Những điều cần biết về hội chứng bàng quang kích thích

Ngày viết: 25/06/2021 - Cập nhật ngày 07/11/2022.
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Hội chứng bàng quang kích thích là “cơn ác mộng” của nhiều người bởi nó gây ra những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không tự chủ,….Các triệu chứng này gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Vậy bàng quang kích thích là gì và cách điều trị như thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhé.

cách chữa bàng quang tăng hoạt, bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì, bàng quang tăng hoạt là gì, thuốc bàng quang tăng hoạt, thuốc điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt, thuốc giảm co thắt bàng quang

Những điều cần biết về hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích là gì?

Hội chứng bàng quang kích thích (hay hội chứng bàng quang tăng hoạt) đây là một dạng viêm túi cơ ở bàng quang gây ra sự co bóp quá mức hoặc co bóp không đúng lúc làm mất khả năng kiểm soát hoạt động tiểu tiện. Mất khả năng kiểm soát việc đi tiểu gây ra những rối loạn tiểu tiện thường gặp là đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm, đái dầm, tiểu không tự chủ. 

Bàng quang kích thích là một dạng viêm túi cơ bàng quang làm mất khả năng kiểm soát tiểu tiện

Bàng quang kích thích là một dạng viêm túi cơ bàng quang làm mất khả năng kiểm soát tiểu tiện

Triệu chứng của bàng quang kích thích

Hiện nay, theo ước tính có khoảng 15% dân số thế giới mắc bàng quang kích thích, trong số đó hội chứng kích thích bàng quang ở nữ chiếm phần lớn với biểu hiện tiểu không tự chủ, són tiểu. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của hội chứng bàng quang kích thích.

Tiểu nhiều lần

Một người bình thường đi tiểu 6 – 8 lần mỗi ngày, bao gồm 7 lần ban ngày và 1 lần ban đêm, lượng nước tiểu thải ra không ít hơn 1 lít và không quá 3 lít. Tuy nhiên khi mắc chứng bàng quang kích thích người bệnh đi tiểu nhiều hơn 8 lần và lượng nước tiểu cũng nhiều.

Bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày

Bàng quang tăng hoạt khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày

Tiểu đêm

Ở người khỏe mạnh bình thường, ban đêm là lúc cơ thể bài tiết ít nước tiểu hơn và có cơ chế cô đặc nước tiểu giúp chúng ta ngủ ngon 7 – 8 tiếng kéo dài mà không cần thức dậy đi tiểu. 

Tuy nhiên với hội chứng bàng quang kích thích người bệnh đi tiểu nhiều hơn 2 lần mỗi đêm dẫn tới gián đoạn giấc ngủ, tinh thần mệt mỏi.

Tiểu gấp

Bàng quang bị kích thích cũng gây ra triệu chứng buồn tiểu đột ngột khó kiểm soát. Người bệnh không kìm nén được phản xạ đi tiểu, buồn tiểu là phải chạy vào nhà vệ sinh ngay lập tức nếu không sẽ són tiểu nhiều, không kiểm soát.  

thuốc đặc trị bàng quang kích thích, bệnh bàng quang tăng hoạt, thuốc điều trị hội chứng bàng quang kích thích

Bàng quang kích thích cũng gây ra triệu chứng buồn tiểu đột ngột khó kiểm soát

Són tiểu

Són tiểu chính là triệu chứng gây nhiều phiền phức và xấu hổ cho người bệnh. Hội chứng bàng quang kích thích kéo theo rối loạn hệ thần kinh và khiến người bệnh không kiểm soát được bàng quang và dẫn tới són tiểu. 

Són tiểu là tình trạng nước tiểu rò rỉ không kiểm soát được, lượng nước tiểu có thể rỉ ra vài giọt hoặc cũng có thể nhiều hơn. Són tiểu thường đi ngay sau triệu chứng tiểu gấp bởi người bệnh không kịp chạy vào nhà vệ sinh để đi tiểu.

