Bí tiểu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất hiện nay

Ngày viết: 11/06/2021 - Cập nhật ngày 05/11/2022.

Buồn tiểu nhưng không đi được hoặc đi được nhưng rất ít nước tiểu, bàng quang không tống hết được nước tiểu ra ngoài được gọi là bí tiểu (khó tiểu). Bí tiểu khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sinh hoạt đảo lộn, mất ngủ, sức khỏe suy giảm, tâm sinh lý bất ổn. Vậy bí tiểu là gì? Nguyên nhân nào gây ra chứng bí tiểu và cách điều trị nào hiệu quả nhất hiện nay? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.

Nguyên nhân gây bí tiểu và cách điều trị tốt nhất hiện nay

Nguyên nhân gây bí tiểu và cách điều trị tốt nhất hiện nay

1. Bí tiểu là gì?

Bí tiểu là gì? Bí tiểu (hay còn gọi là khó tiểu) là tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc có đi tiểu được nhưng không thể tống hết nước tiểu ra ngoài. Bí tiểu gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang làm cho người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu, bụng dưới căng tức.

Bí tiểu có hai loại thường gặp là bí tiểu cấp và mạn.

1.1. Bí tiểu cấp là gì?

Hiện tượng đột ngột không đi tiểu được, cố rặn cũng chỉ tiểu được vài giọt trong khi bàng quang căng đầy được gọi là bí tiểu cấp tính. Chứng bí tiểu cấp tính có những triệu chứng điển hình gồm:

  • Đột ngột không đi tiểu được, biến chứng nhanh;
  • Luôn có cảm giác muốn đi tiểu gấp nhưng lại không thể đi được;
  • Khó chịu ở bụng dưới và bàng quang căng tức đầy nước tiểu.
Đột ngột buồn tiểu, rặn cũng chỉ ra vài giọt là triệu chứng ở bí tiểu cấp tính

Đột ngột buồn tiểu, rặn cũng chỉ ra vài giọt là triệu chứng ở bí tiểu cấp tính

1.2. Bí tiểu mạn tính là gì?

Khó tiểu trong thời gian dài, nước tiểu ứ đọng trong bàng quang ngày càng nhiều. Lâu ngày khối cầu bàng quang ngày một lớn lên to như quả bóng. Sự ứ đọng này có thể gây ra nhiễm trùng hệ tiết niệu, thận ứ nước và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng điển hình ở bí tiểu mạn tính:

  • Người bệnh có thể đi tiểu nhưng lượng nước tiểu ít, có khi chỉ vài giọt và còn nước tiểu sót lại trong bàng quang;
  • Bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn sau mỗi lần đi tiểu do đó bàng quang căng, tức bụng dưới;
  • Luôn có cảm giác buồn tiểu gấp, đi tiểu nhiều lần;
  • Dòng nước tiểu chảy yếu hoặc ngắt quãng;
  • Rò rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ, són tiểu.
Bí tiểu kéo dài, luôn có cảm giác buồn tiểu gấp, đau bụng, căng tức bàng quang là bí tiểu mạn tính

Bí tiểu kéo dài, luôn có cảm giác buồn tiểu gấp, đau bụng, căng tức bàng quang là bí tiểu mạn tính

2. Bí tiểu nguyên nhân nào gây ra chứng bệnh này?

Nguyên nhân dẫn tới bí tiểu phần lớn là do bệnh lý ở hệ tiết niệu hoặc một vài lý do sinh lý khác, cụ thể:

2.1. Sỏi hoặc dị vật ở bàng quang

Sỏi, khối u hoặc cục máu đông xuất hiện tại bàng quang hoặc từ thận di chuyển xuống gây tắc nghẽn đường tiểu khiến người bệnh đi tiểu khó khăn. Ngoài ra, sỏi hoặc các dị vật này di chuyển cọ xát gây tổn thương bàng quang vừa khiến người bệnh khó tiểu vừa đau buốt khi đi tiểu.

2.2. Ung thư bàng quang

Đây là nguyên nhân gây bí tiểu hiếm gặp và xuất hiện khi khối u quá to làm tắc lỗ niệu đạo. Niệu đạo quá hẹp gây khó khăn cho việc đi tiểu.

