Nguyên nhân tiểu lắt nhắt ở trẻ em và cách điều trị an toàn!

Ngày viết: 22/06/2022 - Cập nhật ngày 11/01/2024.

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu

Biên tập: Anh Tuấn

Tiểu lắt nhắt ở trẻ em là khi trẻ đi tiểu nhiều lần, vừa đi tiểu xong đã lại buồn tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ một ít nước tiểu thải ra ngoài. Khi bé bị tiểu lắt nhắt có thể kèm những biểu hiện khác như tiểu buốt, nóng rát khi đi tiểu,…Thực chất đái lắt nhắt có thể liên quan đến bệnh lý như viêm đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận,…Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!

1. Hiện tượng trẻ hay đi tiểu lắt nhắt là gì?

tiểu lắt nhắt ở trẻ em, trẻ hay đi tiểu lắt nhắt, tiểu lắc nhắc nhiều lần

Nguyên nhân tiểu lắt nhắt ở trẻ em và cách điều trị an toàn

Đi tiểu lắc nhắc, tiểu lắt nhắt ở trẻ em được hiểu là tình trạng đi trẻ đi tiểu rất nhiều lần trong ngày (trên 7 lần vào ban ngày và trên 2 lần vào ban đêm) nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ có một chút nước tiểu, tiểu ít một ít một.

Khi bé đái lắt nhắt thì khoảng cách giữa các lần đi tiểu rất ngắn, trẻ vừa đi tiểu xong có khi chỉ vài phút sau đã kêu buồn tiểu và đòi đi tiểu. Trẻ hay đi tiểu lắt nhắt có thể kèm theo các triệu chứng như:

  • Trẻ đi tiểu nhiều lần nhưng ít, thường xuyên buồn tiểu, vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiểu;
  • Đau rát, bé gái, bé trai đi tiểu kêu đau, buốt ở vùng kín mỗi lần đi tiểu;
  • Nước tiểu thay đổi bất thường như màu hồng, màu vàng sẫm,…

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi tiểu lắt nhắt là gì?

tiểu lắt nhắt ở trẻ em, trẻ hay đi tiểu lắt nhắt

Tiểu lắt nhắt là một trong những chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp

Phần lớn các bậc phụ huynh cho rằng bé hay tiểu lắt nhắt là do uống nhiều sữa, nước hoặc do bé mải chơi, căng thẳng. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi tiểu lắt nhắt, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý lẫn nguyên nhân bệnh lý:

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Tình trạng tiểu lắt nhắt ở trẻ em có thể chỉ do thói quen ăn uống, sinh hoạt như:

  • Uống nhiều nước, sữa hoặc ăn nhiều cháo:

Tiểu lắt nhắt ở trẻ dưới 5 tuổi không có gì đáng lo ngại. Đặc biệt là trẻ sơ sinh đi tiểu lắt nhắt thì nguồn dinh dưỡng chính của trẻ là sữa mẹ do đó dẫn tới tình trạng tiểu nhiều mà nước tiểu ít. 

Ở trường hợp như trẻ 4 tháng tuổi tiểu lắt nhắt hoặc trẻ 6 tháng đi tiểu lắt nhắt thì do trẻ uống nhiều nước, sữa mẹ, sữa công thức. Với bé 1 tuổi tiểu lắt nhắt thì đều có thể là do uống nhiều nước, sữa hoặc ăn nhiều cháo gây ra.

tiểu lắt nhắt ở trẻ em, trẻ hay đi tiểu lắt nhắt

Uống nhiều nước, sữa hoặc ăn nhiều cháo khiến trẻ đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày

  • Sử dụng nhiều nước ngọt, đồ uống lợi tiểu:

Trẻ ăn uống nhiều nước ngọt, đồ uống có gas, nước mía, nước dừa,…có tác dụng lợi tiểu, kích thích trẻ đi tiểu nhiều lần. Thêm vào đó, đồ ngọt như bánh kẹo ngọt khiến cho thận của trẻ phải hoạt động nhiều để tăng cường đào thải lượng đường dư thừa. Từ đó dẫn tới tình trạng bé đi tiểu lắt nhắt, tiểu nhắt liên tục.

