Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến
Biên tập: Anh Tuấn
Tiểu tiện là nhu cầu sinh lý thường ngày của con người. Tuy nhiên hiện tượng bí tiểu (bí đái) ở người lớn tuổi hay người già khiến người bệnh buồn tiểu mà không đi được, nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Hiện tượng này tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Tại bài viết dưới đây, Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến sẽ giải đáp một cách chi tiết và kỹ lưỡng cho người bệnh về vấn đề nguyên nhân và cách chữa bí tiểu ở người già an toàn và hiệu quả!
1. Triệu chứng bí tiểu ở người già như thế nào?
Trước khi đi tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chữa bí tiểu ở người già, chúng ta cùng tìm hiểu xem bí tiểu là gì và tại sao lại xảy ra ở người già nhé!
Bí tiểu là tình trạng không đi tiểu được dù đang cực kì buồn tiểu hoặc không tiểu không hết, không thể làm sạch nước tiểu trong bàng quang. Bí tiểu hoàn toàn có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ nhưng ở phần lớn là người cao tuổi trong khoảng 60 – 80 tuổi.
Chứng rối loạn tiểu tiện này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi. Bên cạnh việc không đi tiểu được thì bí tiểu ở người cao tuổi có thể kèm các triệu chứng như sau:
- Luôn cảm thấy mắc tiểu dù vừa đi tiểu xong;
- Mắc tiểu mà không đi được ở nữ và nam giới;
- Đi tiểu thường xuyên nhưng nước tiểu chỉ vài giọt;
- Bàng quang căng tức vì chứa đầy nước tiểu, đau bụng dưới.
2. Nguyên nhân bí tiểu ở người già là gì?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bí tiểu ở người già là phì đại tuyến tiền liệt. Do khởi phát chậm nên các triệu chứng ban đầu hầu như không rõ ràng, người bệnh thường không nhớ chính xác thời điểm khởi phát. Khi tiến triển nặng, người bệnh sẽ dần xuất hiện các triệu chứng như tiểu khó, bí tiểu, tiểu són,…
Trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu và tổn thương chức năng thận.
2.1. Bệnh lý tuyến tiền liệt ở nam giới
Tuyến tiền liệt là nơi sản xuất dịch trong tinh dịch, co bóp và kiểm soát nước tiểu. Chính vì thế khi mắc các bệnh ở tuyến tiền liệt như viêm, phì đại, tăng sinh lành tính, ung thư,…gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo khiến hoạt động tiểu tiện bị rối loạn. Từ đó gây ra tình trạng khó đi tiểu, buồn tiểu nhưng không đi được ở nam giới.
2.2. Bàng quang co bóp không đủ mạnh hoặc cổ bàng quang không giãn nở
Thông thường, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ kích thích thành bàng quang truyền tín hiệu lên vỏ não khiến bạn cần đi tiểu để đào thải nước tiểu ra ngoài. Khi buồn tiểu thì bàng quang sẽ co bóp để để nước tiểu ra ngoài.
Nếu sự co bóp của bàng quang không đủ mạnh xảy ra do mất sự kết nối với hệ thần kinh thực vật, từ đó ảnh hưởng tới khả năng bài tiết nước tiểu và dẫn tới khó tiểu, người già bị bí tiểu.
Bên cạnh đó, các cơ vòng nhẵn của cổ bàng quang phải đảm bảo khả năng giãn nở khi cần thiết để lưu trữ và bài tiết nước tiểu bình thường. Khi cổ bàng quang không giãn nở do bị chai, viêm, biến dạng hoặc bị chèn ép sẽ cản trở hoạt động tiểu tiện của người già gây ra chứng bí tiểu.
2.3. Viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý rất phổ biến do có sự xuất hiện của vi khuẩn, vi nấm, mà chủ yếu là vi khuẩn E.Coli. Vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và hệ tiết niệu (Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) gây tổn thương và viêm nhiễm bộ phận này.
