Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu
Biên tập: Hà Huyền
Cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được, đi tiểu phải rặn và cảm giác tiểu buốt không hiếm gặp. Tình trạng mắc tiểu mà đi tiểu không ra kéo dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý, xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tại sao buồn tiểu mà không đi được? Không đi tiểu được là bệnh gì? Và làm thế nào để đối phó? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Triệu chứng cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được (bí tiểu)
Mắc tiểu nhưng không đi được là tình trạng có căng tức bàng quang, cảm giác mắc tiểu nhưng không đi được, tiểu rất khó, thậm chí phải rặn để đi tiểu. Đây còn được gọi là hiện tượng bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính.
- Bí tiểu cấp tính: là tình trạng mà người bệnh đột ngột không thể đi tiểu được, gây ra cảm giác tức bụng và đau bụng dưới. Đây là một tình trạng khẩn cấp và nếu không được giải phóng nước tiểu kịp thời, có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng. Người bệnh cần đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để được điều trị và giải phóng nước tiểu càng sớm càng tốt;
- Bí tiểu mãn tính: là tình trạng bệnh lý diễn ra trong một thời gian dài, trong đó người bệnh có thể đi tiểu nhưng bàng quang không hoàn toàn được rỗng. Điều này có thể dẫn đến những biểu hiện như tiểu nhiều lần trong ngày và đêm, tiểu không hết hoặc tiểu chậm, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát được và cảm giác bất thoải mái khi tiểu. Tuy nhiên, tình trạng bí tiểu mãn tính không có biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ ban đầu và nhiều người bệnh không để ý đến sự bất thường này. Nếu không được chữa trị kịp thời, bí tiểu mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm bàng quang, suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu tiện không kiểm soát được, và các vấn đề về tình dục.

Buồn tiểu nhiều nhưng không đi được là tình trạng có cảm giác muốn đi tiểu liên tục nhưng không đi được
2. Hiện tượng buồn tiểu mà không tiểu được là bệnh gì?
Với một người khỏe mạnh bình thường, bàng quang chứa được khoảng 400 – 620ml sẽ kích thích buồn tiểu. Số lần đi tiểu bình thường từ 6 – 8 lần với lượng nước tiểu thải ra khoảng 20 ml/s.
Vậy đi tiểu không được là bệnh gì? Tình trạng mắc tiểu nhưng không tiểu được có thể do một số nguyên nhân chung như sau ở cả nam và nữ:
2.1. Dị vật ở bàng quang, sỏi thận hoặc các khối u
Hiện tượng này có thể do sỏi (vật rắn) hoặc cục máu đông từ thận di chuyển xuống bàng quang hoặc xuất hiện ngay tại bàng quang gây bít đường tiểu khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được hoặc khó tiểu.
Sỏi thận là tình trạng lắng đọng cặn muối và khoáng chất từ nước tiểu tại thận. Cả nam và nữ khi bị sỏi thận đều có triệu chứng đau thắt lưng do sỏi di chuyển nhất sỏi có gai nhọn cọ xát gây tổn thương thận và đường niệu. Sỏi thận không chỉ gây ra tình trạng muốn đi tiểu mà không đi được mà còn có thể đi kèm tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt,…
Triệu chứng buồn tiểu nhưng không tiểu được cũng cảnh báo căn bệnh ung thư nguy hiểm. Các khối u ở tiểu khung như ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư thận,…khi di căn vào tiểu khung có thể đè ép vào vùng cổ bàng quang gây cứ bị mắc tiểu liên tục, mót tiểu mà không tiểu được, bí tiểu, đi tiểu phải rặn.
2.2. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn (chủ yếu là E.coli) xâm nhập hệ tiết niệu gây nhiễm trùng. Bệnh viêm đường tiết niệu bao gồm viêm thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,…
Khả năng mắc viêm đường tiết niệu cao khi vệ sinh vùng kín không sạch hoặc sau khi quan hệ tình dục. Tình trạng viêm nhiễm gây sưng và rát tại vị trí viêm, gây tắc nghẽn đường tiết niệu và gây khó tiểu.
Ngoài khó tiểu, cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được thì viêm đường tiết niệu còn có biểu hiện là tiểu buốt, tiểu đau, đau lưng, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu, nước tiểu đục và có mùi hôi khó chịu,…
2.3. Do bệnh tiền liệt tuyến
U xơ và viêm tuyến tiền liệt sẽ làm cho tiền liệt tuyến to ra đè lên niệu đạo và gây nên tình trạng bí tiểu. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng buồn đi tiểu mà không đi được (bí tiểu), buồn đi tiểu liên tục ở nam giới tuổi trung niên và người già.