Trong bàng quang có sỏi, dị vật hoặc bệnh ung thư bàng quang đều có thể là nguyên nhân gây bí tiểu

Trong bàng quang có sỏi, dị vật hoặc bệnh ung thư bàng quang đều có thể là nguyên nhân gây bí tiểu

2.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân thường gặp gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu nhiều lần,…Nhiễm trùng đường tiết niệu là viêm nhiễm tại bàng quang, thận, niệu đạo, niệu quản do vi khuẩn E.coli.Tình trạng viêm nhiễm gây sưng đau, rát tại vị trí viêm dẫn đến bít tắc đường tiết niệu và gây bí tiểu.

2.4. Sỏi thận

Sỏi thận xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại thành tinh thể rắn. Sỏi thận khiến người bệnh đau thắt lưng do sự di chuyển của sỏi, nhất là sỏi có hình dạng sắc nhọn, cọ xát vào đường tiết niệu. Sỏi thận gây ra tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu, tiểu ra máu,…

Sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi tiết niệu gây tổn thương đường tiểu dẫn tới bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt

Sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi tiết niệu gây tổn thương đường tiểu dẫn tới bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt

2.5. Viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới

Viêm phụ khoa ở nữ là bệnh thường gặp do vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn. Vùng kín của nữ giới ẩm ướt dễ là nơi trú ngụ của các vi sinh vật gây bệnh. Viêm phụ khoa gồm một số bệnh: viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng gây ra những triệu chứng như khí hư bất thường, mùi hôi, đau tức bụng dưới, khó tiểu, tiểu đau buốt, tiểu rắt,.. 

2.6. Bệnh lý tuyến tiền liệt ở nam giới

Tuyến tiền liệt ở nam giới bị phì đại, sưng viêm gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu. Nam giới sẽ cảm thấy tuyến tiền liệt sưng tấy, đau vùng bụng dưới. Kích thước tuyến tiền liệt to lên sẽ đè lên niệu đạo gây bí tiểu ở nam giới, nhất là nam giới trung tuổi.

Tuyến tiền liệt ở nam giới bị u xơ, phì đại, sưng viêm gây ra chứng khó tiểu, tiểu rắt

Tuyến tiền liệt ở nam giới bị u xơ, phì đại, sưng viêm gây ra chứng khó tiểu, tiểu rắt

2.7. Các tổn thương thần kinh trung ương

Bệnh Parkinson, Alzheimer, chấn thương cột sống, u tủy viêm tủy hoặc bệnh ở não như viêm não, chảy máu não,…ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó có bí tiểu.

2.8. Sa bàng quang

Sa bàng quang thường gặp ở nữ giới, là hiện tượng thành giữa bàng quang và âm đạo yếu đi làm cho bàng quang sa trễ xuống âm đạo. Bàng quang sa trễ có thể làm cho nước tiểu không được thải hết ra ngoài làm cho nước tiểu đọng lại trong bàng quang và người bệnh buồn tiểu mà không đi được.

2.9. Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây ra bí tiểu gồm: chứng táo bón, sa trực tràng, bí tiểu sau phẫu thuật trĩ, uống quá ít nước, ít vận động, các khối u ở tiểu khung (ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung,…), hẹp niệu đạo ở nam giới,…

Ít vận động, uống ít nước, táo bón đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bí tiểu

Ít vận động, uống ít nước, táo bón đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bí tiểu

3. Bí tiểu có nguy hiểm không? Bí tiểu là biểu hiện của bệnh gì?

Bí tiểu cấp hay mãn tính đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tâm lý cũng như giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người mắc bí tiểu có thắc mắc bí tiểu là bệnh gì thì bí tiểu cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh sau:

  • Bí tiểu do viêm đường tiết niệu kéo dài có thể làm thận bị ứ nước, suy giảm chức năng thận, nguy cơ viêm bể thận, nhiễm trùng máu và tử vong.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: nước tiểu bị chặn lại ở bàng quang tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ở đường tiết niệu gây nên nhiễm trùng đường tiểu.
  • Tổn thương bàng quang: bàng quang bị ứ đọng nhiều nước tiểu lâu ngày khiến cho khả năng co bóp của bàng quang suy giảm đồng thời giảm khả năng bài xuất của nước tiểu.
  • Nguy cơ tử vong: bí tiểu mãn tính có thể dẫn tới viêm phúc mạc, suy thận cấp, nhiễm trùng máu (nếu bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu) và có thể gây tử vong.
Nước tiểu ứ đọng không thể thoát ra ngoài là môi trường cho vi khuẩn phát triển gây viêm đường tiết niệu

