến căn bệnh bí tiểu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Theo các Chuyên gia Y Tế, bí tiểu được chia làm hai loại, với hai mức độ bệnh khác nhau:
- Bí tiểu cấp tính: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đột ngột hoặc thi thoảng cảm thấy bí tiểu. Người bệnh lúc này cảm thấy muốn đi tiểu, nhưng lại không đi tiểu được. Tại phụ nữ, trong quá trình mang thai tình trạng này thường xuyên diễn ra gây cảm giác khó chịu, làm chị em cảm thấy mất cân bằng trong sinh hoạt hằng ngày.
- Bí tiểu mãn tính: Lúc này, bí tiểu không là biểu hiện, mà nó đã trở thành một căn bệnh. Bí tiểu mãn tính hầu như không có những biểu hiện lâm sàng, và nhiều người thậm chí không để ý đến những dấu hiệu bất thường. Người bệnh có thể đi tiểu được, nhưng bàng quang lại không hết nước tiểu, và khiến người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái muốn đi tiểu.
Dấu hiệu bí tiểu ở nữ giới
Bí tiểu ở nữ giới không có những dấu hiệu lâm sàng rõ rệt, đặc biệt là bệnh bí tiểu mãn tính. Thông thường, bạn có thể theo dõi và quan sát dựa trên một vài dấu hiệu tiêu biểu có thể thấy bằng mắt thường như:
- Người bệnh cảm thấy bàng quang căng đầy, cảm giác tức bụng thường xuyên diễn ra. Người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày, lúc nào cũng cảm thấy buồn tiểu dù uống ít nước. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, và hay cáu gắt vô cớ.
- Xuất hiện một vài dấu hiệu bên ngoài như: rụng tóc, đau bụng dưới.
Bí tiểu mãn tính thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, đến khi phát hiện ra bệnh đã trong giai đoạn trở nặng và tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức và tiền bạc để chữa trị.
>>> XEM THÊM:
Bí tiểu đi tiểu đau bụng dưới – 7 bệnh lý bạn cần chú ý
Cách chữa bệnh bí tiểu ở người già an toàn
Mách bạn 9 cây thuốc nam chữa bí tiểu hiệu quả
Tất tần tật về chứng bệnh khó tiểu ở nữ giới
Nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ
Biểu hiện của bí tiểu ở nữ giới không rõ ràng như nam giới, nhất là ở phụ nữ mang thai. Nhiều chị em trong quá trình mang thai còn lầm tưởng cảm giác buồn tiểu chắc chắn là do bé trong bụng chèn vào bàng quang gây cảm giác bí tiểu. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những nguyên nhân rất nhỏ dẫn đến tình trạng bí tiểu.
Ngoài nguyên nhân trên, còn nhiều nguyên nhân khác làm cho tình trạng bí tiểu xuất hiện, hoặc căn bệnh bí tiểu trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên nhân không do bệnh lý
Như đã nói ở trên, mang thai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu ở nữ giới. Điều này cũng giải thích tại sao phụ nữ mang thai thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, nhưng tiểu ít, tiểu rắt vài giọt.
Ngoài nguyên nhân mang thai, bí tiểu xuất hiện do:
- Bị táo bón: Chất thải tồn đọng trong cơ thể lâu ngày có thể khiến trực tràng chèn ép đến bàng quang. Theo lực ma sát, bàng quang lại sát gần niệu đạo làm cho khu vực này bị chèn ép, khó đi tiểu.
- Bị nóng trong người: Nóng trong người làm suy giảm chức năng của thận và ảnh hưởng đến chức năng co bóp của bàng quang. Vì vậy, có thể dẫn đến các dấu hiệu về rối loạn hệ bài tiết, và là nguyên nhân dẫn đến bí tiểu.
- Sa bàng quang: Tình trạng này do bàng quang sa trễ về phía âm đạo. Chính vì vậy, nước tiểu trong bàng quang rất khó để đi hết ra ngoài. Tình trạng sa trễ bàng quang cũng là nguyên nhân khiến chị em cảm thấy buồn tiểu mỗi khi quan hệ.
- Do tác dụng phụ của các loại thuốc: Một số loại thuốc chữa bệnh liên quan đến thận, những loại thuốc dùng trong trị những căn bệnh về hệ thần kinh, hệ tim mạch… có thể làm gia tăng nguy cơ bị bí tiểu ở nữ giới.