Đái dầm, tiểu không tự chủ

Cũng như són tiểu, đái dầm và tiểu không tự chủ cũng là tình trạng rò rỉ nước tiểu không theo ý muốn của người bệnh. Tuy nhiên đái dầm thường xảy ra trong lúc ngủ và nặng hơn tình trạng són tiểu bởi lượng nước tiểu chảy ra nhiều không kiểm soát được.

Các triệu chứng này gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh, thậm chí còn ảnh hưởng tới tâm lý dẫn tới trầm cảm. 

Són tiểu, đái dầm, tiểu không tự chủ là triệu chứng điển hình của hội chứng bàng quang kích thích

Són tiểu, đái dầm, tiểu không tự chủ là triệu chứng điển hình của hội chứng bàng quang kích thích

Các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bàng quang kích thích

Chưa có nghiên cứu cụ thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới hội chứng bàng quang kích thích tuy nhiên các chuyên gia chỉ ra một số tác nhân cụ thể như sau:

Tuổi tác

Đa số các trường hợp mắc bàng quang kích thích là ở tuổi trung niên (trên 40 tuổi), người cao tuổi. Điều này được giải thích là do quá trình lão hóa làm cho các nhóm cơ sàn chậu bị lỏng lẻo, mất đi sự dẻo dai và khả năng nâng đỡ bàng quang. 

Các cơ bàng quang cũng bị lão hóa làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang dẫn tới triệu chứng đi tiểu đêm, tiểu nhiều,…. 

Chế độ uống không lành mạnh:

Thực phẩm bạn nạp vào cơ thể hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và bài tiết nước tiểu. Những thực phẩm như rượu, bia, trà, cafe là những chất kích thích cơ thể tăng tiết nước tiểu và kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn bình thường gây ra tiểu đêm, tiểu nhiều lần.

Đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh, bưởi cũng kích thích bàng quang. Những đồ uống như nước ngọt, đồ uống có gas, đồ ăn nhanh là thực phẩm yêu thích của trẻ em nhưng chúng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàng quang kích thích ở trẻ em.

Nước ngọt có gas, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ mắc bàng quang kích thích

Nước ngọt có gas, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ mắc bàng quang kích thích

Nữ giới có nguy cơ cao mắc bàng quang kích thích

Theo nghiên cứu, nữ giới có nguy cơ mắc bàng quang kích thích cao hơn nam giới gấp 4 lần bởi nữ giới trải qua quá trình mang thai, sinh nở và mãn kinh.

Trong quá trình mang thai, thai nhi phát triển làm cho tử cung của người mẹ lớn lên tạo áp lực lên bàng quang khiến bàng quang giãn ra quá mức, từ đó dẫn tới hội chứng bàng quang kích thích ở nữ giới. Thêm vào đó, quá trình mãn kinh ở nữ giới làm suy giảm estrogen khiến niêm mạc bàng quang yếu hơn và dễ dẫn tới bàng quang kích thích.

Các bệnh lý tại bàng quang

Bàng quang là cơ quan chứa đựng và thải nước tiểu ra ngoài qua đường niệu đạo. Do đó bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bàng quang cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tiểu tiện.

Các bệnh lý tại bàng quang như viêm bàng quang, ung thư bàng quang, bàng quang có kích thước nhỏ, sỏi bàng quang,…làm tăng kích thích thần kinh cơ bàng quang dẫn tới hội chứng bàng quang kích thích.

Viêm bàng quang, ung thư bàng quang gây kích thích bàng quang

Viêm bàng quang, ung thư bàng quang gây kích thích bàng quang

Béo phì, thừa cân

Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên bàng quang khiến bàng quang kém co giãn, bị chèn ép quá mức. Cùng với đó, người béo phì, thừa cân dễ gặp tình trạng rối loạn mỡ máu làm rối loạn tuần hoàn nuôi dưỡng thần kinh bàng quang dẫn tới bàng quang kích thích.

Táo bón lâu ngày

Trực tràng và bàng quang ở gần nhau và do cùng hệ thống thần kinh chi phối. Do đó khi táo bón lâu ngày, phân ứ đọng trong trực tràng có thể gây kích thích thần kinh trực tràng và kéo theo là bàng quang cũng bị kích thích.

