Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu
Biên tập: Khánh Toàn
Nhịn tiểu lâu bị đau bụng dưới là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở cả nam và nữ. Hiện tượng này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt và công việc. Thậm chí còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vậy, bị đau bụng dưới đi tiểu đêm nhiều nguyên nhân do đâu và là dấu hiệu của bệnh gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Lý giải tình trạng nhịn tiểu lâu đau bụng dưới
Bàng quang là nơi chứa nước tiểu được sản xuất từ thận. Trung bình, bàng quang có thể chứa được khoảng 420ml chất lỏng. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt từ 250 đến 350ml, bàng quang sẽ bắt đầu căng và giãn, và các dây thần kinh trong bàng quang sẽ gửi tín hiệu lên não để cho chúng ta biết là đã đến lúc cần đi tiểu.
Tuy nhiên, não cũng có khả năng điều khiển bàng quang để giữ lại một phần chất lỏng cho đến khi có thời điểm phù hợp để tiểu. Điều này có thể dẫn đến việc nhịn tiểu. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, họ không thể nhịn được và thường đi tiểu ngay lập tức.
Nhịn tiểu là điều bình thường và thỉnh thoảng xảy ra, đặc biệt là trong môi trường văn phòng. Tuy nhiên, việc này có thể gây nhiều vấn đề cho cơ thể nếu được lặp lại quá nhiều.
2. Hay đi nhịn tiểu và đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?
2.1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu/ viêm đường tiết niệu chủ yếu xuất hiện ở nữ giới vì cấu tạo niệu đạo của nữ giới ngắn và thẳng hơn của nam giới. Nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn (chủ yếu là E.coli) tấn công hệ tiết niệu gây viêm nhiễm.
Vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo qua hậu môn rồi di chuyển lên bàng quang và các cơ quan khác của hệ tiết niệu như niệu quản, thận. Chúng gây tổn thương niêm mạc và phá hủy tế bào dẫn tới hiện tượng đau bụng dưới vào ban đêm, tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Triệu chứng đi kèm thường gặp khác là tiểu buốt, tiểu rắt, đau mỏi thắt lưng, hay đau bụng vào ban đêm, nhịn tiểu lâu bị đau bụng dưới,…
2.2. Sỏi tiết niệu
Đau bụng đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi đường tiết niệu do sỏi cọ xát gây tổn thương đường tiết niệu. Sỏi đường tiết niệu là hiện tượng có sỏi xuất hiện trong các cơ quan thuộc hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo)
Sỏi đường tiết niệu xuất hiện khi lượng nước tiểu quá ít hoặc nồng độ các chất khoáng như canxi, urat, oxalate trong nước tiểu tăng cao lắng đọng lâu vón cục tạo thành sỏi. Sỏi đường tiết niệu khiến cho người bệnh cảm giác bị đau bụng dưới và có thể lan xuống vùng bẹn và vùng kín, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt.
2.3. Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang gây nhiễm khuẩn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh này là tiểu buốt, có thể tiểu ra máu, đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, nước tiểu đục, mùi hôi, đau vùng bụng dưới, đau tức bàng quang,…
2.4. Sỏi thận
Sỏi thận là bệnh lý xảy ra khi lượng nước tiểu giảm, các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận tạo thành những tinh thể rắn. Kích thước của sỏi thận có thể từ nhỏ đến to lên tới vài cm. Hầu hết người bệnh bị sỏi thận có thể nhận biết qua dấu hiệu bên ngoài như đau thắt lưng từ nhẹ tới dữ dội, đau vùng bụng dưới, rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu, sốt,…
2.5. Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo thường gặp ở nam giới bởi đường niệu đạo của nam giới dài hơn nữ giới, chạy dài xuống vùng đáy chậu và dương vậy, do vậy niệu đạo của nam giới dễ bị tổn thương hơn. Hẹp niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị thu hẹp lại do viêm nhiễm hoặc vấn đề nào khác. Triệu chứng của bệnh này là đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra máu, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm.
2.6. Viêm âm đạo ở nữ giới
Viêm âm đạo là bệnh chỉ xảy ra ở nữ giới, là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do vi khuẩn, giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh, quan hệ tình dục không an toàn hoặc một vài tác nhân khác. Nữ giới bị viêm âm đạo sẽ xuất hiện nhiều khí hư, có mùi hôi, cảm giác khó chịu khi quan hệ. Kèm theo đó là tình trạng đau rát vùng kín khi đi tiểu, tiểu đêm nhiều lần, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu,…
2.7. Ung thư bàng quang
Những khối u trong bàng quang phát triển lớn gây chèn ép và kích thích bàng quang dẫn tới tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu ra máu, đau bụng dưới về đêm. Đây là căn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
-
Bạn đang gặp phải tình trạng như thế nào? Hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn chính xác nhất!
