[Giải đáp] Trẻ em bị tiểu buốt phải làm sao?

Ngày viết: 08/07/2022 - Cập nhật ngày 03/05/2024.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ

Biên tập: Khánh Toàn

Tiểu buốt ở trẻ em không phải hiện tượng quá phổ biến nhưng nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm ở bàng quang, viêm đường tiết niệu. Vì thế cha mẹ cần hết sức lưu ý khi con gặp triệu chứng này. Vậy đi tiểu buốt ở trẻ em và nguyên nhân khiến trẻ bị tiểu buốt là gì? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!

1. Triệu chứng khi bị tiểu buốt ở trẻ em như thế nào?

Trẻ em bị tiểu buốt phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa bị tiểu buốt ở trẻ em

Trẻ em bị tiểu buốt phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa bị tiểu buốt ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu trẻ em bị tiểu buốt phải làm sao để giúp trẻ thoát khỏi bệnh thì bạn cần hiểu rõ về triệu chứng này cũng như nguyên nhân để có phương pháp phù hợp. Bệnh đi tiểu buốt ở trẻ em là hiện tượng trẻ cảm thấy đau buốt, nóng rát vùng kín và niệu đạo mỗi lần đi tiểu. Trẻ bị tiểu buốt thường đau đớn vùng kín khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, đi tiểu khó khăn, khó chịu, buồn tiểu nhưng sợ đi tiểu,…

Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà hiện tượng đi tiểu buốt ở trẻ em có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh tiểu buốt ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Quấy khóc, sốt nhẹ đến sốt cao, bỏ bú hoặc bú kém hơn, nôn trớ, tiêu chảy,…;
  • Đối với trẻ dưới 3 tuổi: Sốt cao kéo dài, khóc, khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, kém chơi,…;
  • Đối với trẻ lớn: Tiểu buốt ở trẻ trong độ tuổi này dễ phát hiện hơn với tình trạng bé trai và bé gái đi tiểu kêu đau. Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết khi thấy trẻ đi tiểu nhiều, tiểu rắt, sốt cao, đái dầm, đau bụng dưới, đau hông, bị đau vùng kín, buồn tiểu nhưng không dám đi tiểu,…

Đây là những biểu hiện phổ biến nhất của hiện tượng tiểu buốt ở trẻ. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám.

Biểu hiện của trẻ bị đái buốt tùy thuộc vào từng độ tuổi, phần lớn là trẻ bị đau buốt vùng kín, quấy khóc, sốt

Biểu hiện của trẻ bị đái buốt tùy thuộc vào từng độ tuổi, phần lớn là trẻ bị đau buốt vùng kín, quấy khóc, sốt

2. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đi tiểu buốt ở trẻ em?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bị tiểu buốt ở trẻ em, bao gồm cả nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không do bệnh lý, cụ thể như sau:

2.1. Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vấn đề vệ sinh là nguyên nhân thường gặp dẫn tới hiện tượng trẻ bị tiểu buốt. Ở lứa tuổi này, trẻ chưa có ý thức hoặc chưa tự vệ sinh cá nhân và vùng kín được. Cha mẹ lại chủ quan, vệ sinh chưa đúng cách, chưa chú ý chăm sóc cho trẻ khiến trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công vào bộ phận sinh dục gây ra bệnh viêm nhiễm. 

Đặc biệt với trẻ nhỏ còn đóng bỉm thì cha mẹ không thường xuyên chú ý và thay bỉm cho trẻ cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh.

Vệ sinh vùng kín cho trẻ không đúng cách hoặc đóng bỉm thường xuyên có thể là nguyên nhân dẫn tới tiểu buốt

Vệ sinh vùng kín cho trẻ không đúng cách hoặc đóng bỉm thường xuyên có thể là nguyên nhân dẫn tới tiểu buốt

2.2. Bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu hay viêm đường tiểu không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng có thể nhiễm bệnh. Nhất là ở bé gái bởi cấu tạo đường niệu đạo ngắn hơn và gần hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bị đau vùng kín khi đi tiểu. Viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn E.Coli xâm nhập từ hậu môn lên niệu đạo và di chuyển khắp nơi trong hệ tiết niệu gây nhiễm khuẩn.

Triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu/viêm đường tiểu là trẻ đi tiểu đau rát, tiểu buốt rắt, nước tiểu đục trắng,.. kèm quấy khóc, chán ăn, đau bụng, sốt nhẹ đến sốt cao.

2.3. Hẹp bao quy đầu ở bé trai

Khi bé trai đến tuổi dậy thì, bao quy đầu sẽ tự tuột ra ngoài. Theo thống kê, khoảng 50% trẻ 1 tuổi, 90% trẻ 3 tuổi và 99% trẻ 17 tuổi có thể tuột da quy đầu bình thường.

Tuy nhiên, có trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu – được coi dị tật bẩm sinh, là tình trạng bao quy đầu không thể kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc đi tiểu. Đôi khi phải rặn để đi tiểu, từ đó dẫn tới tiểu buốt, tiểu rát ở trẻ em khiến bé trai đi tiểu kêu đau.

Bé trai đi tiểu bị đau do hẹp bao quy đầu gây ra tình trạng trẻ đi tiểu khó khăn, tiểu đau buốt, tiểu nhỏ giọt

Bé trai đi tiểu bị đau do hẹp bao quy đầu gây ra tình trạng trẻ đi tiểu khó khăn, tiểu đau buốt, tiểu nhỏ giọt

2.4. Trẻ bị nóng trong người

Bình thường thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn và đây cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng bị tiểu buốt ở trẻ. Khi các bộ phận trong cơ thể nóng lên, nhất là bàng quang và thận thì các chức năng bài tiết có thể bị rối loạn và khiến trẻ bị tiểu buốt.

2.5. Suy giảm chức năng thận

Thận đảm nhận vai trò lọc máu, sản xuất và bài tiết nước tiểu. Chức năng thận suy giảm làm cho khả năng cô đặc nước tiểu kém đi, thận hoạt động quá mức trong thời gian dài từ đó gây ra tình trạng trẻ đi tiểu bị đau buốt, nước tiểu có màu đỏ, tiểu rắt, tiểu nhiều hoặc tiểu quá ít ở trẻ em,…

Thận hư, suy giảm chức năng thận gây ra tiểu đau buốt, nước tiểu có màu đỏ, tiểu rắt, tiểu nhiều ở trẻ

Thận hư, suy giảm chức năng thận gây ra tiểu đau buốt, nước tiểu có màu đỏ, tiểu rắt, tiểu nhiều ở trẻ

Ngoài ra, theo giải thích của Y học cổ truyền thì tiểu buốt ở trẻ là do mất cân bằng âm dương, dương khí hạ hãm, khí nóng trong người ép vào thành bàng quang khiến ống dẫn tiểu bị thu hẹp lại làm cho việc đi tiểu trở nên khó khăn. 

Dương khí hạ hãm do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn, thay đổi môi trường sống, nhịn tiểu hoặc cơ thể của trẻ đang gặp vấn đề. Khi bàng quang bị ép mạnh thì dẫn tới tiểu bị buốt, tiểu đau, khó tiểu, thậm chí tiểu ra máu nếu các mao mạch của bàng quang vỡ ra.

Bạn đang gặp phải tình trạng đi tiểu buốt như thế nào? Hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn chính xác nhất!

nút tư vấn cho tôi - Đái dầm Đức Thịnh

3. Ở trẻ em bị tiểu buốt phải làm sao?