Nước tiểu ứ đọng không thể thoát ra ngoài là môi trường cho vi khuẩn phát triển gây viêm đường tiết niệu

Khó tiểu để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe của người bệnh, tâm lý của người bệnh cũng bất ổn, luôn căng thẳng, lo lắng, ảnh hưởng tới công việc. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, khi thấy có dấu hiệu bí tiểu người bệnh cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

4. Cách điều trị bí tiểu hiệu quả nhất 

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị bí tiểu, nếu bí tiểu cấp tính tạm thời thì chỉ cần một số biện pháp điều trị tại nhà nhưng bí tiểu mạn tính hoặc do bệnh lý thì cần điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. 

4.1. Điều trị bí tiểu tại nhà

Nếu bí tiểu cấp tính và không do bệnh lý thì người bệnh không nên lo lắng mà chỉ cần thực hiện những hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi thói quen sinh hoạt:

  • Uống đủ nước, bổ sung thực phẩm lợi tiểu như cam, quýt, nước râu ngô, nước bông mã đề, rau má,…
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung thêm nước, vitamin và chất xơ phòng tránh táo bón;
  • Giữ gìn cơ quan sinh dục luôn sạch sẽ, khô ráo;
  • Rèn luyện thể dục, thể thao, các bài tập tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu và cơ bàng quang;
  • Đi tiểu đúng cách: cúi người về phía trước nghiêng khoảng 45 độ khi đi tiểu để tạo áp lực lên bàng quang đẩy hết nước tiểu ra ngoài, làm rỗng bàng quang.
Uống đủ 2 lít nước, tập thể dục điều độ, ăn nhiều chất xơ để hạn chể bí tiểu

Uống đủ 2 lít nước, tập thể dục điều độ, ăn nhiều chất xơ để hạn chể bí tiểu

4.2. Sử dụng thiết bị y tế

Với bí tiểu cấp tính, khi các biện pháp tại nhà không có tác dụng thì người bệnh có thể phải sử dụng ống thông tiểu để thoát nước tiểu từ từ. Với bí tiểu mạn tính người bệnh có thể phải thực hiện mở rộng niệu đạo bằng cách bác sĩ đặt ống stent vào vị trí niệu đạo bị hẹp để nước tiểu thoát ra dễ dàng hơn.

Ống thông tiểu được sử dụng để đưa nước tiểu ra ngoài từ từ

Ống thông tiểu được sử dụng để đưa nước tiểu ra ngoài từ từ

4.3. Điều trị bí tiểu bằng thuốc tân dược (Tây y)

Trường hợp bí tiểu do bệnh lý người bệnh sẽ cần sử dụng đến thuốc để điều trị bệnh lý đó, ví dụ:

  • Nếu bí tiểu do nhiễm trùng hệ tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang: Thuốc Tylenol, Ibuprofen để giảm đau tạm thời; thuốc kháng sinh Amoxicillin, Penicillin, Cephalexin được dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng tăng nặng và làm lành vết viêm nhiễm.
  • Nếu bí tiểu do u xơ tuyến tiền liệt: Thuốc chẹn Alpha gồm Xatral, Uroxatral, Flomax, Hytrin,…nhằm làm giãn cơ trơn thành tuyến tiền liệt, hạn chế sự chèn ép của tuyến tiền liệt lên ống niệu đạo giúp đi tiểu dễ dàng hơn.

Những thuốc tân dược có tác dụng nhanh chóng và tiện lợi nhưng hầu hết đều gây ra tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc. Vì thế người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà mà cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Tây trị bí tiểu trong trường hợp bí tiểu do bệnh hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt,...

Thuốc Tây trị bí tiểu trong trường hợp bí tiểu do bệnh hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt,…

4.4. Điều trị bí tiểu bằng dân gian

Để khắc phục nhược điểm của thuốc tân dược (tác dụng phụ, nhờn thuốc) thì người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian an toàn dưới đây:

Bài thuốc 1:

  • 16g mỗi loại: hương nhu trắng, cỏ mần trầu, mã đề thảo
  • 10g mỗi loại: ngân hoa, râu ngô
  • 12g mỗi loại: liên kiều, sinh địa

Sắc uống ngày 1 thang có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cải thiện bí tiểu do thấp nhiệt.