Đường tiết niệu là nơi sản xuất và đào thải nước tiểu. Do đó khi chúng bị viêm thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tiểu tiện. Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đường tiết niệu là tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, bí tiểu, khó tiểu, đau bụng dưới, đau thắt lưng,….
Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, sỏi niệu quản. Sỏi có thể hình thành trực tiếp ở từng bộ phận hoặc xuất hiện ở 1 bộ phận. Sau đó di chuyển đến các bộ phận còn loại của hệ tiết niệu. Sỏi di chuyển cọ xát làm tổn thương hệ tiết niệu gây cản trở việc đi tiểu. Từ đó dẫn tới bí tiểu, tiểu đau rát, dòng nước tiểu yếu,…
2.4. Rối loạn hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật là nơi kết nối với bàng quang và điều khiển hoạt động đi tiểu. Hệ thần kinh thực vật bị rối loạn có thể là do chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống, bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, đái tháo đường,…gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện như bí tiểu, tiểu đêm, người già không đi tiểu được.
Bạn đang gặp phải vấn đề như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.
3. Người già bí tiểu phải làm sao? Cách chữa bí tiểu ở người già hiệu quả!
Khó đi tiểu, không đi tiểu được phải làm sao? Hiện nay, có nhiều cách khác nhau để chữa bí tiểu ở người già tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người. Ví dụ như dùng thuốc Tây y, các mẹo dân gian, bấm huyệt chữa bí tiểu hoặc dùng cách thông tiểu cho người già. Để có phương pháp điều trị chính xác thì người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế.
3.1. Cách chữa bí tiểu ở người già theo Tây y
Điều trị bí tiểu theo Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, kiểm soát tốt triệu chứng bệnh giúp người cao tuổi cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Một số loại thuốc tây trị bí tiểu thông dụng là:
- Nhóm thuốc ức chế Alpha:
Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích cơ trơn cổ bàng quang giãn nở nhịp nhàng. Từ đó giúp người cao tuổi tiểu tiện dễ dàng hơn. Thuốc điển hình là Alfuzosin, Indoracin, Doxazosin,…Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ điều trị triệu chứng, khi ngưng dùng thuốc, bí tiểu lại tái phát. Ngoài ra còn có thể gặp phải tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hạ huyết áp.
- Nhóm thuốc ức chế DHT:
Thuốc ức chế DHT như thuốc Finasteride, Dutasteride có tác dụng thu hẹp kích thước tuyến tiền liệt ở nam giới, cải thiện triệu chứng khó chịu do bí tiểu gây ra và giúp người bệnh đi tiểu bình thường. Dù vậy, nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn cương dương, hạ huyết áp, suy giảm ham muốn tình dục.
3.2. Cách chữa bí tiểu ở người già bằng mẹo dân gian
Chúng ta có rất nhiều mẹo dân gian chữa bí tiểu từ các nguyên liệu tự nhiên. Nhiều bài thuốc dân gian từ những loại cây thuốc nam chữa bí tiểu giúp hỗ trợ điều trị bí tiểu hiệu quả và tương đối an toàn, hạn chế tối đa các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Tây y. Một số cách trị khó tiểu tại nhà bằng mẹo dân gian như:
3.2.1. Cách trị khó tiểu tại nhà bằng sắn dây
Sắn dây có vị ngọt, tính mát, công dụng giải nhiệt, lợi tiểu, thường dùng để trị bí tiểu, khó tiểu, sốt cao, đái tháo đường.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 20g sắn dây;
- 16g mỗi loại: hà thủ ô, chè khô;
- 10g ba kích.
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi sắc với 1 lít nước;
- Chắt lấy nước thuốc uống 3 lần trong ngày. Kiên trì thực hiện đều đặn trong 10 ngày để đạt kết quả tốt nhất.
3.2.2. Bài thuốc chữa bí tiểu từ màng mề gà
Màng mề gà có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, trị đau bụng, khó tiêu, bí tiểu, trướng bụng.
Nguyên liệu: 20g màng mề gà (lộn lấy phần vỏ lục vàng bên trong của mề gà).
