Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu
Biên tập: Khánh Toàn
Tiểu són ở trẻ em là hiện tượng tiểu không kiểm soát trong thời gian ban ngày. Thực tế cho thấy nhiều trẻ khi lên 5 tuổi hoặc hơn vẫn tiếp tục xuất hiện tiểu són thì cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan vì đó có thể là triệu chứng của bệnh lý. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tiểu són ở trẻ và đâu là cách điều trị an toàn? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Hiện tượng tiểu són ở trẻ em là gì?
Tiểu són ở trẻ em được hiểu là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài một cách không tự chủ vào ban ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu són ở trẻ em, phần lớn là khả năng kiểm soát việc đi tiểu của trẻ còn yếu, chức năng đại não chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng kiểm soát trung tâm tiểu tiện yếu.
Ngoài ra còn một số bệnh lý cũng gây ra tình trạng này có thể kể đến như các bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục, hệ tiêu hoá,…
2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu són ở trẻ em là gì?
Nguyên nhân bệnh lý dẫn tới tiểu són ở trẻ em thường là những bệnh về tiết niệu – sinh dục: Nhiễm trùng thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo, hẹp bao quy đầu; táo bón,…Nếu trẻ vẫn tiếp tục có biểu hiện tiểu không tự chủ thì nên đưa trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để trẻ có thể sinh hoạt trở lại bình thường.
2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến ở bé gái vì cấu tạo đường niệu đạo ở bé gái ngắn và thẳng, gần hậu môn hơn. Chỉ cần cha mẹ không chú ý đến việc vệ sinh vùng kín cho trẻ là dễ mắc bệnh lý này. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu gồm: đau rát vùng kín khi trẻ đi tiểu, sốt, tiểu són, tiểu rắt kéo dài, đi tiểu nhiều lần,…
2.2. Sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu hình thành khi các khoáng chất trong nước tiểu quá cao kết lại thành thể rắn giống như những viên sỏi. Các viên sỏi di chuyển trong hệ tiết niệu làm tổn thương hệ tiết niệu, gây cản trở đường tiểu của trẻ và dẫn đến tiểu rắt, khó tiểu, tiểu són, tiểu buốt,…
2.3. Táo bón
Rất nhiều trẻ em không thích ăn rau, uống ít nước, thích uống nước ngọt, thích ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Đây chính là thói quen ăn uống có hại cho cơ thể, gây ra táo bón – một trong những nguyên nhân dẫn tới tiểu són, tiểu nhiều lần.
Trẻ lâu ngày không đi vệ sinh khiến phân ứ đọng trong trực tràng sẽ dồn ép và khiến cho bàng quang bị kích thích quá mức. Hậu quả là hiện tượng thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu ở trẻ em.
2.4. Bàng quang hoạt động quá mức
Hội chứng bàng quang kích thích ở trẻ em (bàng quang hoạt động quá mức) được xác định là do thường xuyên buồn tiểu đột ngột không thể nhịn được. Ví dụ, khi cha mẹ hỏi trẻ nói không buồn tiểu nhưng chỉ 10 phút sau trẻ đã cực kì buồn tiểu, cần đi tiểu ngay nhưng không kịp đi vệ sinh đã đái dầm ra quần.
2.5. Hẹp bao quy đầu ở bé trai
Hẹp bao quy đầu bẩm sinh khiến bé đi tiểu khó khăn, phải rặn hết sức mới đi tiểu được. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu sẽ khiến các vi khuẩn tích tụ và gây viêm nhiễm hệ tiết niệu. Từ đó các hiện tượng như tiểu buốt, tiểu rắt, bé trai bị rỉ nước tiểu (tiểu són), tiểu nhiều lần,…
Bạn đang gặp phải tình trạng như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.
3. Độ tuổi hay xảy ra hiện tượng tiểu són ở trẻ em là bao nhiêu?
Tiểu són ở trẻ em thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, càng lớn thì tình trạng này càng giảm dần.