Việc điều trị tiểu buốt ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh của trẻ. Có rất nhiều cách trị tiểu buốt ở trẻ em đơn giản và hiệu quả tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo, ví dụ như một số phương pháp dưới đây:

3.1. Thuốc Tây y điều trị tiểu buốt ở trẻ em

Với những bé bị tiểu buốt do bệnh lý thì cần phải được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có thể sẽ được điều trị bằng thuốc Tây Y. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu: Ampicillin, Bactrim, Amoxicillin, Penicillin,…;
  • Thuốc điều trị suy thận: Thuốc chống phù nề và giảm protein trong nước tiểu như thuốc Prednisolone, Prednisone,…;
  • Thuốc lợi tiểu: Furosemid adc,…

Các loại thuốc này có tác dụng phụ không mong muốn như gây nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng, dùng lâu dài có thể gây hại cho gan, thận và cơ thể của trẻ. Vì thế cha mẹ không được tự ý mua thuốc về cho trẻ uống mà cần theo hướng dẫn của bác sĩ.  

Bệnh đi tiểu buốt ở trẻ có thể phải sử dụng thuốc Tây nếu nguyên nhân do bệnh lý gây ra

Bệnh đi tiểu buốt ở trẻ có thể phải sử dụng thuốc Tây nếu nguyên nhân do bệnh lý gây ra

3.2. Mẹo dân gian trị tiểu buốt ở trẻ em

Nếu lo lắng về tác dụng phụ của thuốc Tây Y thì cha mẹ có thể sử dụng mẹo dân gian trị tiểu buốt cho trẻ với trường hợp bệnh nhẹ và nguyên nhân không do bệnh lý. Vậy trẻ em bị tiểu buốt phải làm sao? Dưới đây là một vài bài thuốc cha mẹ có thể tham khảo thực hiện:

3.2.1. Hạt thì là đen

Hạt thì là đen có công dụng lợi tiểu, giảm thiểu nồng độ kali, natri và tăng lượng nước tiểu, từ đó giúp trẻ đi tiểu dễ dàng, không bị tiểu buốt.

Cách sử dụng: Trộn hạt thì là đen cùng mật ong hoặc đung cùng sữa tiệt trùng và cho con uống trực tiếp. Kiên trì sử dụng bài thuốc ngày 1 lần và trong 7 ngày để thấy con giảm tiểu buốt đáng kể.

Hạt thì là đen có công dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu, từ đó giúp trẻ đi tiểu dễ dàng, không bị tiểu buốt

Hạt thì là đen có công dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu, từ đó giúp trẻ đi tiểu dễ dàng, không bị tiểu buốt

3.2.2. Nước râu ngô

Râu ngô theo Đông Y có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, được dùng nhiều để điều trị viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi thận rất tốt. Uống nước râu ngô thường xuyên còn giúp đẩy độc tố ra ngoài, làm sạch đường tiết niệu. Râu ngô được đánh giá là dược liệu tự nhiên lành tính, an toàn cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Cách làm: 

  • Bước 1: Rửa sạch 100g râu ngô tươi sau đó cho vào nồi chứa 200ml nước và đun nhỏ lửa khoảng 15 phút;
  • Bước 2: Chắt lấy nước cho trẻ uống thay nước lọc hàng ngày và áp dụng liên tục trong 7 – 10 ngày sẽ thấy con bớt đái buốt.
Râu ngô được đánh giá là dược liệu trị tiểu buốt tự nhiên lành tính, an toàn cho cả trẻ nhỏ

Râu ngô được đánh giá là dược liệu trị tiểu buốt tự nhiên lành tính, an toàn cho cả trẻ nhỏ

3.2.3. Hoa atiso đỏ

Hoa atiso đỏ có rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể của trẻ nhỏ, trong số đó phải kể đến tính kháng sinh tự nhiên, ngăn ngừa vi khuẩn, lợi tiểu, tăng cường sức khỏe gan, tim mạch, hệ tiêu hóa và nhiều lợi ích khác giúp phòng và hỗ trợ điều trị bé bị tiểu buốt.