>>> XEM THÊM:

Những điều cần biết về bệnh bàng quang thần kinh

Mắc tiểu nhiều lần trong ngày có sao không?

Rối loạn hệ thần kinh

Hệ thần kinh là nơi kiểm soát hoạt động tiểu tiện tại bàng quang. Thông thường khi bàng quang đầy nước tiểu, các cơ bàng quang sẽ co bóp và gửi tín hiệu lên vỏ não báo hiệu chúng ta cần đi tiểu. Vì thế bất kỳ tác động nào làm rối loạn hệ thần kinh cũng khiến cho vỏ não nhận tín hiệu sai hoặc không nhận tín hiệu gây kích thích bàng quang.

Căng thẳng thần kinh, stress kéo dài có thể làm tăng kích thích bàng quang. Một số bệnh rối loạn thần kinh như Parkinson, Alzheimer,…cũng là lý do khiến bàng quang kích thích.

Căng thẳng thần kinh, stress kéo dài có thể làm tăng kích thích bàng quang

Căng thẳng thần kinh, stress kéo dài có thể làm tăng kích thích bàng quang

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng bàng quang kích thích

Chẩn đoán hội chứng bàng quang kích thích nhằm xác định nguyên nhân để quá trình điều trị dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Việc chẩn đoán nguyên nhân gây bàng quang kích thích dựa vào kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết.

Khám lâm sàng

Các bác sĩ khám lâm sàng bằng cách hỏi diễn biến bệnh với một vài câu hỏi như: bạn gặp triệu chứng nào của bàng quang kích thích (tiểu đêm, tiểu nhiều lần, són tiểu,….), bạn có tiểu sử bệnh lý nào không, các thói quen ăn uống,…

Bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng qua sờ nắn bụng xem bạn có chỗ đau bất thường nào không hoặc có khối u cục không. Cung cấp thông tin càng cụ thể về tình hình bệnh lý thì việc chẩn đoán và điều trị càng chính xác hơn.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định bất thường trong nước tiểu như có máu trong nước tiểu, nước tiểu có vi khuẩn, chất khoáng kết tinh,…để xác định bệnh viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm tiết niệu.

Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định bất thường trong nước tiểu như vi khuẩn, máu,...

Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định bất thường trong nước tiểu như vi khuẩn, máu,…

Đo niệu động học

Đo niệu động học là phương pháp dùng để khảo sát hoạt động và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến hoạt động của bàng quang, cơ thắt cổ bàng quang và niệu đạo.

Phương pháp đo niệu động học bao gồm: đo lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi tiểu xong, tốc độ dòng tiểu, xác định tình trạng co giãn của bàng quang bằng cách đặt ống thông tiểu rồi bơm một lượng nước nhất định vào bàng quang,…

Nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang giúp các bác sĩ phát hiện sớm các khối u, sỏi, viêm nhiễm ở bàng quang và niệu đạo thông qua ống nội soi hoặc dựa trên hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính. 

Cách giải quyết hội chứng bàng quang kích thích

Các chuyên gia khẳng định hội chứng bàng quang kích thích có thể giải quyết dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. 

Để giải quyết tận gốc chứng bàng quang kích thích, bạn cần phải loại bỏ các tác nhân gây kích thích bàng quang kết hợp với phương pháp điều trị khác như dùng thuốc. Dưới đây là những cách cải thiện triệu chứng do bàng quang kích thích gây ra:

Tập luyện bàng quang

Hàng ngày bạn nên tập luyện bàng quang bằng cách đi tiểu theo giờ. Thời gian đầu cứ 30 phút đi tiểu một lần, sau đó tăng dần lên 1 giờ đi tiểu một lần rồi 2 – 3 giờ. Thời gian lý tưởng để đi tiểu là cứ 3 giờ đi tiểu một lần.

Ngoài ra, khi bạn bắt đầu có cảm giác buồn tiểu thì không nên đi tiểu luôn mà nên nhịn 10 – 15 phút rồi mới đi tiểu. Tuy nhiên không được nhịn tiểu quá lâu vì nước tiểu ứ đọng trong bàng quang dễ khiến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh tại bàng quang.

