Sản phụ sau khi sinh con có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe. Khó đi tiểu sau sinh hay bí tiểu sau sinh là một trong số đó, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh gặp phải tình trạng khó tiểu. Khó tiểu khiến các mẹ buồn tiểu mà không đi được, căng tức bụng và bàng quang rất bứt rứt khó chịu. Để có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh chứng bệnh này, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Mách mẹ cách điều trị và phòng tránh khó đi tiểu sau sinh
Thế nào là khó tiểu sau khi sinh?
Khó đi tiểu sau sinh là tình trạng khác phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh không đi tiểu được.
Khó đi tiểu sau khi sinh là hiện tượng buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu hoặc đi tiểu được ít nước tiểu, bàng quang không được làm rỗng. Tình trạng khó tiểu ở phụ nữ sau sinh thường xuất hiện sau 3 – 4 giờ sinh con. Nhưng cũng có trường hợp sau đó vài ngày mẹ sau sinh mới gặp phải tình trạng này.
Đi tiểu khó sau khi sinh con khiến sản phụ cảm thấy bứt rứt, bức bối, khó chịu, đau vùng bụng dưới rốn bởi bàng quang căng đầy nước tiểu. Ngoài ra bí tiểu còn gây ra triệu chứng như:
- Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu rất ít;
- Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu dù vừa đi tiểu xong;
- Căng tức vùng bụng dưới rốn.
- Mất cảm giác buồn tiểu sau sinh gây ra tình trạng tiểu són, tiểu không tự chủ: rò rỉ nước tiểu mà không biết.

Khó tiểu khiến mẹ sau sinh buồn tiểu nhiều lần mà không đi được, căng đau bụng dưới
Nguyên nhân gây đi tiểu khó sau khi sinh
Dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ sau sinh vẫn có nguy cơ bị khó tiểu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó đi tiểu sau sinh và khác nhau ở mẹ sinh thường và sinh mổ.
Bí tiểu sau sinh thường
Bị khó tiểu sau sinh thường dễ xảy ra hơn sinh mổ và chủ yếu do những nguyên nhân sau gây ra:
- Sinh thường là quá trình sinh con qua đường âm đạo. Trong quá trình chuyển dạ khi sinh con qua đường âm đạo, các bộ phận như bàng quang, niệu đạo của sản phụ sẽ bị đầu của thai nhi đè lên khiến bàng quang căng giãn ra quá mức và ứ đọng nước tiểu tại đây. Trong những giờ đầu sau khi sinh, bàng quang vẫn chưa co lại như bình thường nên nước tiểu vẫn ứ đọng khiến sản phụ không đi tiểu được.
- Sản phụ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở khiến thời gian sinh con kéo dài. Điều này làm cho thai nhi chèn ép lên bàng quang trong thời gian dài dẫn đến tình trạng khó đi tiểu sau sinh.
- Khi sinh thường, bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn của sản phụ nhằm tạo độ rộng cho em bé chui ra ngoài. Sau khi tầng sinh môn được khâu lại, nhiều mẹ cảm thấy đau đớn không dám đi tiểu hoặc rặn tiểu khiến mẹ bị bí tiểu sau khi sinh.
- Ngoài ra, trong quá trình sinh con, các mẹ cũng rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu (viêm đường tiết niệu). Vì thế sau khi sinh, đường tiết niệu bị sưng, phù nề gây khó tiểu, bí tiểu.

Sinh thường qua đường âm đạo khiến bàng quang và niệu đạo bị chèn ép dẫn tới tình trạng bí tiểu
Bí tiểu sau sinh mổ
Khó đi tiểu sau sinh mổ ít gặp hơn sinh thường và do những lý do sau:
- Bàng quang bị tổn thương hoặc giảm nhạy cảm với kích thích trong quá trình mổ lấy thai nhi có thể gây ra hiện tượng bí tiểu, khó tiểu sau sinh mổ.
- Thao tác đặt và rút ống thông tiểu được thực hiện chưa đúng kỹ thuật. Điều này còn khiến cho mẹ sau sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Sau khoảng 8 tiếng thuốc gây mê, gây tê mới hết tác dụng. Trong thời gian này, sản phụ còn bị ảnh hưởng bởi thuốc nên bàng quang bị mất cảm giác với kích thích buồn tiểu nên mẹ sau sinh không đi tiểu được.