>>> XEM THÊM:
Đi tiểu đêm nhiều lần là bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục?
3. Cách chữa nhịn đi tiểu đêm nhiều đau bụng dưới
Nếu không may gặp phải tình trạng nhịn đi tiểu đêm nhiều đau bụng dưới thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Do vậy bạn cần thăm khám kịp thời để được chẩn đoán và nguyên nhân từ đó có phương án điều trị phù hợp.
3.1. Biện pháp tại nhà
Dưới đây là một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi tiểu nhiều lần:
- Uống đủ nước vào ban ngày và hạn chế vào ban đêm
Uống đủ 2 lít nước vào ban ngày gồm nước lọc, nước canh, nước ép trái cây để tăng bài tiết nước tiểu, đào thải vi khuẩn ra ngoài, hạn chế viêm nhiễm. Tuy nhiên hạn chế uống nước vào ban đêm để tránh hiện tượng đi tiểu đêm nhiều lần.
- Chế độ ăn uống khoa học
Kết hợp bổ sung đầy đủ chất gồm chất xơ, chất béo, đạm,…và các loại thực phẩm giàu vitamin C, trái cây, rau xanh tăng cường hệ miễn dịch.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu
Nhịn tiểu khiến cho nước tiểu ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây nhiễm khuẩn nước tiểu, từ đó nhiễm khuẩn hệ tiết niệu. Do đó, tuyệt đối không được nhịn tiểu và đảm bảo làm sạch bàng quang mỗi lần đi tiểu.
- Quan hệ tình dục lành mạnh
Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp an toàn, tần suất hợp lý. Tránh quan hệ nhiều bạn tình, mạnh bạo để tránh tổn thương vùng kín và lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, trước và sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm. Không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, nữ giới không thụt rửa sâu trong âm đạo tránh tổn thương bộ phận sinh dục.
3.2. Sử dụng thuốc Tây Y
Đi tiểu đêm nhiều đau bụng dưới thường là dấu hiệu của bệnh lý, cần biết rõ nguyên nhân đẻ điều trị hiệu quả. Một số thuốc Tây Y được kê trong điều trị bệnh tiểu đêm đau bụng dưới là:
- Thuốc kháng sinh: Người bệnh sẽ được kê thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Những loại thuốc kháng sinh như Trimethoprim, Ampicillin, Penicillin,…
- Thuốc giảm đau được sử dụng để giảm đau bụng dưới: Ibuprofen, Panadol,…
Thuốc Tây Y có hiệu quả nhanh nhưng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và bệnh có thể tái phát sau khi ngừng sử dụng. Do vậy, khi sử dụng thuốc Tây người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3.3. Sử dụng sản phẩm chiết xuất thảo dược
Các sản phẩm thảo dược được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng để cải thiện đi tiểu đêm nhiều đau bụng dưới vì thuốc thảo dược tập trung trị bệnh từ gốc, loại bỏ tác nhân gây bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Tiêu biểu trên thị trường hiện nay có Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh với thành phần chính hoàn toàn từ thiên nhiên: đương quy, đẳng sâm, tang phiêu tiêu, phục linh, quy bản giúp tăng cường chức năng chế ước bàng quang, bổ khí, định tâm, bổ thận, ổn định hệ thần kinh thực vật.
Nhờ đó thuốc có công dụng điều trị đái dầm, tiểu nhiều, tiểu đêm tiểu buốt. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được nhiều chuyên gia khuyên dùng và nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn, bình chọn là “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP đông dược được Bộ y tế chứng nhận và cấp phép. Thuốc được sản xuất dưới dạng thuốc nước thảo dược, mùi dễ chịu, tiện lợi khi sử dụng và tiết kiệm tối đa chi phí. Thuốc an toàn phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên tới người lớn.
Nhịn đi tiểu đêm nhiều đau bụng dưới không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Do đó người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe tại nhà và sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để cải thiện và phòng ngừa bệnh tái phát.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ ngay hotline 087.658.8866, chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ phản hồi tư vấn trực tiếp.
Bài viết này có hữu ích không?
18/02/2022 at 10:09
mình bị nhiễm khuẩn tiết niệu, nhờ nhà thuốc tư vấn số 0976625xxx
18/02/2022 at 10:10
Chào bạn, bạn chú ý điện thoại để các chuyên gia gọi lại tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé!