Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là hiện tượng nhiễm trùng các bộ phận của đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gồm 2 loại khác nhau và tùy theo vị trí bị nhiễm trùng mà có tên gọi riêng. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới.
Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể chính xác về bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Của Bài Viết
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh gì?
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là hiện tượng nhiễm trùng các bộ phận của đường tiết niệu bởi vi khuẩn có trong nước tiểu hoặc các biểu hiện có sự xâm nhập của vi khuẩn ở các bộ phận đó.

Những điều cần biết về NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Các loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được chia làm 2 loại khác nhau theo vị trí bộ phận bị nhiễm khuẩn:
- Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: nhiễm khuẩn từ thận tới lỗ niệu quản, chủ yếu là tại nhu mô thận (viêm thận, viêm đài – bể thận cấp)
- Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: nhiễm khuẩn từ bàng quang tới miệng niệu đạo (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn cấp…)
Nhiễm khuẩn ở các bộ phận này có thể xảy ra độc lập hoặc đồng thời cùng nhau.
Dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: tình trạng nhiễm khuẩn từ thận tới miệng niệu quản
- Đau một bên thắt lưng, đau hố thắt lưng.
- Sốt cao trên 39*C, toàn thân rét run, mạch đập nhanh.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện. Nước tiểu đục, có thể tiểu ra máu.
- Tiểu đêm, tiều nhiều do chức năng cô đặc nước tiểu kém.
- Khi nhiễm khuẩn xảy ra một đường tiết niệu bị tắc nghẽn (do sỏi, hẹp niệu quản…): xuất hiện các cơn đau quặn thận.
- Cơ thể suy nhược: buồn nôn, mất ngủ, rét run gai người….
Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: tình trạng nhiễm khuẩn từ bàng quang tới miệng niệu đạo.
- Viêm bàng quang cấp tính thường không bị sốt nhưng viêm tuyến tiền liệt và tinh hoàn thường sốt cao trên 39*C.
- Khó chịu, đau tức bộ phận sinh dục mỗi lần đi tiểu.
- Đái buốt, đái rắt, đau tức hạ vị. Nước tiểu đục, có mủ hoặc có máu.
- Sưng đau 1 bên tinh hoàn đối với viêm tinh hoàn mào tinh…
- Đau khi quan hệ tình dục
Nguyên nhân của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nguyên nhân chính là do vi khuẩn E.coli xâm nhập, ngoài ra có các loại nấm và vi khuẩn khác như: Proteus mirabilis, Chlamydia, Enterobacter, Citrobacter…
- Các bệnh lý nền là điều kiện thuận lợi làm phát triển bệnh: sỏi thận, u tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường…
- Những dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu: hẹp chỗ nối niệu quản – bàng quang, trào ngược bàng quang – niệu quản, thận đa nang, thận xoay bất thường, hẹp niệu đạo….
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học: không vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ. Đối với nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt mà không thay rửa thường xuyên, vi khuẩn sinh sôi phát triển dễ gây viêm nhiễm.
Biến chứng nguy hiểm của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tận gốc, nhiễm khuẩn đường tiết niệu không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.
- Viêm bể thận gây tổn thương thận vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng máu: viêm thận bể thận làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu
- Áp xe quanh thận.
- Suy thận cấp.
- Trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ em có thể gây nhiễm trùng thận, dẫn đến suy thận mạn.
- Phụ nữ có thai mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu: ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi, gây sinh non, nhiễm trùng sơ sinh, có thể gây sảy thai…
Các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Biện pháp chung là giữ gìn vệ sinh cá nhân, luôn vệ sinh sạch bộ phậm sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục, trong kỳ kinh nguyệt…
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ nhằm loại bỏ vi khuẩn.
- Không được nhịn tiểu
- Tránh lạm dụng các chất có thể gây kích thích niệu đạo: ngâm mình trong bồn tắm, dùng chất khử mùi tại chỗ…
- Nên tắm dưới vòi hoa sen thay vì trong bồn tắm
- Uống nhiều nước: 1,5-2 lít nước mỗi ngày
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều trái cây, rau xanh; bổ sung thực phẩm giàu vitamin C. Hạn chế đồ uống có cồn, các chất kích thích.
- Mặc đồ lót bằng cotton, thấm hút mồ hôi; quần áo rộng giữ vùng kín luôn khô ráo. Tránh mặc đồ bó sát, đồ lót bằng nylon – chúng giữ độ ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Khi có các triệu chứng bất thường nên chủ động đi thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những lưu ý người bệnh cần biết về nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Hy vọng với bài viết này người bệnh sẽ có thêm thông tin để biết cách phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu và chăm sóc sức khỏe của mình.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh gì?
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là hiện tượng nhiễm trùng các bộ phận của đường tiết niệu bởi vi khuẩn có trong nước tiểu hoặc các biểu hiện có sự xâm nhập của vi khuẩn ở các bộ phận đó.
Dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: tình trạng nhiễm khuẩn từ thận tới miệng niệu quản
Nguyên nhân của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nguyên nhân chính là do vi khuẩn E.coli xâm nhập, ngoài ra có các loại nấm và vi khuẩn khác như:
Biến chứng nguy hiểm của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tận gốc, nhiễm khuẩn đường tiết niệu không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.
Gửi ý kiến của bạn