Bàng quang bị tổn thương hoặc giảm kích thích do sinh mổ làm cho mẹ sau sinh khó đi tiểu
>>> XEM THÊM:
Bí tiểu sau khi sinh và cách điều trị hiệu quả
Bị bí tiểu sau khi mổ? Làm sao để điều trị an toàn?
Nguyên nhân, Cách chữa bí tiểu sau sinh thường
Không đi tiểu được sau sinh có nguy hiểm như thế nào?
Mặc dù tình trạng khó đi tiểu sau sinh thường xảy ra tạm thời ngay sau khi sinh nhưng không đi tiểu được có thể ảnh hưởng tới tinh thần của sản phụ và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và tích cực. Khó đi tiểu sau sinh gây ra những biến chứng và ảnh hưởng tới tâm lý của mẹ sau sinh:
- Chức năng bàng quang suy giảm, trương lực cơ bàng quang giảm hoặc mất khả năng;
- Tổn thương hoặc liệt dây thần kinh bàng quang;
- Nhiễm trùng đường tiết niệu do nước tiểu ứ đọng không thoát được ra ngoài;
- Nước tiểu tắc nghẽn gây tổn thương cho thận, thận ứ nước;
- Suy giảm chức năng thận, đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe sau này;
- Bứt rứt, khó chịu, tâm lý stress, căng thẳng, dễ cáu gắt. Những vấn đề về tâm lý khiến mẹ bầu ăn không ngon ngủ không yên, từ đó ảnh hưởng tới dinh dưỡng và sức khỏe của cả mẹ và bé.

Khó tiểu ảnh hưởng tới tinh thần của sản phụ và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Cách chẩn đoán khó đi tiểu sau khi sinh
Chẩn đoán khó đi tiểu được thực hiện giúp xác định rõ nguyên nhân, từ đó giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả tối ưu mà vẫn an toàn cho mẹ và bé. Để chẩn đoán chính xác sản phụ có mắc chứng bí tiểu sau sinh hay không, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:
- Trong 2 – 8 giờ sau khi sinh, sản phụ phải cố gắng đi tiểu ít nhất một lần. Nếu không thể đi tiểu lần nào thì rất có thể mẹ đã bị bí tiểu. Lúc này mẹ sau sinh sẽ được siêu âm ổ bụng để xác định lượng nước tiểu trong bàng quang.
- Trường hợp sản phụ có đi tiểu nhưng tiểu ra rất ít, bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để thoát nước tiểu từ từ trong bàng quang ra ngoài rồi đo thể tích lượng nước tiểu này. Nếu thể tính quá 150ml thì mẹ đã bị khó tiểu.
Sau sinh bị bí tiểu phải làm sao? Cách điều trị khó đi tiểu sau sinh
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, mức độ bệnh và thể trạng của mẹ sau sinh mà sẽ có những cách điều trị khó đi tiểu sau sinh khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị khó tiểu thông dụng nhất:
Điều trị khó tiểu sau sinh tại nhà
Làm thế nào để đi tiểu sau sinh? Thường thì mẹ sau sinh bị bí tiểu tạm thời, sau một vài ngày có thể tự hết. Với những trường hợp khó tiểu nhẹ, các mẹ sẽ được khuyến khích tự điều trị tại nhà với cách đi tiểu sau sinh thường như sau:
- Uống nhiều nước, đảm bảo đủ 2 – 2,5 lít vào ban ngày bao gồm nước lọc, nước canh, nước ép trái cây,…Nhưng bạn nên hạn chế uống vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ;
- Chườm khăn ấm vào vùng bụng dưới rốn và massage nhẹ nhàng;
- Xoa bóp điều trị bí tiểu sau sinh: Xoa nóng toàn bụng, đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, xoay theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải 50 vòng. Ngón tay miết dọc từ rốn đến điểm giữa bờ trên xương mu (30 lần).
- Tập đi tiểu đúng giờ để tạo phản xạ đi tiểu như bình thường;
- Tập bài tập tăng cường sức khỏe cho cơ sàn chậu và cơ bàng quang như bài tập Kegel cho nữ sau sinh mổ và sinh thường.