  • Táo bón:

Táo bón ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến bởi chế độ ăn nhiều sữa, ít chất xơ của trẻ. Khi bị táo bón, phân ứ đọng trong trực tràng có thể đè ép vào bàng quang khiến trẻ thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu lắt nhắt nhiều lần. Ngoài ra táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em.

tiểu lắt nhắt ở trẻ em, trẻ hay đi tiểu lắt nhắt

Táo bón lâu ngày có thể đè ép vào bàng quang khiến trẻ thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu lắt nhắt

  • Ám ảnh tâm lý:

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tác động tâm lý. Với những ám ảnh tâm lý xấu đến trẻ như bị cha mẹ mắng, gia đình không hạnh phúc, bạo lực gia đình,…khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi, tạo vết đen tâm lý cho trẻ dẫn đến tiểu lắt nhắt và có thể kèm tiểu không kiểm soát được.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ hay đi tiểu lắt nhắt bị bệnh gì? Nếu trẻ thường xuyên đi tiểu lắt nhắt kèm theo tiểu đau buốt, đi tiểu nhiều lần thì rất có thể do các bệnh lý sau gây ra:

2.2.1. Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng (nhiễm khuẩn) đường tiểu là bệnh lý thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai. Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu chủ yếu là do vi khuẩn E.Coli từ đường ruột xâm nhập ngược trở lên đường tiết niệu.

Bệnh lý này có triệu chứng phổ biến là tiểu buốt rát, đi tiểu nhắt nhiều lần, khó tiểu, tiểu ra máu ở trẻ em. Thậm chí có nhiều trẻ đau vùng kín đến phát khóc mỗi lần đi tiểu. Kèm theo đó là nước tiểu chuyển màu hồng hoặc đỏ, mùi hôi khó chịu, sốt nhẹ đến sốt cao.

tiểu lắt nhắt ở trẻ em, trẻ hay đi tiểu lắt nhắt

Bé gái là đối tượng dễ mắc nhiễm trùng đường tiểu, gây ra tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, đau bụng

2.2.2. Suy giảm chức năng thận

Suy giảm chức năng thận không chỉ gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Các chức năng hoạt động của thận bị suy giảm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thải độc, lọc máu, sản xuất và đào thải nước tiểu ở trẻ.

Chức năng thận suy giảm gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện ở trẻ như tiểu lắt nhắt ít một, tiểu rát hoặc buốt, tiểu nhiều lần vào ban đêm, nước tiểu sậm màu. Bên cạnh đó còn dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, sụt cân nhanh,…

tiểu lắt nhắt ở trẻ em, trẻ hay đi tiểu lắt nhắt

Chức năng thận bị suy giảm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thải độc, lọc máu và đào thải nước tiểu ở trẻ

2.2.3. Dị tật bẩm sinh cũng gây tiểu lắc nhắc ở trẻ em

Bé trai tiểu lắt nhắt có thể là do một vài dị tật bẩm sinh thường gặp như:

  • Hẹp bao quy đầu: Cản trở hoạt động tiểu tiện của trẻ dẫn tới tiểu lắt nhắt, khó tiểu, tiểu nhỏ giọt, tiểu rắt,…;
  • Hẹp niệu đạo: Khiến trẻ đi tiểu khó khăn, tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày nhưng nước tiểu ít, cứ 5 phút đi tiểu 1 lần;
  • Túi thừa niệu đạo: Nước tiểu không thành dòng mà nhỏ giọt, tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu rỉ từng tí một.