Phụ nữ bị bí tiểu do sa bàng quang
Nguyên nhân do bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng bí tiểu ở nữ giới còn là biến chứng của một số căn bệnh, chủ yếu là những căn bệnh có liên quan đến phụ khoa và hệ bài tiết
- Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo, nấm vùng kín… những căn bệnh này sẽ làm cho vi khuẩn có hại phát triển, kéo theo tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, gây bí tiểu và thậm chí là đau rát mỗi khi đi tiểu.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm nhiễm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận… Trong thời gian dài, vi khuẩn khi có được môi trường để sinh sôi và phát triển sẽ tấn công vào hệ bài tiết gây nên triệu chứng bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu són, vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ,…
- Có dị vật ở bàng quang: Đây có thể là sỏi, máu từ thận xuống. Những dị vật này làm bàng quang bị tổn thương, theo đường nước tiểu có thể làm hẹp đường dẫn tiểu. Tình trạng này làm người bệnh, nhất là nữ giới cảm thấy đi tiểu khó khăn, thậm chí có người còn cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiểu.
- Ngoài ra, bí tiểu cũng là hệ quả của những căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, khi não không đủ khả năng chi phối và điều khiển hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, khiến chúng trở nên mất kiểm soát, thực hiện không đúng và không hết chức năng của mình.

Viêm nhiễm vùng kín là nguyên nhân gây bí tiểu ở nữ giới
Biến chứng nguy hiểm của bí tiểu ở nữ giới
Khác với đấng mày râu, vùng kín của chị em lại vô cùng nhạy cảm và dễ gặp những căn bệnh nhiễm khuẩn.
- Tình trạng bí tiểu kéo dài trong một thời gian dài có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt là vi khuẩn E Coli – vi khuẩn xuất hiện tại đường ruột, có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa. Thậm chí, bí tiểu kéo dài còn làm trầm trọng thêm những căn bệnh về phụ khoa, có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
- Bí tiểu làm cho nước tiểu ứ đọng trong khoảng thời gian dài có thể làm viêm nhiễm bàng quang. Nước tiểu khi không được thải hết ra ngoài, đến một mức độ nhất định sẽ tiếp tục được cơ thể lưu thông trở lại. Điều này gây áp lực rất lớn lên thận, lên gan.
- Ngoài ra, bí tiểu làm cho người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu, người bệnh cảm thấy khó chịu, cơ thể luôn trong tình trạng rệu rã vì buồn tiểu. Người bệnh sẽ khó mà đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh giấc vì buồn tiểu.
Những hậu quả trên làm cho sức khỏe và tinh thần người bệnh sớm suy kiệt, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, và khả năng sinh sản cũng như sức khỏe phụ khoa ở nữ giới.
Phòng tránh bệnh bí tiểu ở nữ giới
Để phòng tránh bí tiểu ở nữ giới, bạn phải rèn luyện thói quen sinh hoạt lành mạnh:
- Chăm chỉ vận động, tập thể dục thể thao đều đặn. Những hoạt động này giúp cơ thể được thoải mái, các nhóm cơ khỏe mạnh hơn, trong đó có nhóm cơ ở bàng quang. Ngoài ra, việc tập luyện và vận động cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
- Không nên nhịn tiểu quá lâu. Rất nhiều người có thói quen nhịn tiểu, nhịn đi vệ sinh và chờ về nhà mới ” bung xả”, điều này cực kỳ không tốt và gây hại cho bàng quang và thận. Bởi khi bạn nhịn tiểu, đến một lượng nhất định, cơ thể sẽ tự động lọc trở lại nước tiểu, khiến cho vi khuẩn có hại, những chất bẩn trở lại thận. Điều này làm cho bạn sẽ mắc những bệnh liên quan đến sỏi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn bàng quang.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh vùng kín mỗi ngày. Vùng kín phụ nữ là nơi nhạy cảm, và dễ bị vi khuẩn tấn công. Việc vệ sinh vùng kín mỗi ngày không chỉ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm vùng kín mà còn có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn vào đường tiết niệu, giảm nguy cơ bị bệnh bí tiểu.
- Sử dụng đồ lót khô thoáng, và chất liệu thấm hút mồ hôi tốt

Tập luyện giúp giảm nguy cơ bị bí tiểu ở nữ giới
Cách chữa bệnh bí tiểu ở nữ giới
Không đi tiểu được phải làm sao? Khi có những dấu hiệu của bí tiểu, bạn không nên lơ là cảnh giác mà cần đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa bệnh. Đây là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt nên nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những căn bệnh liên quan khác, làm cho việc điều trị càng trở nên khó khăn và phúc tạp hơn.
Thông thường, sau khi khám và sàng lọc kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả, trong đó có cả y học hiện đại và y học cổ truyền.
Điều trị bí tiểu bằng y học hiện đại
Theo từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, các bác sĩ thường dùng biện pháp phẫu thuật, Stent niệu đạo, thuốc có tác dụng giãn nở bàng quan và đường tiết niệu.
