Bệnh đái tháo nhạt là gì? Cách điều trị dứt điểm an toàn và hiệu quả

Ngày viết: 12/05/2021 - Cập nhật ngày 07/11/2022.
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Theo Y học, đái tháo nhạt là bệnh mãn tính xảy ra do suy giảm hormone ADH, thiếu ADH (hormone chống bài niệu) trong quá trình chuyển hóa nước của cơ thể, gây rối loạn cân bằng nước. Bệnh này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, có thể gây ra biến chứng rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp,… Để biết được bệnh đái tháo nhạt là gì? cách điều trị ra sao, mời bạn đón đọc bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về bệnh đái tháo nhạt và cách điều trị

Đái tháo nhạt là bệnh gì? Cách điều trị dứt điểm an toàn và hiệu quả

Bệnh đái tháo nhạt là gì?

Thông thường, cơ thể mỗi người sản sinh ra hormone ADH – hormone chống bài niệu. Hormone này có tác dụng giúp thận giữ nước và nước tiểu trở nên cô đặc. Khi cơ thể mất nước hoặc thiếu nước, mức ADH sẽ tăng lên kích thích thận tái hấp thụ nước, làm nước tiểu cô đặc. Ngược lại, khi uống nhiều nước mức ADH giảm xuống khiến đi tiểu nhiều hơn.

Đái tháo nhạt là bệnh rối loạn cân bằng nước, thận không còn khả năng giữ và cô đặc nước tiểu

Đái tháo nhạt là bệnh rối loạn cân bằng nước, thận không còn khả năng giữ và cô đặc nước tiểu

Đái tháo nhạt tiếng anh là Diabetes Insipidus, được hiểu là hiện tượng rối loạn khả năng cân bằng nước trong cơ thể. Thận của người bệnh không còn khả năng giữ và cô đặc nước tiểu. Từ đây gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, nước tiểu trong như nước lã hay loãng. Vì đi tiểu nhiều nên cơ thể người bệnh bị mất nước, cơ thể mệt mỏi.

Các dạng bệnh đái tháo nhạt và nguyên nhân gây ra

Có hai dạng đái tháo nhạt là đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt do thận. Tùy theo hai dạng bệnh này mà nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Đái tháo nhạt trung ương

Đái tháo nhạt trung ương xảy ra khi não sản xuất và bài tiết ít hormone ADH. ADH tiết ra ít làm cho người bệnh đi tiểu nhiều lần và nước tiểu loãng hơn. Các nguyên nhân gây ra đái tháo nhạt trung ương:

  • Chấn thương đầu
  • U lành tính hoặc u ác tính trong não hoặc tuyến yên
  • Các bệnh u não hoặc viêm màng não
  • Thiếu máu não hoặc thiếu oxy não
  • Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ có thai
  • Trường hợp hiếm do di truyền
  • Đái tháo nhạt vô căn. Ở trường hợp này, các tế bào vùng dưới đồi bị tổn thương và dừng sản xuất ADH. Trong nhiều trường hợp, sự tổn thương này được cho là do bệnh tự miễn gây ra.
Chấn thương đầu có thể là nguyên nhân gây ra đái tháo nhạt trung ương

Chấn thương đầu có thể là nguyên nhân bệnh đái tháo nhạt trung ương

Đái tháo nhạt do thận

Trường hợp đái tháo nhạt do thận, AHD vẫn sản sinh và bài tiết như bình thường từ não nhưng thận không thể cô đặc nước tiểu dẫn đến hiện tượng cơ thể thải ra nước tiểu bị pha loãng. Khi này người bệnh khát nước và uống nhiều nước. Đái tháo nhạt do thận rất hiếm gặp, các nguyên nhân bao gồm:

  • Sử dụng một số thuốc: như lithium với liều cao;
  • Hiếm do di truyền;
  • Bệnh thận mạn tính, thận đa nang,…
Bệnh lý ở thận như thận đa nang,...là lý do mắc bệnh đái tháo nhạt do thận

Bệnh lý ở thận như thận đa nang,… là lý do mắc bệnh đái tháo nhạt do thận

Biểu hiện của bệnh đái tháo nhạt là gì?