Hàng ngày bạn nên tập luyện bàng quang bằng cách đi tiểu đúng giờ, cứ 2-3 giờ đi tiểu 1 lần

Hàng ngày bạn nên tập luyện bàng quang bằng cách đi tiểu đúng giờ, cứ 2-3 giờ đi tiểu 1 lần

Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị hội chứng bàng quang kích thích

Những gì bạn nạp vào cơ thể hàng ngày như đồ ăn, thức uống ảnh hưởng trực tiếp tới hệ bài tiết, trong đó có bàng quang. Để cải thiện tình trạng bàng quang kích thích bạn nên chú ý những điều sau trong chế độ ăn:

  • Uống đủ nước vào ban ngày

Bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, nước canh,…và nên uống nước thành từng ngụm nhỏ, không nên uống một lúc nhiều nước. Hạn chế uống nước sau bữa tối và trước khi đi ngủ.

  • Hạn chế đồ ăn gây kích thích bàng quang:

Một số thực phẩm và đồ uống gây kích thích bàng quang bạn nên hạn chế tối đa như: trà, cafe, rượu bia, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại trái cây có tính axit (cam, chanh, bưởi, cà chua,…). 

Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh xa thuốc lá vì nicotin trong thuốc lá làm kích thích niêm mạc bàng quang và làm nặng thêm triệu chứng của bàng quang kích thích như tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu không tự chủ,…

  • Bổ sung thêm chất xơ trong thực đơn hàng ngày

Táo bón lâu ngày là một trong những lý do làm bàng quang kích thích do đó hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào mỗi bữa ăn hàng ngày cũng như luyện tập thể dục điều độ để giảm táo bón. Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người mắc chứng bàng quang kích thích là: súp lơ, khoai lang, các loại rau cải, cà rốt, mồng tơi, quả bầu,….

Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn để phòng tránh táo bón và kiểm soát cân nặng cải thiện bàng quang kích thích

Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn để phòng tránh táo bón và kiểm soát cân nặng cải thiện bàng quang kích thích

Tăng cường sự dẻo dai cho cơ sàn chậu và cơ bàng quang

Cơ sàn chậu, cơ thắt niệu đạo và các cơ thắt bàng quang giúp kiểm soát việc đi tiểu. Các nhóm cơ sàn chậu còn giúp nâng đỡ niệu đạo và bàng quang. Bạn có thể tăng cường sức khỏe của các cơ này bằng bài tập Kegel (bài tập chữa bàng quang tăng hoạt).

Bài tập Kegel giúp các nhóm cơ trên mạnh mẽ, dẻo dai và hoạt động nhịp nhàng hơn, từ đó cải thiện các chứng són tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần do bàng quang kích thích gây ra. Kegel có rất nhiều bài tập khác nhau, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bài tập Kegel đơn giản nhất:

  • Bước 1: Thả lỏng toàn thân và siết chặt các cơ ở vùng chậu giống như bạn đang nhịn tiểu. 
  • Bước 2: Siết các cơ trong 10 giây.
  • Bước 3: Thả lỏng các cơ. Sau đó lại siết chặt lần nữa. Cứ thế thực hiện 10 lần.

Lưu ý: Đi tiểu trước khi tập Kegel và chỉ siết các cơ vùng chậu mà không làm ảnh hưởng tới các cơ đùi hay mông.

Tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe cho cơ sàn chậu, cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo bằng bài tập Kegel

Tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe cho cơ sàn chậu, cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo bằng bài tập Kegel

Sử dụng thuốc tây y cho hội chứng bàng quang kích thích

Ở một số trường hợp bàng quang kích thích cần phải sử dụng thuốc. Dựa vào nguyên nhân, mức độ bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Chẳng hạn như:

  • Các thuốc kháng muscarin gồm: Oxybutynin, Darifenacin, Fesoterodine được sử dụng để giảm co bóp cơ chóp của bàng quang.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng gồm Tofranil, Tipramine, Anafranil có tác dụng thư giãn các cơ bàng quang và vùng chậu.
  • Thuốc tiêm Botox: ít được sử dụng nhưng cũng là một trong nhiều lựa chọn của bác sĩ. Thuốc này dạng tiêm được tiêm vào bàng quang để làm giãn bàng quang, tăng lượng nước tiểu được chứa đựng.