Còn các dị tật bẩm sinh ở bé gái có thể là nguyên nhân dẫn tới tiểu lắt nhắt như:

  • Hẹp lỗ niệu quản: Hiện tượng này tạo ra túi sa niệu quản, túi sa niệu quản có thể trong bàng quang hoặc chui ra ngoài lỗ đái của bé gái gây ra tình trạng khó tiểu, bí tiểu, tiểu lắt nhắt,…;
  • Thận niệu quản đôi: Gây ra bé tiểu lắt nhắt kèm tiểu rỉ liên tục.
tiểu lắt nhắt ở trẻ em, trẻ hay đi tiểu lắt nhắt

Bé trai tiểu lắt nhắt có thể là do một vài dị tật bẩm sinh như hẹp hoặc dài bao quy đầu

Bạn đang gặp phải tình trạng như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.

nút tư vấn cho tôi - Đái dầm Đức Thịnh

3. Trẻ hay đi tiểu lắt nhắt là dấu hiệu bệnh gì?

Nguyên nhân của hiện tượng tiểu lắt nhắt ở trẻ em theo Y học Cổ truyền là do dương khí hạ hãm, ép xuống thành bàng quang, thu hẹp ống dẫn tiểu gây cảm giác tiểu khó khăn như tiểu khó, tiểu với lượng ít, tiểu rắt. Thậm chí nếu dương khí ép quá mạnh sẽ gây vỡ mao mạch ở bàng quang gây ra tiểu buốt, tiểu ra máu. Đây chính là nguyên nhân gốc gây ra một số bệnh lý mà Y học hiện đại đề cập.

Bệnh đái nhắt ở trẻ em là do những nguyên nhân bệnh lý nào? Như đã đề cập ở trên, tình trạng bé hay đi tiểu lắt nhắt phần lớn là do bệnh lý ở hệ tiết niệu và là dấu hiệu của những bệnh lý cụ thể sau:

3.1. Suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh. Theo thống kê, tại Việt Nam có đến 40% trường hợp suy thận do bẩm sinh và 60% do bệnh lý mắc phải. 

Trẻ con đái nhắt, đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày với lượng nước tiểu ít là triệu chứng điển hình của bệnh lý suy thận. Các triệu chứng đi kèm khác là nước tiểu đục trắng ở trẻ em, trẻ kêu đau rát mỗi lần đi tiểu, sưng mắt hoặc phù nề toàn thân.

tiểu lắt nhắt ở trẻ em, trẻ hay đi tiểu lắt nhắt

Tiểu lắt nhắt ở trẻ không được điều trị sớm có thể dẫn tới suy thận rất nguy hiểm

3.2. Viêm đường tiết niệu

Hiện tượng đi tiểu lắt nhắt thường xuyên ở trẻ là dấu hiệu đặc trưng dẫn tới bệnh viêm đường tiết niệu. Bé gái dễ mắc viêm đường tiết niệu hơn bé trai bởi cấu tạo đường niệu đạo ngắn và gần hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.

Bé bị tiểu nhắt, đi tiểu nhiều hơn bình thường, rất buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu ít, tiểu đau buốt ở vùng kín là những triệu chứng thường gặp nhất của viêm đường tiết niệu ở trẻ.

3.3. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một trong những bệnh lý ở đường tiết niệu. Viêm bàng quang do các vi sinh vật xâm nhập vào niệu đạo từ hậu môn rồi di chuyển lên bàng quang gây viêm nhiễm. Triệu chứng thường gặp của viêm bàng quang là rối loạn tiểu tiện, tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu đau rát, khó tiểu, bé đi tiểu nhiều lần trong đêm,…

Tiểu lắt nhắt ở trẻ em liên quan trực tiếp tới bàng quang, do vậy có thể dẫn tới bệnh viêm bàng quang

Tiểu lắt nhắt ở trẻ em liên quan trực tiếp tới bàng quang, do vậy có thể dẫn tới bệnh viêm bàng quang