Các triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo nhạt gồm:

  • Đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu nhiều (3-20 lít/ngày);
  • Thường xuyên buồn tiểu, có khi cứ nửa tiếng đi tiểu 1 lần;
  • Đi tiểu đêm nhiều lần;
  • Hội chứng cuồng uống hay bệnh cuồng uống, luôn có cảm giác khát nước dù uống nhiều nước;
  • Mất nước: Bạn không đủ nước khi mất quá nhiều nước qua nước tiểu. Triệu chứng mất nước nghiêm trọng gồm khô miệng, môi, lưỡi, khô da, chóng mặt, choáng, bất tỉnh.
  • Mệt mỏi, mất tập trung do thiếu ngủ vì phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu;
  • Đái tháo nhạt ở trẻ em thường có các biểu hiện như tiểu mất kiểm soát, đái dầm, sốt, rối loạn giấc ngủ, chậm lớn, táo bón, nôn, quấy khóc vô cớ,…
Tiểu nhiều lần. đái dầm, tiểu không tự chủ đều là triệu chứng điển hình của đái tháo nhạt

Tiểu nhiều lần. đái dầm, tiểu không tự chủ đều là triệu chứng đái tháo nhạt

>>> XEM THÊM các bài viết về chủ để khác:

Tại sao uống nhiều nước mà không đi tiểu?

Cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được là tại sao?

Đi tiểu xong vẫn có cảm giác buồn tiểu?

Đi tiểu không hết nước và cách xử lý!

Bệnh đái tháo nhạt chẩn đoán như thế nào?

Dựa trên các triệu chứng điển hình mà bệnh đái tháo nhạt được chẩn đoán. Ví dụ bạn bị chấn thương hay vừa trải qua phẫu thuật não, bác sĩ sẽ chú ý tới chẩn đoán này. Để chẩn đoán được chính xác nhất, cần thực hiện các xét nghiệm khác nhau, bao gồm:

Xét nghiệm máu và nước tiểu

Khi bị đái tháo nhạt, nồng độ Kali và Natri có thể tăng cao, do vậy cần xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra lượng đường (glucose) trong máu để loại trừ đái tháo đường.

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán kiểm tra lượng đường (glucose) trong máu loại trừ bệnh tiểu đường

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán kiểm tra lượng đường (glucose) trong máu loại trừ bệnh tiểu đường

Nghiệm pháp nhịn khát

Phương pháp này người bệnh sẽ không được uống nước hoặc truyền dịch trong khoảng 6-8 giờ để đo lượng nước tiểu. Nếu cơ thể khỏe mạnh bình thường lượng nước tiểu sẽ giảm khi không uống nước trong khoảng thời gian dài. Khi mắc đái tháo nhạt thì lượng nước tiểu gần như không thay đổi.

Nghiệm pháp sử dụng hormone kháng lợi niệu

Sau khi sử dụng nghiệm pháp nhịn nước đã nói ở trên, người bệnh sẽ được tiêm hoặc uống thuốc tương tự ADH. Với người mắc đái tháo nhạt trung ương, lượng nước tiểu sẽ giảm sau khi dùng thuốc. Nếu mắc đái tháo nhạt do thận, lượng nước tiểu không thay đổi hoặc giảm một lượng rất ít không đáng kể.

Tiêm hoặc uống thuốc tương tự ADH để xác định lượng nước tiểu

Tiêm hoặc uống thuốc tương tự ADH để xác định lượng nước tiểu

Nghiệm pháp Carter Robins – Tiêm dung dịch muối ưu trương

Dựa trên nhận xét: nếu tiêm dung dịch muối ưu trương vào tĩnh mạch, sẽ làm thay đổi áp lực thẩm thấu của mạch máu, kích thích thuỳ sau tuyến yên, làm tiết ra nhiều Hocmon chống đái nhiều.

Tiến hành: Ngày trước, người bệnh không đươc dùng tinh chất thuỳ sau tuyến yên. Ngừng uống nước ít nhất 4 giờ. Cho uống trong một giờ lượng nước tương đương 20ml cho mỗi cân nặng cơ thể. Cứ 15 phút một lần, thông bàng quang, tính lượng nước tiểu trong một phút. Rỏ giọt tĩnh mạch một lượng dung dịch NaCl ưu trương 25%0 với tốc độ 0,25 ml đối với mỗi kg cân nặng cơ thể trong 1 phút, tiêm liền 45 phút.

Trong khi tiêm và sau khi tiêm thuốc hoặc sau nửa giờ, lưu lượng nước tiểu hạ từ 70 – 90%. Trong bệnh đái nhạt, lưu lượng nước tiểu không thay đổi đáng kể.

Bệnh đái tháo nhạt có nguy hiểm không?

Đái tháo nhạt không quá nguy hiểm tới tính mạng nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu không chú ý ở đối tượng trẻ em và người già, bệnh sẽ dễ gây ra mất nước nghiêm trọng đe dọa tới tính mạng.