3.1. Trẻ dưới 6 tuổi
Ở độ tuổi này, són tiểu hay xảy ra vào ban đêm khi ngủ và thường bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý như: Các cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh, khả năng kiểm soát hành vi còn kém, tâm lý chưa vững, chế độ ăn chưa khoa học,…Nhiều trường hợp trẻ 4 tháng đi tiểu són tuy nhiên với độ tuổi này són tiểu không có gì đáng lo ngại.
3.2. Trẻ từ 6 – dưới 18 tuổi
Với trẻ ở độ tuổi này đã có những nhận thức và khả năng tự chủ nhất định, các cơ quan trong cơ thể cũng đã phát triển hơn nên việc tiểu són là một tình trạng bất thường đáng báo động. Cha mẹ nên chú ý và đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy hiện tượng són tiểu ở trẻ để kịp thời phát hiện bệnh lý tiềm ẩn đằng sau.
4. Khi nào thì chứng són tiểu ở trẻ em đáng lo ngại?
Khi trẻ bị són tiểu kéo dài và đi kèm một số triệu chứng dưới đây thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để có thể kiểm soát và điều trị kịp thời:
- Són tiểu thường xuyên không kể ngày hay đêm với lượng nước tiểu nhiều;
- Đau rát vùng kín khi đi tiểu, buốt tiểu, quấy khóc khi đi tiểu;
- Nước tiểu có mùi hôi rất khó chịu, nước tiểu chuyển màu vàng đậm, hồng hoặc đỏ bất thường;
- Trẻ mệt mỏi, chán ăn, sốt, kém hoạt động;
- Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít nước tiểu;
- Đau bụng dưới, đau lưng;
- Trẻ có dấu hiệu tâm lý bất thường: Ít nói, ít giao tiếp, ít tham gia hoạt động với bạn bè,…
5. Cách khắc phục tiểu són ở trẻ em đơn giản và hiệu quả tại nhà
Việc khắc phục tiểu són ở trẻ em tùy thuộc vào nguyên nhân và tần suất, mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Cần kết hợp khắc phục nguyên nhân bệnh lý và biện pháp hành vi để giảm nhẹ triệu chứng.
Để cải thiện tình trạng tiểu són, cha mẹ có thể áp dụng từ biện pháp đơn giản nhất là điều chỉnh hành vi, chế độ ăn đến sử dụng phương pháp phức tạp bằng thuốc.
5.1. Thay đổi chế độ ăn
- Kiểm soát lượng nước trẻ nạp vào cơ thể: Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước vào ban ngày và ít vào ban đêm;
- Không cho trẻ uống nước ngọt, trà, cafe, nước uống có gas;
- Hạn chế thực phẩm có chứa tính axit cao như trái cây họ cam quýt, bưởi, chanh,…;
- Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, nhiều muối, nhiều chất ngọt nhân tạo, nhiều dầu mỡ;
- Thêm đa dạng các loại rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày để bổ sung chất xơ, tránh táo bón.
5.2. Điều chỉnh hành vi
- Lên lịch đi tiểu đúng giờ: Nhắc nhở trẻ đi tiểu 2 – 3 giờ 1 lần dù trẻ nói không buồn tiểu;
- Đối với trẻ nhỏ, hạn chế việc đóng bỉm thường xuyên vì có thể gây ẩm ướt và viêm nhiễm;
- Rèn luyện thói quen tập luyện thể dục hàng ngày: Cùng trẻ tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe;
- Liệu pháp tâm lý: Tránh gây áp lực cho trẻ; không mắng mỏ, trêu chọc trẻ; tránh để trẻ chứng kiến những sự việc có thể gây tổn thương tâm lý; động viên và tâm sự cùng trẻ để cùng nhau tìm ra giải pháp;
- Massage: Massage bụng dưới cho trẻ bằng dầu oliu để tăng cường các cơ hệ tiết niệu, cải thiện hệ tiêu hóa, tránh táo bón, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Massage cho trẻ hàng ngày để giúp cải thiện đái dầm, són tiểu.