4. Cách chữa bệnh tiểu lắt nhắt ở trẻ em đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà

Bé bị đái nhắt phải làm sao? Khi thấy dấu hiệu bất thường khi trẻ đi tiểu, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị. Một số phương pháp chữa trẻ hay đi tiểu lắt nhắt, trẻ bị tiểu dắt có thể kể đến như:

4.1. Cách cải thiện tình trạng tiểu lắt nhắt ở trẻ đơn giản tại nhà

Trẻ hay đi tiểu lắt nhắt do thói quen sinh hoạt hoặc nguyên nhân sinh lý thì cha mẹ chỉ cần áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tiểu lắt nhắt cho trẻ:

  • Hạn chế cho trẻ uống nước sau bữa ăn tối và trước khi đi ngủ nhưng đảm bảo đủ 1,5 – 2 lít nước vào ban ngày bao gồm nước lọc, nước canh, nước ép trái cây;
  • Không cho trẻ uống nước ngọt, đồ uống có gas;
  • Hạn chế tối đa đồ ăn ngọt như bánh kẹo, mứt,…;
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn;
  • Khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể dục như đi bộ, đạp xe,…;
  • Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, không mắng mỏ, không tạo áp lực cho trẻ.
Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục như đi bộ, đạp xe tăng cường sức khỏe

Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục như đi bộ, đạp xe tăng cường sức khỏe

4.2. Cách trị tiểu lắt nhắt trẻ em bằng phương pháp dân gian

Khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà tình trạng bé đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu lắt nhắt không thuyên giảm thì cha mẹ có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu an toàn, ví dụ như:

4.2.1. Rau mồng tơi

Mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, có tác dụng chính là nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Mồng tơi cải thiện táo bón, trị trẻ đái nhắt rất hiệu quả. Lấy lá mồng tơi rửa sạch rồi luộc chín cho bé uống nước và ăn cái hoặc chế biến thành các món ăn hấp dẫn khác như canh mồng tơi nấu cua, mồng tơi xào thịt,…

Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ; Mồng tơi tính mát, nhuận tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa táo bón và cải thiện tiểu lắt nhắt ở trẻ; Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em

Mồng tơi tính mát, nhuận tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa táo bón và cải thiện tình trạng bé tiểu lắt nhắt.

4.2.2. Bột sắn dây

Cách chữa trẻ đi tiểu ít nhưng nhiều lần – tiểu rắt ở trẻ nhỏ vào mùa hè: Trong màu hè nắng nóng, bột sắn dây là thực phẩm giải nhiệt, giải độc, giải khát được ưa chuộng. Sắn dây có vị ngọt, tính mát, rất dễ uống. Cha mẹ nấu chín bột sắn dây với nước sau đó cho trẻ uống mỗi ngày 1 cốc để cải thiện chứng tiểu lắt nhắt.

Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ; Nấu chín bột sắn dây với nước sau đó cho trẻ uống mỗi ngày 1 cốc để cải thiện chứng tiểu lắt nhắt; Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em

Nấu chín bột sắn dây với nước sau đó cho trẻ uống mỗi ngày 1 cốc để cải thiện chứng tiểu lắt nhắt

4.2.3. Rau má

Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em: Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và được xem là một trong những cách chữa tiểu lắt nhắt ở trẻ em an toàn lành tính. Cha mẹ có thể rửa sạch rau má xay lấy nước cho trẻ uống.

Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ; Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và chữa tiểu lắt nhắt ở trẻ em an toàn; Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em

Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và chữa tiểu lắt nhắt ở trẻ em an toàn

4.3. Chữa tiểu lắt nhắt ở trẻ bằng thuốc Tây

Những bài thuốc dân gian có dược tính nhẹ, do đó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều chứng tiểu lắt nhắt do sinh lý và không có hiệu quả với tiểu lắt nhắt ở trẻ do bệnh lý. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị. Một số loại thuốc được sử dụng cho trẻ đi tiểu nhắt như:

  • Thuốc kháng sinh, kháng viêm nhóm quinolon giúp kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong trường hợp trẻ bị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu;
  • Nhóm thuốc kháng alpha 1: giúp tuyến tiền liệt khỏe mạnh và hoạt động trơn tru hơn, bài tiết nước tiểu dễ dàng hơn;
  • Thuốc có thành phần chống trầm cảm, ức chế chế thần kinh trung ương hoặc thuốc giúp bàng quang thư giãn;
  • Ở bé trai bị hẹp bao quy đầu có thể được áp dụng phương pháp phẫu thuật để cải thiện tiểu lắt nhắt.