Tình trạng mất nước có các triệu chứng: nhịp tinh nhanh, tụt huyết áp, đau mỏi cơ, sốt, nhức đầu, sụt cân, tăng natri máu. Mất nước nghiêm trọng khiến bệnh nhân trải qua những cơn động kinh, lơ mơ, bất tỉnh, nghiêm trọng nhất là tổn thương não vĩnh viễn và tử vong.

Một biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo nhạt là mất cân bằng điện giải. Điện giải là chất quan trong giúp bù nước, ổn định nội môi, duy trì áp suất thẩm thấu tốt, gồm vitamin và khoáng chất. Điện giải được tìm thấy trong máu, mồ hôi và nước tiểu. 

Khi cơ thể bị mất điện giải, có thể bị: đau cơ, co thắt hoặc co giật, nhức đầu, khát nước, sốt, đau khớp, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi,…

Mất cân bằng điện giải là biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo nhạt

Mất cân bằng điện giải là biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo nhạt

Cách điều trị bệnh đái tháo nhạt

Bệnh đái tháo nhạt có chữa được không là thắc mắc của nhiều người khi mắc phải. Câu trả lời là có thể chữa được. Tùy thuộc vào từng dạng đái tháo nhạt mà điều trị cũng ít nhiều có những sự khác nhau. Dưới đây là bệnh đái tháo và cách điều trị theo từng dạng bệnh.

Cách điều trị đái tháo nhạt trung ương 

Điều trị đái tháo nhạt trung ương cần được xử lý từ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Chẳng hạn như nếu bạn có khối u tại tuyến yên hay dưới đồi, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một vài phương pháp được đề nghị:

  • Nếu ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần kiểm soát lượng nước uống mỗi ngày kết hợp theo dõi độ điện giải trong máu.
  • Sử dụng desmopressin: Đây là thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm các triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt. Thuốc này không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ giảm triệu chứng và có thể gây ra tác dụng phụ là nồng độ natri máu thấp. Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng lại nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng.

Các trường hợp đái tháo nhạt trung ương do chấn thương đầu hoặc phẫu thuật não chỉ cần điều trị trong vài tuần. Trong khi những nguyên nhân khác khiến việc điều trị có thể kéo dài đến suốt đời.

Mức độ đái tháo nhạt trung ương nhẹ, bạn chỉ cần kiểm soát lượng nước uống mỗi ngày

Mức độ đái tháo nhạt trung ương nhẹ, bạn chỉ cần kiểm soát lượng nước uống mỗi ngày

Cách điều trị đái tháo nhạt do thận

Ở đái tháo nhạt do thận, thận không đáp ứng được ADH vì vậy sử dụng thuốc desmopressin là không có hiệu quả. Thay vào đó, bác sĩ sẽ cho lời khuyên như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn ít muối để tránh uống nhiều nước và giảm lượng nước tiểu; hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đạm như thịt, cá, trứng,… nhưng bạn cũng cần đảm bảo đủ nước để tránh mất nước. 
  • Đôi khi đái tháo nhạt do thận xảy ra do tác dụng phụ của một vài loại thuốc nên bác sĩ sẽ đổi thuốc cho bạn.
  • Đái tháo nhạt do thận ở mức độ nặng có thể dùng thuốc điều trị đái tháo nhạt Hydroclorothiazid để giảm lượng nước tiểu do thận thải ra.
Ăn ít muối để tránh uống nhiều nước và giảm lượng nước tiểu

Ăn ít muối để tránh uống nhiều nước và giảm lượng nước tiểu

Bệnh đái tháo nhạt và cách điều trị bằng thuốc nam

Điều trị đái tháo nhạt bằng thuốc nam hiện nay được nhiều người sử dụng do lo ngại tác dụng phụ của thuốc Tây Y.

Theo Y học cổ truyền, đái tháo nhạt có liên quan đến phế, tỳ, vị và thận. Nguyên tắc chung điều trị bệnh này là âm hư, trường hợp mắc bệnh lâu ngày có thể dẫn tới dương hư. Đông y chữa bệnh đái tháo nhạt chủ yếu tập trung vào căn nguyên gây bệnh. Các bài thuốc sẽ có tác dụng trị phế vị âm hư, thận âm hư, thận dương hư.

Phế vị âm hư: khát nước, môi khô, lưỡi khô, tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu nhiều

Bài thuốc thanh dưỡng phế vị: nhân sâm 8g, sinh địa, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thiên môn, mạch môn, địa cốt bì, đan sâm, đan bì mỗi loại 12g, thạch cao đã sắc 40-60g, tri mẫu 10g, cam thảo 4g. Tất cả đem sắc uống ngày một thang.