Cách làm:
- Rang màng mề gà đến khi chín vàng rồi tán thành bột mịn;
- Chia nguyên liệu thành 4 phần, mỗi lần uống pha 1 phần với nước ấm để uống trực tiếp;
- Uống thuốc 4 lần mỗi ngày và kiên trì trong 1 tháng sẽ thấy bí tiểu được cải thiện.
3.3. Khắc phục tình trạng người già không đi tiểu được nhờ Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh
Sự kết hợp hoàn hảo của 7 thảo dược thiên nhiên trong Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được Bộ Y Tế chứng nhận với công dụng chính:
- Bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang;
- Điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật, đinh tâm;
- Điều trị tận gốc các chứng rối loạn tiểu tiện gồm bí tiểu, khó tiểu, đái dầm, đái nhiều,…;
- Phòng ngừa các chứng rối loạn tiểu tiện tái phát.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh hoàn toàn từ thảo dược bao gồm: Đương quy, Đẳng sâm, Tang phiêu tiêu, Quy bản, Phục linh, Cam thảo, Viễn chí,…nên tuyệt đối an toàn cho người sử dụng, không gây tác dụng phụ. Đây là THUỐC được sản xuất dựa trên dây chuyền đạt chuẩn GMP – Đông dược được Bộ Y Tế chứng nhận và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Như vậy, tại bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin về nguyên nhân và các Cách chữa bí tiểu ở người già. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, độc giả có thể biết được người già bị bí tiểu phải làm sao cũng như có thêm kiến thức hữu ích cho mình và người thân. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
29/12/2022 at 19:42
Ong tôi bi viem đường tiểu, bí tiểu, ông 85 tuổi, phải làm sao a?
29/12/2022 at 19:45
Chào bạn. Nguyên nhân gây viêm đường tiểu, bí tiểu ở người già có thể là do việc vệ sinh không sạch sẽ tại cơ quan sinh dục, vùng hậu môn nên vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo và lan đến các cơ quan khác của hệ tiết niệu. Việc đầu tiên là cần vệ sinh sạch sẽ, chế độ ăn uống ít cay nóng, ít muối, hạn chế thuốc lá, bia rượu,… Bạn có thể gọi hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia hỗ trợ nhé!
26/04/2022 at 16:18
Bí tiểu thì nên ăn gì ạ, cám ơn nhà thuốc
26/04/2022 at 16:20
Chào bạn. Ngoài việc điều trị thì bạn cũng nên chú ý việc ăn uống cũng giúp ích cho mình ạ. Bạn nên uống đủ nước, bổ sung trái cây và rau quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ , Thực phẩm chứa vitamin C như cam, cà chua, súp lơ trắng,… Cá béo và các thực phẩm giàu omega-3 và Bổ sung Beta-sitosterol từ thực vật. …
Chúc bạn nhiều sức khoẻ!
03/01/2022 at 20:58
Mẹ tui do đặt ống dẫn tiểu trong thời gian bệnh, làm cách nào để đi tiểu lại bình thường
03/01/2022 at 21:00
Chào anh/chị. Anh/chị tham khảo bài viết https://daidamducthinh.com/bi-tieu-sau-khi-rut-ong-thong-tai-sao/ nhé. Anh/chị có gì thắc mắc cứ để lại số điện thoại để các chuyên gia gọi lại tư vấn cách chữa bệnh tối ưu nhất ạ!
19/06/2021 at 18:32
Ông tôi bị khó đi tiểu mấy tháng nay rồi, đã uống thuốc tây, có đỡ nhưng dừng thuốc lại bị lại. Tư vấn thuốc trị triệt để và ko tác dụng phụ cho tôi với. Cảm ơn!
19/06/2021 at 18:34
Dạ chào bạn. Nhiều loại thuốc tây y chỉ có tác dụng giảm đau, nhiều biến chứng, hay tái lại,…Tình trạng của ông bạn như thế nào, bạn hãy để lại thông tin để các chuyên gia nắm bắt và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất ạ