Cách làm: 

  • Bước 1: Rửa sạch 1kg hoa atiso đỏ với 2 – 3 lần nước rồi để ráo;
  • Bước 2: Sau đó cắt phần đế hoa rồi lấy đũa tách phần nhụy ra khỏi phần hoa, chỉ lấy phần hoa;
  • Bước 3: Đem phần hoa atiso đã tách rửa sạch lại một lần nữa với nước muối ấm pha loãng, vớt ra rửa lại với nước sạch và để ráo;
  • Bước 4: Cho hoa atiso vào lọ thủy tinh và ngâm với đường. Sau khoảng 4 – 5 ngày sau, bạn có thể lấy hoa atiso đã ngâm ra hòa với nước cho trẻ uống hoặc đun lên thành siro cho trẻ. Siro hoa atiso vừa ngon vừa bổ dưỡng, cải thiện chứng tiểu buốt ở trẻ.
Hoa atiso đỏ có tính kháng sinh tự nhiên, ngăn ngừa vi khuẩn, lợi tiểu, tốt cho trẻ nhỏ

Hoa atiso đỏ có tính kháng sinh tự nhiên, ngăn ngừa vi khuẩn, lợi tiểu, tốt cho trẻ nhỏ

3.2.4. Bột sắn dây

Theo Y học cổ truyền, sắn dây có tính mát, vị ngọt, quy vào kinh phế, tỳ và bàng quang. Sắn dây có công dụng giải nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu, điều trị nóng trong người rất tốt.

Cách sử dụng: Nấu 10g bột sắn dây rồi cho trẻ ăn hàng ngày. Với người lớn thì có thể pha bột sắn dây vào nước uống trực tiếp nhưng với trẻ em thì tốt nhất là nên nấu chín để điều trị tiểu buốt đạt hiệu quả cao và an toàn hơn cho trẻ.

Sắn dây có công dụng giải nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu, điều trị nóng trong người rất tốt

Sắn dây có công dụng giải nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu, điều trị nóng trong người rất tốt

3.3. Các biện pháp xử lý tiểu buốt ở trẻ em tại nhà

Ngoài 2 cách chữa bị tiểu buốt ở trẻ em đã nêu ở trên thì cha mẹ nên chú ý chăm sóc cho trẻ ngay từ các hoạt động, chế độ ăn hàng ngày, cụ thể: 

  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách. Sau mỗi lần trẻ đi tiểu thì nên dùng khăn hoặc giấy thấm nhẹ nhàng;
  • Trẻ còn đóng bỉm thì chú ý kiểm tra và thay bỉm cho trẻ, đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên thì tốt nhất là không nên đóng bỉm nhiều;
  • Lựa chọn trang phục thoáng mát, khô ráo, thấm hút mồ hôi cho trẻ;
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học cho thực đơn hàng ngày của trẻ. Bổ sung chất xơ từ trái cây, rau xanh để tăng cường đề kháng, phòng ngừa táo bón;
  • Khi trẻ đã có những nhận thức nhất định thì cha mẹ nhắc trẻ đi tiểu cứ 2 giờ đi tiểu 1 lần, không để trẻ nhịn tiểu.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung chất xơ, trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày của trẻ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung chất xơ, trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày của trẻ

3.4. Giải pháp điều trị tiểu buốt ở trẻ em an toàn từ thảo dược thiên nhiên

Trẻ em bị tiểu buốt phải làm sao để điều trị một cách an toàn mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Ngày nay, có nhiều bậc cha mẹ tìm kiếm các sản phẩm thuốc trị tiểu buốt có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị cho trẻ nhờ đặc tính an toàn, mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. 

Theo Đông y, tiểu buốt ở trẻ em là do bị thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Dương khí hạ hãm, khí nóng dồn ép xuống bàng quang làm cho bàng quang không khí hóa được, lâu ngày tích tụ khiến trẻ đi tiểu khó khăn, tiểu đau buốt. 

Vì thế để chữa trị đi tiểu buốt ở trẻ tận gốc thì cần sử dụng thảo dược có công dụng bổ khí, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang. Và đó chính là công dụng nổi bật của Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC được Bộ Y Tế chứng nhận và cấp phép với những ưu điểm vượt trội hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường:

  • Là thuốc, không phải thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị;
  • Thành phần 100% từ thảo dược: Đương quy, Đảng sâm, Tang phiêu tiêu, Quy bản, Viễn chí, Phục linh,…;
  • Công dụng bổ khí, tăng cường chức năng chế ước của bàng quang, bổ thận, ổn định hệ thần kinh thực vật, cân bằng âm dương trong cơ thể;
  • Điều trị tận gốc chứng tiểu buốt, khó tiểu, thậm chí điều trị cả bệnh đái dầm, đái không tự chủ.
Điều trị tận gốc chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu ở trẻ em nhờ thuốc thảo dược tự nhiên an toàn

Điều trị tận gốc chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu ở trẻ em nhờ thuốc thảo dược tự nhiên an toàn

nút đặt mua ngay - Đái dầm Đức Thịnh

Thuốc được điều chế thành dạng siro thảo dược, tiện lợi khi sử dụng, tuyệt đối an toàn và chữa trị tận gốc chứng tiểu buốt ở trẻ em. Thuốc phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên.

4. Cách phòng ngừa tình trạng bị tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ em

Để phòng ngừa tiểu buốt ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Cho trẻ uống đủ nước. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nước quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ;
  • Cho trẻ ăn chế độ khoa học, bổ sung trái cây, rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin. Đồng thời cần hạn chế trẻ ăn đồ cay nóng, đồ ăn mặn hoặc chế biến sẵn;
  • Vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi tiểu;
  • Dạy trẻ đi vệ sinh ngay khi buồn tiểu, tránh nhịn tiểu;
  • Thường xuyên trò chuyện với trẻ để sớm phát hiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, từ đó điều trị kịp thời.

Như vậy, bài viết trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Đi tiểu buốt ở trẻ em phải làm sao? Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh lý, sản phẩm điều trị, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mại hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn dưới đây hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    6 Bình luận cho bài viết “[Giải đáp] Trẻ em bị tiểu buốt phải làm sao?”

    1. Hồ Quỳnh Lam
      13/05/2022 at 13:49

      em cần tư vấn sp thuốc trị đái dầm ạ 0973621xxx

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        13/05/2022 at 13:51

        Dạ, bạn chú ý điện thoại để các chuyên gia gọi lại trong thời gian sớm nhất nhé!

    2. pham van tinh
      25/02/2022 at 14:35

      cháu tôi cứ đi đái là lại khóc kêu đau nên cả ngày không dám uống nước với đi đái. bác sĩ tư vấn giúp cho tôi

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        25/02/2022 at 14:36

        Chào anh. Anh để lại thông tin của mình vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn trực tiếp về tình hình của cháu nhà mình cho được kỹ nhé!

    3. Nguyễn Thị Hà
      08/07/2021 at 15:54

      Trẻ 3 tuổi bị tiểu buốt uống thuốc đái dầm khỏi bệnh không bác sĩ. Cháu kêu đi tiểu đau, đau cả bụng và rất sợ phải đi tiểu. Tôi có tìm hiểu nhiều sản phẩm mà không biết nên chọn loại nào an toàn và khỏi bệnh. Tư vấn cho tôi nhé.

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        08/07/2021 at 15:55

        Chào bạn. Tình trạng của bé có thể do viêm đường tiết niệu ạ. Bạn cho bé dùng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để giúp bé tăng cường sức khỏe đường tiết niệu nhé!
        Bạn để lại thông tin vào form bên trên để được các chuyên gia hướng dẫn cách dùng nhé!

    Gửi ý kiến của bạn