Một vài loại thuốc tây trị bí tiểu như nhóm thuốc kháng Alpha 1 (Alfuzosin, Doxazosin, Terazosin, Tamsulosin,…), nhóm kháng nấm Triazol (Fluconazol),… Tuy nhiên, bạn không nên tuỳ ý sử dụng mà cần phải có sự chỉ định của người có chuyên môn hoặc chuyên gia Y tế để tránh những biến chứng hoặc tác dụng phụ.
Ngoài ra, biện pháp thường thấy để giải quyết tình trạng bí tiểu đó là sử dụng thiết bị y tế để thông tiểu. Thông thường, biện pháp này dành cho người bệnh vừa trải qua phẫu thuật để tập đi tiểu. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ có chỉ định tháo nước tiểu từ bàng quang ra ngoài trong trường hợp bạn không thể tự đi tiểu, hoặc đi tiểu vẫn còn khó khăn.

Dùng thuốc điều trị bệnh bí tiểu ở nữ giới
Tuy nhiên, việc điều trị bằng y học hiện đại có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như khiến người đang trong quá trình điều trị bị đau đầu, chóng mặt, rối loạn nội tiết… Vì vậy, để có thể sử dụng những biện pháp trên, người bệnh cần phải có sự hướng dẫn và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Cách trị khó tiểu tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Những bài thuốc từ dân gian đã được ông bài ta áp dụng trong trị bí tiểu ở nữ, đem lại hiệu quả cao. Có thể kể đến một vài bài thuốc đến từ các cây thuốc nam chữa bí tiểu như: bông mã đề, rau má, bồ công anh, bí xanh, hành tươi,…
Những bài thuốc này có tác dụng chậm, nên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả nhất định.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – xử lý tận gốc bí tiểu ở nữ giới
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có nguồn gốc từ thiên nhiên. Được điều chế từ các loại thảo dược quý hiếm với 6 loại thuốc đắt giá: quy bản, phục linh, cam thảo, đương quy đầu, đẳng sâm, tang phiêu tiêu. Sản phẩm là THUỐC, giúp bổ thận, phục hồi chức năng của bàng quang, nhất là khả năng co bóp và đào thải.
Thuốc có tác động lên gốc rễ gây ra chứng rối loạn tiểu tiện, như bổ thận, hạn chế sự sinh sôi của vi khẩn, điều tiết hệ thần kinh. Chính vì vậy, ngoài công dụng xử lý chứng bí tiểu, Đái dầm Đức Thịnh còn ngăn ngừa và xử lý tình trạng tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần.
Thuốc cũng có tác dụng hạn chế sa trễ bàng quang, chị em không cần lo lắng về vấn đề đau nhức hoặc buồn tiểu mỗi khi ân ái. Với chiết xuất từ đẳng sâm, phục linh, tang phiêu tiêu, Đái dầm Đức Thịnh còn giúp bổ huyết, phục hồi sức khỏe hiệu quả.
Sau 10 năm ra mắt, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được tôn vinh là sản phẩm Việt chất lượng và được người tiêu dùng lựa chọn. Với dạng siro dễ uống, dễ sử dụng, là sự kết hợp giữa tinh hoa cổ truyền Đông phương và quy trình hiện đại, sản phẩm thuốc Đái dầm Đức Thịnh đạt chuẩn GMP được Bộ y tế chứng nhận và cấp phép, được nhiều chuyên gia tin dùng.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin về tình trạng bí tiểu ở nữ giới cũng như một số cách điều trị được các bác sĩ chỉ định. Để có được sức khỏe bài tiết tốt, chị em hãy duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với sử dụng thuốc Đái dầm Đức Thịnh để có được hiệu quả tốt nhất.
Nếu có bất cứ câu hỏi và thắc mắc liên quan đến chứng bí tiểu, hãy để lại thông tin để được tư vấn, giải đáp. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bài viết này có hữu ích không?
07/06/2022 at 11:46
Chào bác sĩ. Hiện em đang bị táo bón và rất hay bị bí tiểu. Cho em hỏi thuốc bên mình có dùng được không ạ? em cám ơn
07/06/2022 at 11:48
Chào bạn. Táo bón cũng là một nguyên nhân gây bí tiểu ở nữ giới. Bạn nên có chế độ ăn khoa học, nhiều rau xanh và chất xơ để giảm bớt táo nhé. Còn về Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh thì thành phần hoàn toàn tự nhiên không chỉ có công dụng trị các triệu chứng đường tiết niệu mà nó còn giúp điều hoà đường tiêu hoá nên bạn có thể dùng để giảm táo bón nhé.
Còn gì thắc mắc bạn cứ liên hệ qua hotline hoặc để thông tin vào form để các chuyên gia gọi lại tư vấn. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!