Thuốc tây y có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng do hội chứng bàng quang kích thích gây ra nhưng có thể có tác dụng phụ như khô miệng, khát nước, dị ứng, rối loạn tiêu hóa,…Vì vậy nếu cần phải dùng thuốc thì hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc kháng muscarin giảm nhanh triệu chứng bàng quang kích thích

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc kháng muscarin giảm nhanh triệu chứng bàng quang kích thích

Thảo dược Đông y điều trị tận gốc các triệu chứng của bàng quang kích thích

Để điều trị tận gốc nguyên nhân và triệu chứng của bàng quang kích thích, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên sử dụng thuốc nguồn gốc thảo dược Đông y. Đông y tập trung điều trị bệnh từ gốc, tức là tác động đến cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

Tiêu biểu trên thị trường hiện nay là Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh điều trị tận gốc các chứng đái dầm, đái không tự chủ, đái nhiều, tiểu đêm. Đây đều là triệu chứng thường gặp của hội chứng bàng quang kích thích.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC được điều chế từ các thảo dược: đương quy, đẳng sâm, tang phiêu tiêu, quy bản, phục linh, cam thảo, viễn chí, có công dụng chính:

  • Bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, phục hồi chức năng bàng quang;
  • Điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật;
  • Giải quyết tận gốc triệu chứng của bàng quang kích thích: đái dầm, đái không tự chủ, đái nhiều.

Không những thế, nhờ các thành phần thảo dược mà thuốc còn giúp bổ huyết, định tâm, bổ thận, tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tái phát.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh giải quyết tận gốc triệu chứng của bàng quang kích thích như đái dầm, đái nhiều,...

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh giải quyết tận gốc triệu chứng của bàng quang kích thích như đái dầm, đái nhiều,…

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được điều chế thành dạng thuốc nước thảo dược, tiện lợi khi sử dụng, an toàn tuyệt đối cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và cả phụ nữ sau sinh. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh dạng viên nén cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

Những phân tích trong bài viết cho thấy nguyên nhân gây hội chứng bàng quang kích thích rất đa dạng. Tuy nhiên các bạn hoàn toàn có thể giải quyết bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, luyện tập để giảm thiểu nguy cơ và sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để đẩy lùi tận gốc các triệu chứng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc gọi đến hotline 087.658.8866. Các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐỂ LẠI NHU CẦU TƯ VẤN

    Đăng ký tư vấn

    Các bài viết khác

    4 Bình luận cho bài viết “Những điều cần biết về hội chứng bàng quang kích thích”

    1. TranNam
      03/03/2022 at 16:56

      bàng quang kích thích có nguy hiểm không vậy bác sĩ?

      • TranNam
        03/03/2022 at 16:58

        Chào bạn!
        Hội chứng bàng quang kích thích tuy không nguy hiểm nhưng lại gây rất nhiều sự khó chịu cho người bệnh. Đồng thời, người bệnh có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những người trẻ. Hiện nay, trên thế giới có tới hàng triệu người mắc phải chứng bệnh này.

    2. TranNam
      03/03/2022 at 16:53

      Bác sĩ cho e hỏi bàng quang kích thích có chữa được không vạy ak?

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        03/03/2022 at 16:56

        Chào bạn!
        Về nguyên tắc điều trị của chứng bàng quang kích thích, chúng tôi có thể trả lời như sau:
        Ðể giảm sự kích thích bàng quang nên dùng các loại thuốc chống co thắt cơ trơn (dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế). Ngoài ra, bạn cần tập luyện cơ vùng chậu. Nếu việc điều trị nội khoa không đem lại kết quả khả quan, bạn có thể tiêm một loại thuốc đặc biệt vào cơ bàng quang qua thủ thuật nội soi theo đường niệu đạo (thủ thuật phải được làm tại bệnh viện, đảm bảo vô khuẩn).

    Gửi ý kiến của bạn



    Gọi ngay
    Messenger
    Tư vấn