5.3. Sử dụng thuốc Tây y
Bên cạnh 2 biện pháp trên, nếu trẻ bị són tiểu do bệnh lý thì có thể cần dùng đến các loại thuốc để điều trị bệnh lý đó. Một số thuốc phổ biến là gồm:
- Desmopressin: Thuốc này tác dụng kháng lợi niệu nhưng gây ra tác dụng không mong muốn như chảy máu cam, co giật, kích ứng niêm mạc mũi. Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi;
- Oxybutynin: Có tác dụng chống co thắt mạnh. Không sử dụng cho trẻ dưới 5 tuổi và có thể làm nặng tình trạng bí tiểu, cơ thể mệt mỏi;
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Amitriptylin, Imipramin,…Các thuốc này có tác dụng phụ là mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt;
- Thuốc Flavoxat hydrochlorid: Có tác dụng trên cơ trơn vùng cổ bàng quang, tăng dung tích bàng quang. Tác dụng phụ là buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn về mắt,…
Những thuốc Tây y đều có tác dụng phụ không mong muốn và chỉ được kê khi thật sự cần thiết. Cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc tây cho trẻ, cần đưa trẻ đi khám và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
5.4. Mẹo dân gian cải thiện tiểu són ở trẻ em
Việc áp dụng các mẹo dân gian cải thiện tiểu són ở trẻ vừa mang lại hiệu quả tích cực vừa an toàn không để lại tác dụng phụ.Tuy nhiên các mẹo dân gian chỉ phù hợp khi thể trạng bệnh nhẹ ở giai đoạn đầu:
5.4.1. Uống nước ép nam việt quất
Chất chống oxy hóa trong nam việt quất có tác dụng chống lại các vi khuẩn bám vào niêm mạc trong hệ tiết niệu gây ra nhiễm trùng. Nam việt quất cũng giúp nâng cao đề kháng cho trẻ, cung cấp các vitamin và dưỡng chất cần thiết.
Cho trẻ uống một ly nước ép nam việt quất nguyên chất mỗi ngày để thấy được hiệu quả nhưng hạn chế uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
5.1.2. Sử dụng mật ong
Theo nghiên cứu, mật ong có tác dụng hấp thụ và giữ chất lỏng rất tốt. Mật ong còn được coi là kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm, nâng cao hệ miễn dịch. Mỗi ngày cho trẻ sử dụng 1 thìa cafe mật ong để hạn chế tiểu không kiểm soát. Lưu ý là không dùng mật ong cho trẻ dưới 2 tuổi.
5.1.3. Bột mù tạt
Bột mù tạt được xem là một bài thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu vô cùng hiệu quả. Trộn 1 thìa cafe bột mù tạt với 1 ly sữa ấm cho trẻ uống trước khi đi ngủ 2 giờ sẽ giúp ngăn ngừa són tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu.
5.1.4. Quả lý gai Ấn Độ
Quả lý gai Ấn Độ là nguyên liệu hữu hiệu giúp ngăn ngừa són tiểu ở trẻ. Quả lý gai chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, các loại vitamin đặc biệt là vitamin E và C.
Loại quả này có công dụng nổi bật là: Chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu tình trạng tiểu són, tăng cường sức khỏe gan và ngăn ngừa táo bón.
Cha mẹ xắt nhỏ quả lý gai thành từng miếng nhỏ rồi trộn đều cùng mật ong và nghệ cho trẻ ăn hàng ngày.
5.1.5. Đường thốt nốt
Đường thốt nốt có khả năng làm tăng nhiệt cơ thể, giảm tình trạng són tiểu ở trẻ. Đường thốt nốt còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa.