2.4. Nguyên nhân gây cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được ở các giới
2.4.1. Buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ
- Cảm giác mắc tiểu mà không đi được ở nữ có thể là do bị các khối u phát triển gây chèn ép bàng quang như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…;
- Viêm nhiễm phụ khoa có thể là viêm âm đạo, nấm âm đạo,…dẫn đến hiện tượng tiểu đau rát sau khi quan hệ, tiểu buốt, khó tiểu, cảm giác mắc tiểu nhưng tiểu ít, đi tiểu không hết, buồn đi tiểu liên tục ở nữ giới;
- Bà bầu buồn tiểu nhưng không đi được: Mắc tiểu mà tiểu không được ở nữ giới khi mang thai cũng rất hay xảy ra vì khi mang thai tử cung phát triển chèn ép lên bàng quang.
2.4.2. Buồn tiểu nhưng không đi được ở nam
Đối với nam giới, cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được, tiểu ít có thể là do những bệnh lý ở tuyến tiền liệt như bị u xơ, phì đại tuyến tiền liệt, chấn thương niệu đạo, hẹp niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,…
2.4.3. Trẻ buồn tiểu nhưng không đi được
- Nguyên nhân gây ra cảm giác mắc tiểu mà không tiểu được, buồn tiểu nhưng không đi được có thể là sỏi bàng quang, tuyến tiền liệt, hẹp bao quy đầu, dị tật dính môi lớn ở bé gái,…;
- Các rối loạn thần kinh là nguyên nhân hay gặp nhất. Chấn thương thắt lưng, phẫu thuật, viêm tủy sống,…gây ra rối loạn dây thần kinh bàng quang dẫn tới khó tiểu, buồn đái mà không đi được;
- Táo bón cũng có thể là nguyên nhân: Phân ở đường ruột ứ đọng nhiều gây chèn ép đường tiểu của trẻ gây cảm giác buồn đi tiểu liên tục;
- Trẻ sẽ có cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được khi dùng thuốc có tác dụng phụ gây khó tiểu như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,…
2.5. Nguyên nhân buồn tiểu nhưng không đi được theo Đông Y
Theo Đông y, có hơn 80% nguyên nhân gây các chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có hiện tượng cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được là do thấp nhiệt, khí nóng dồn xuống bàng quang, bàng quang khí hóa bất thường, thận khí suy yếu.
Do đó, ngoài lý giải về bệnh lý theo Y học hiện đại, lý giải của Y học phương Đông giúp hiểu rõ căn nguyên cũng như cách trị bệnh từ gốc. Theo đó, để giải quyết tận gốc chứng buồn tiểu mà không đi tiểu được thì ta cần phải cân bằng âm dương trong cơ thể, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, bổ thận.
Bạn đang gặp phải tình trạng như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.
3. Tại sao buồn tiểu nhưng không đi được lại nguy hiểm?
Tình trạng cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra còn có thể có những biến chứng bệnh lý rất nguy hiểm như:
- Khó tiểu do sỏi thận sẽ gây tắc đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận, suy thận cấp, vỡ thận và có thể dẫn tới tử vong;
- Tăng nguy cơ viêm bể thận, nhiễm trùng máu và tử vong;
- Hiện tượng buồn tiểu nhưng không tiểu được ở nữ và nam giới không chữa trị kịp thời có thể gây tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn do viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa;
- Tổn thương bàng quang: Bàng quang ứ đọng nước tiểu nhiều khiến chức năng co bóp suy giảm, giảm khả năng bài xuất của nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng;
- Ảnh hưởng tới đời sống tình dục, gây rối loạn cương dương, thậm chí là liệt dương ở nam giới và dẫn tới vô sinh – hiếm muộn;
- Ảnh hưởng lớn tới tâm lý: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, stress, sức khỏe kiệt quệ, xấu hổ, ngại tiếp xúc với mọi người,…

Muốn tiểu nhưng không tiểu được có thể là dấu hiệu sớm của nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
4. Cách điều trị chứng cảm giác buồn tiểu nhưng không tiểu được
Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị tình trạng có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và thể trạng của người bệnh mà sẽ có những cách điều trị phù hợp:
4.1. Điều trị buồn tiểu nhưng không đi được bằng thuốc Tây y
Phương pháp này có thể là dùng thuốc, đặt ống thông, phẫu thuật tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh.
4.1.1. Đặt ống thông
Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để giúp nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang.
4.1.2. Sử dụng thuốc
- Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang,…như kháng sinh nhóm Quinolone, nhóm thuốc Aminiglycoside, thuốc Allopurinol,…;
- Thuốc kháng virus như Famvir, Famciclovir,…;
- Nhóm thuốc chẹn Alpha 1 điều trị cho người hay có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được do u lành tuyến tiền liệt gồm thuốc Alfuzosin, Terazosin, Tamsasmin, Silodosin,…
Những thuốc này tuy có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh nhưng có những tác dụng phụ không mong muốn như cơ thể mệt mỏi, nổi mẩn, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, suy giảm đề kháng. Do vậy không được tự ý sử dụng thuốc Tây điều trị mà phải thăm khám cụ thể và theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
4.1.3. Phẫu thuật
Chỉ được sử dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có tác dụng. Phương pháp này tiến hành bằng cách chèn dụng cụ thông qua niệu đạo.