Cỏ mần trầu sắc cùng các vị thuốc khác trị bí tiểu do thấp nhiệt

Cỏ mần trầu sắc cùng các vị thuốc khác trị bí tiểu do thấp nhiệt

Bài thuốc 2:

  • 20g mỗi loại: kim tiền thảo, trinh nữ, trúc diệp
  • 16g mỗi loại: râu ngô, rễ bí ngô, rau ngổ, ích mẫu

Sắc tất cả các nguyên liệu trên thành nước uống ngày 1 thang có tác dụng chống viêm, thông tiểu, trị bí tiểu do sỏi.

Bài thuốc 3:

  • 12g mỗi loại: sinh địa, tam thất, sơn chi, hoàng kỳ, bạch truật, sài hồ
  • 16g mỗi loại: trúc diệp, đinh lăng
  • 10g xa tiền 

Sắc thành nước uống ngày 1 thang giúp bổ khí, hoạt huyết, giảm đau, thông tiểu, điều trị bí tiểu do sang chấn.

Đinh lăng, trúc diệp, hoàng kỳ trị bí tiểu bổ khí, hoạt huyết, giảm đau, thông tiểu

Đinh lăng, trúc diệp, hoàng kỳ trị bí tiểu bổ khí, hoạt huyết, giảm đau, thông tiểu

Bài thuốc 4:

  • 12g mỗi loại: thục địa, hoài sơn, xa tiền tử, ngưu tất
  • 8g mỗi loại: phục linh, trạch tả, sơn thù, đan bì, phục tử chế
  • 4g nhục quế

Cho các vị thuốc vào sắc uống 1 thang mỗi ngày chia làm 3 lần uống. Bài thuốc này công dụng bổ thận, trị bí tiểu kèm tiểu không hết nước, bí tiểu do thận hư yếu.

Bài thuốc 5:

  • 20g cát căn
  • 16g mỗi loại: hà thủ ô, chè khô
  • 10g ba kích

Sắc thành nước thuốc uống ngày 1 thang chia 3 lần có tác dụng chống co thắt, phục hồi chức năng, ổn định hệ thần kinh trung ương.

Cát căn hay còn gọi là sắn dây kết hợp với một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu

Cát căn hay còn gọi là sắn dây kết hợp với một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu

Các bài thuốc dân gian không nên sử dụng chung với các loại thuốc tân dược và cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả.

4.5. Tăng cường chức năng chế ước bàng quang, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật bằng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm, được Bộ y tế cấp phép và chứng nhận với công dụng chính là:

  • Bổ khí huyết, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, điều hòa hệ thần kinh thực vật;
  • Điều trị hiệu quả các chứng rối loạn tiểu tiện gồm bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt kèm đái dầm, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ.

Với thành phần chiết xuất từ 6 vị thảo dược Đông y gồm đương quy, tang phiêu tiêu, quy bản, phục lịch, đẳng sâm, cam thảo kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP Đông dược. 

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh nguồn gốc thảo dược an toàn lành tính

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh nguồn gốc thảo dược an toàn lành tính

Thuốc được điều chế thành dạng thuốc nước siro thảo dược, mùi vị dễ uống, tiện lợi, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị cho người bệnh. Thuốc hoàn toàn an toàn cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên, phụ nữ sau sinh.

Trên đây là những thông tin để giải đáp câu hỏi Bí tiểu là gì? và cũng như các nguyên nhân, cách chữa trị chứng bí tiểu. Hy vọng qua bài viết này mọi người trang bị được cho mình những kiến thức cơ bản về chứng bí tiểu. Qua đó người bệnh sẽ có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất.

Để được hỗ trợ thêm, mọi người có thể đăng ký qua form dưới đây hoặc gọi đến số 087.658.8866 để được chuyên gia Đái dầm Đức Thịnh tư vấn cụ thể hơn.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    1 Bình luận cho bài viết “Bí tiểu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất hiện nay”

    1. Đào Ngọc Đạt
      11/06/2021 at 17:24

      Thuốc tên trị đái dầm mà trị được cả bí tiểu hả bác sĩ? Tôi rất hay bí tiểu chắc do nóng trong, cũng hay bị nhiệt miệng. Thuốc đái dầm dạng siro ngọt có nóng ko bác sĩ? Bác sĩ tư vấn giúp tôi nhé

    Gửi ý kiến của bạn