Hãy cho trẻ uống một ly sữa ấm và ăn một miếng đường thốt nốt nhỏ mỗi ngày hoặc cha mẹ có thể rang mè đen với đường thốt nốt và một ít muối. Sử dụng đường thốt nốt kiên trì trong hai tháng để thấy hiệu quả, tuy nhiên đừng cho trẻ dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ dùng một miếng nhỏ.
5.1.6. Quả óc chó và nho khô
Óc chó được xem là một trong những quả hạch tốt nhất trên thế giới, chúng cung cấp năng lượng, bổ sung vitamin, tăng cường trí não, kiểm soát cân nặng và giúp bé ngủ ngon. Hàm lượng chất xơ trong nho khô khá cao nên chúng giúp giảm táo bón – Một trong những nguyên nhân gây ra són tiểu.
Kết hợp óc chó và nho khô có thể giảm tần suất đi tiểu, hạn chế són tiểu, đái dầm. Hãy cho trẻ ăn 2 – 3 quả óc chó và một ít nho khô trước khi đi ngủ mỗi ngày đến khi tình trạng són tiểu được cải thiện.
5.5. Điều trị tiểu són ở trẻ em với Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh
Tìm kiếm sản phẩm điều trị tiểu són cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Hiểu được mong muốn đó, Nhà Thuốc Đông Y Đức Thịnh Đường đã cho ra mắt sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh đẩy lùi tình trạng són tiểu, đái dầm ở trẻ một cách an toàn, không tác dụng phụ.
Theo Đông y, són tiểu (hay đái dầm) ở trẻ chủ yếu do âm khí thịnh, dương khí hư, âm dương mất cân bằng, bàng quang và thận đều bị lạnh. Do đó điều trị són tiểu theo Đông y sẽ tập trung điều trị từ gốc, tức là phải bổ khí, bổ thận, làm ấm bàng quang, tăng cường chức năng chế ước của bàng quang và điều hòa hệ thần kinh thực vật.
Dựa vào cơ chế này mà Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC điều trị tận gốc các chứng són tiểu, đái dầm, đái không tự chủ, đái nhiều. Thuốc là sự kết hợp giữa các thảo dược thiên nhiên và dây chuyền sản xuất hiện đại chuẩn GMP – Đông dược.
Với thành phần 100% thảo dược lành tính: Đương quy, Đẳng sâm, Tang phiêu tiêu, Quy bản, Phục linh, Cam thảo,…Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có công dụng bổ khí, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, ổn định hệ thần kinh thực vật. Từ đó điều trị tận gốc đái dầm, đái không tự chủ, són tiểu, đái són ở trẻ em.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, bồi bổ khí huyết, giúp trẻ mau chóng hồi phục và khỏe mạnh hơn. Thuốc được sản xuất dưới dạng siro thảo dược, mùi thơm dễ chịu, không gây nôn trớ cho trẻ và đặc biệt an toàn, phù hợp cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Đối với trẻ trên 6 tuổi muốn sử dụng dạng viên, cha mẹ có thể tham khảo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh.
Như vậy, tại bài viết trên đây đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề Tiểu són ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho cha mẹ tạo điều kiện cho con có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
16/03/2022 at 09:23
Cám ơn nhà thuốc nhé! Mình dùng 1 liệu trình cho bé đỡ luôn rồi ạ. Công nhận cái này siro bé nó dễ uống chứ không như thuốc tây
16/03/2022 at 09:24
Dạ, nhà thuốc cám ơn bạn vì đã tin dùng sản phẩm ạ. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe nhé!
04/06/2021 at 17:30
Bé nhà mình 7 tuổi bị són tiểu cả ngày lẫn đêm, có thể do táo bón quá. chuyên gia tư vấn giúp tôi với ạ. sđt của tôi 0399 863 xxx
04/06/2021 at 17:31
Chào bạn. Táo bón chỉ là một nguyên nhân thôi ạ. Ngoài ra còn có các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, sỏi thận, bàng quang,… mà bạn cần chú ý các biểu hiện khác của bé ạ. Bạn chú ý điện thoại để các chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn kỹ hơn nhé!