Thận âm hư: khát nước, uống nhiều nước, tiểu nhiều lần, váng đầu, mệt mỏi, đưng lưng mỏi gối, lưỡi đỏ.

Bài thuốc tư thận dưỡng âm: 20g sinh địa, sơn dược; 12g mỗi loại (đan bì, bạch linh, mạch đông, thiên môn đông, thiên hoa phấn, huyền sâm, sơn thù nhục); 10g tang phiêu tiêu; 4g cam thảo, ngũ vị tử. Sắc uống ngày một thang.

Các bài thuốc nam sẽ có tác dụng trị bệnh từ gốc, bổ thận, ôn huyết, bổ khí

Các bài thuốc nam sẽ có tác dụng trị bệnh từ gốc, bổ thận, ôn huyết, bổ khí

Thận dương hư: người mệt mỏi, mặt sạm khô kém tươi, đau lưng, váng đầu chóng mặt, lưỡi nhợt rêu dày trắng

Bài thuốc ôn thận bổ dương: 34g sinh địa, 24g thục địa, 12g mỗi loại (hoài sơn, nữ trinh tử, đan bì), 10g mỗi loại (bạch linh, trạch tả), 6g mỗi loại (phụ tử, nhục quế), 15g đỗ trọng, 3g xương bồ, 14g tang phiêu tiêu. Sắc uống ngày 1 thang.

Bệnh đái tháo nhạt có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi thấy có các biểu hiện bất thường như đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, khát nước dù uống ít nước, môi khô, lưỡi khô,..thì nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên có tác dụng giảm triệu chứng đái nhiều, đái dầm, đái không tự chủ do bệnh đái tháo nhạt gây ra. Trên thị trường hiện nay có Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC thảo dược điều trị tận gốc đái dầm, đái nhiều lần, đái không tự chủ. Từ đó hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo nhạt hiệu quả.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh điều trị triệu chứng đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh điều trị triệu chứng đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh điều chế hoàn toàn từ thảo dược, người bệnh có thể sử dụng mà không lo tác dụng phụ. Thuốc dạng siro thảo dược, dễ sử dụng, an toàn và phù hợp cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên.

Những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn về câu hỏi “Bệnh đái tháo nhạt là gì”. Nếu muốn biết thêm thông tin về sản phẩm hoặc muốn tư vấn về bệnh đái tháo nhạt, đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ, vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc gọi ngay 087.658.8866. Chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. 

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐỂ LẠI NHU CẦU TƯ VẤN

    Đăng ký tư vấn

    8 Bình luận cho bài viết “Bệnh đái tháo nhạt là gì? Cách điều trị dứt điểm an toàn và hiệu quả”

    1. Tran Yen
      01/03/2022 at 19:41

      Bác sĩ cho e hỏi xét nghiệm ADH là gì? hôm trước e đi khám đái tháo nhạt mà ngta bắt xét nghiệm cái đấy, e đang không hiểu lắm

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        01/03/2022 at 19:42

        Chào bạn!
        Xét nghiệm hormone chống bài niệu (ADH) được sử dụng để phát hiện, chẩn đoán và xác định nguyên nhân của sự thiếu hụt hoặc dư thừa ADH (Pagana KD 2011 [2]). Tuy nhiên, ADH thường ít được sử dụng, việc chẩn đoán các tình trạng này thường vào bệnh sử, lâm sàng và các xét nghiệm khác, chẳng hạn như các xét nghiệm về máu, độ thẩm thấu và các chất điện giải nước tiểu.

        • vu the
          04/03/2022 at 21:45

          cùng thắc mắc ạ, bác sĩ cho hỏi test ddavp là gì?

          • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
            04/03/2022 at 21:53

            Chào bạn!
            Test DDAVP là xét nghiệm dùng để chẩn đoán đái tháo nhạt cũng với test nhịn nước.

    2. Thanh Hoài
      03/06/2021 at 10:43

      Thuốc trị đái dầm uống có an toàn cho bầu 6 tháng ko bác sĩ? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em.

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        03/06/2021 at 10:44

        Chào bạn. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên nên an toàn cho cả bà bầu bạn nhé. Bạn điền thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại hướng dẫn cách dùng cho bạn ạ!

    3. Quỳnh91
      12/05/2021 at 19:01

      Tôi bị đái nhiều lần trong ngày. Tư vấn cho tôi cách uống thuốc nhé. Cảm ơn chuyên gia.

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        12/05/2021 at 19:02

        Chào bạn. Bạn điền thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại nắm bắt tình trạng bệnh và hướng dẫn cách dùng thuốc bạn nhé!

    Gửi ý kiến của bạn



    Gọi ngay
    Messenger
    Tư vấn