4.2. Dùng bài thuốc dân gian
Phương pháp này áp dụng cho người bị khó tiểu do cơ thể nóng trong. Một vài bài thuốc dân gian trị đi tiểu không được như sau:
Bài thuốc 1:
- Rửa sạch 70g mỗi loại (Mã đề, Kim tiền thảo, Cỏ mần trầu, Râu ngô); 30g mỗi loại (Kim ngân hoa, Hương nhu trắng); 12g mỗi loại (Sinh địa, Liên kiều);
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi sắc với 1,5 lít nước. Khi sôi hạ nhỏ lửa và đung khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp;
- Dùng nước thuốc uống trực tiếp để giải nhiệt cơ thể, lợi tiểu, cải thiện tốt chứng khó tiểu.
Bài thuốc 2:
- Cạo sạch củ sắn dây, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy giòn;
- Sau đó giã nhỏ rồi đem rây mịn hòa với đường uống;
- Uống kiên trì bột sắn dây pha với nước đường trong 10 ngày để thấy bệnh giảm đáng kể.
Bài thuốc 3:
- Rửa sạch 30g bầu đất, 20g râu ngô, 20g mã đề rồi sắc cùng 550ml nước;
- Khi sôi thì hạ nhỏ lửa, sắc còn khoảng 250ml thì tắt bếp;
- Chắt lấy phần nước uống 2 lần trong ngày. Kiên trì sử dụng liên tục 10 ngày để thấy hiệu quả.
Bài thuốc 4:
- Rửa sạch 20g búp tre, 20g rau má tươi rồi đem giã với vài hạt muối tinh;
- Dùng miếng vải sạch lọc lấy nước cốt búp tre và rau má. Sau đó pha thêm 200ml nước ấm uống trực tiếp;
- Uống 2 lần một ngày và liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả.
Mẹo chữa đi đái không được hay các bài thuốc dân gian an toàn làm từ nguyên liệu tự nhiên nhưng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng và tác dụng lâu cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Đây là cách trị khó tiểu tại nhà đơn giản nhưng người bệnh phải thực hiện nhiều bước để sắc thuốc, mất nhiều thời gian.
4.3. Cách chữa buồn tiểu liên tục mà không đi được bằng thuốc thảo dược Đông y
Dựa trên nguyên lý trị bệnh tận gốc, Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đã điều chế ra sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh, không chỉ điều trị đái dầm, đái không tự chủ mà còn khắc phục hiệu quả chứng bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt,…
Hiện nay trên thị trường có sản phẩm thuốc Đông Y tiện dụng đã được điều chế thành dạng siro hoặc viên nén, không cần mất thời gian sắc thuốc. Người bệnh có thể tham khảo Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh dạng thuốc nước siro hoặc Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh dạng viên hoàn và viên nén bao phim.

Mẹo chữa buồn tiểu mà không đi được với Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh nguồn gốc thảo dược được đánh giá cao
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được chiết xuất 100% từ thảo dược: Đương quy, Tang phiêu tiêu, Đảng sâm, Quy bản, Phục linh,…có công dụng cân bằng âm dương, làm mát cơ thể, bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang. Từ đó thuốc không chỉ điều trị đái dầm mà có khả năng điều trị khó tiểu, buồn tiểu không đi được. Thuốc được điều chế dạng thuốc nước siro dễ sử dụng, mùi dễ chịu, phù hợp cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề Cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
28/03/2022 at 08:56
cháu bị bí tiểu thì có nên uống nhiều nước không ạ? mong bác sĩ giải đáp
28/03/2022 at 08:57
Đối với chứng bí tiểu, uống đầy đủ nước giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn và độc tố, từ đó ngăn ngừa biến chứng do bí tiểu mãn tính gây ra; giúp tối đa hóa hiệu suất thể chất; ngăn ngừa táo bón; cải thiện tâm trạng khó chịu,…Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé! Chúc bạn nhiều sức khỏe ạ!
10/01/2022 at 11:52
Toi 42 tuoi hay mac tieu nhung khong the di duoc. toi da dung nhieu meo dan gian nhung khong khoi. mong nha thuoc tu van giup
10/01/2022 at 11:54
Dạ chào chú. Chú để lại thông tin của mình vào form để các chuyên gia gọi lại tư vấn cho mình được kỹ hơn ạ! Chúc chú sức khỏe!
20/05/2021 at 14:31
Tôi uống nhiều nước mà đi tiểu cứ nhỏ giọt dù buồn tiểu lắm rồi. Bàng quang căng tức mà vào nhà vệ sinh nhỏ giọt tí một, có lần còn không tiểu được. Bác sĩ thăm khám giúp. Sđt của tôi: 0392 425 xxx
20/05/2021 at 14:33
Chào bạn, bạn chú ý điện thoại để các chuyên gia gọi lại tư vấn ngay nhé!