Thuốc tây có tác dụng nhanh chóng và tiện lợi khi sử dụng nhưng để lại tác dụng phụ có thể gây hại cho gan, thận và sức đề kháng của trẻ. Do đó cha mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị mà phải có đơn kê và hướng dẫn của bác sĩ.

Cha mẹ cần thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc tây để điều trị bệnh

Cha mẹ cần thận trọng khi dùng thuốc tây để điều trị bệnh trẻ hay đi tiểu lắt nhắt

4.4. Chữa tiểu lắt nhắt ở trẻ với thuốc thảo dược Đông y

Sử dụng thảo dược Đông y điều trị bệnh vừa mang đến hiệu quả chuyên sâu, lâu dài vừa đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Đây là phương pháp giúp tác động đến tận gốc của bệnh đó là dương khí hạ hãm do mất cân bằng âm dương. Nhờ chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như Đương quy, Đẳng sâm, Tang phiêu tiêu, Quy bản, Phục linh, Cam thảo, Viễn chí,…và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP – Đông dược, sản phẩm có thể điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

Sản phẩm chúng tôi nhắc đến đó là Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường – Nhà thuốc có hơn 200 năm lịch sử.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh giúp bổ khí, cân bằng âm dương; bổ thận; tăng cường chức năng chế ước bàng quang; ôn tỳ, kiện vị; điều hòa hệ thần kinh thực vật nên giúp điều trị triệt để chứng tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, tiểu dầm, tiểu không tự chủ ở trẻ em.

thuốc trị tiểu dắt trẻ em, Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh điều trị tận gốc các chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có tiểu lắt nhắt

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh điều trị tận gốc các chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có tiểu lắt nhắt

nút đặt mua ngay - Đái dầm Đức Thịnh

Hiện nay, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được điều chế thành dạng siro thảo dược dễ uống, tiện lợi khi sử dụng, không gây nôn trớ, phù hợp cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh dưới dạng viên hoàn và viên nén bao phim cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

Như vậy, tại bài viết dưới đây đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề Tiểu lắt nhắt ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho cha mẹ tạo điều kiện cho con có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    4 Bình luận cho bài viết “Nguyên nhân tiểu lắt nhắt ở trẻ em và cách điều trị an toàn!”

    1. Quỳnh Hoa
      08/04/2022 at 16:12

      bé 7 tuổi liều dùng như thế nào vậy nhà thuốc?

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        08/04/2022 at 16:13

        Chào bạn. Bé từ 7 tuổi trở lên dùng 30ml (6 thìa cà phê), mỗi ngày 3 lần bạn nhé. Thuốc dạng siro thảo dược vị thơm nên các bé dễ uống, không có tác dụng phụ ạ,

    2. Hoàng Quỳnh
      22/06/2021 at 20:26

      Bé nhà em 7 tuổi có biểu hiện bệnh như này bác sĩ tư vấn giúp em với: đi tiểu rất nhiều lần mà tiểu có tí nước tiểu, nhiều khi tiểu không thành dòng mà rỉ rỉ, cháu cũng kêu đau ở vùng kín khi đi tiểu. tư vấn thuốc giúp em ạ. sđt: 0939 762 xxx

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        22/06/2021 at 20:27

        Chào bạn. Bạn chú ý điện thoại để các chuyên gia gọi lại trao đổi trực tiếp nhé!

    Gửi ý kiến của bạn