Bài tập Kegel sau sinh giúp chị em tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu và cơ bàng quang cải thiện bí tiểu
Điều trị khó tiểu sau sinh bằng Tây y
Với tình trạng khó tiểu nặng hơn và đã áp dụng biện pháp chăm sóc tích cực tại nhà mà vẫn không thuyên giảm thì mẹ sau sinh cần được thăm khám và điều trị như sau:
- Đặt sonde thông tiểu:
Sonde thông tiểu được đặt để mẹ sau sinh tập đi tiểu qua sonde hoặc để tháo nước tiểu ra ngoài nếu không đi tiểu tự nhiên qua sonde được.
Sonde được đặt và lưu trong 24 giờ. Đặt sonde tiểu giữ lại và tháo kẹp 3 -4 giờ/lần tạo phản xạ đi tiểu. Khi tháo kẹp, mẹ sau sinh phải tập đi tiểu qua sonde. Nếu tiểu được qua sonde thì mới được rút ra nhưng không được lưu quá 48 giờ trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Sonde thông tiểu được đặt để mẹ sau sinh tập đi tiểu qua sonde hoặc để tháo nước tiểu ra ngoài
- Sử dụng thuốc:
Thuốc kháng sinh được sử dụng để chống nhiễm trùng đường tiểu như thuốc Cephalexin, Doncef, Augmentin. Thuốc kháng viêm, chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang như: Thuốc Buscopan, Alphachymotrypsin,…
Thuốc hỗ trợ tăng cường co bóp bàng quang như thuốc Prostigmin hoặc Xatral giúp cơ bàng quang co bóp nhịp nhàng bình thường. Ngoài ra mẹ sau sinh có thể kết hợp vitamin B1, B6, B12 nhằm tăng cường sức khỏe.

Thuốc Tây được sử dụng để chống nhiễm trùng đường tiểu hoặc tăng cường co bóp bàng quang
Mẹo chữa bí tiểu sau sinh bằng các phương pháp dân gian
Phụ nữ sau sinh là đối tượng rất nhạy cảm và hạn chế tối đa sử dụng thuốc tây để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Một số bài thuốc dân gian là cách để đi tiểu nhanh sau sinh; trị khó tiểu an toàn cho mẹ bỉm sữa:
Hành tươi chữa khó tiểu sau sinh
Hành tươi là gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Hành tươi có chứa chất xơ, chất béo, protein và một lượng đáng kể canxi, photpho, kali. Theo Đông y hành có tác dụng bổ khí, điều hòa kinh mạch và tạng phủ, điều trị khó tiểu hiệu quả và an toàn.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 5 – 10g củ hành tươi rồi chia thành 2 phần.
- Bọc lại bằng vải, sao nóng. Để bớt nóng rồi đắp lên rốn có tác dụng thông tiểu.
Các mẹ sau sinh cũng có thể dùng bài thuốc: Cho 20g hành, 20g mã đề, 15g râu ngô, 15g rễ cỏ tranh sắc uống mỗi ngày 1 thang để thông tiểu tiện.

Hành tươi có tác dụng bổ khí, điều hòa kinh mạch và tạng phủ, điều trị khó tiểu hiệu quả
Bí đao chữa bí tiểu sau sinh
Sau khi khi sinh con chị em phụ nữ nên sử dụng bí đao. Ngoài tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, thải độc, là cách giúp mẹ dễ đi tiểu sau sinh, bí đao còn lợi sữa giúp mẹ bỉm sữa nhanh chóng lấy lại vóc dáng mà không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.
Các mẹ sau sinh chỉ cần luộc bí đao lấy nước uống và ăn cái hoặc chế biến thành nhiều món ngon phong phú thực đơn mỗi ngày như canh bí đao nấu xương, canh bí đao tôm nõn,…

Bí đao công dụng giải nhiệt, lợi tiểu, thải độc, lợi sữa, giảm cân
Mẹo chữa bí tiểu sau sinh mổ bằng mồng tơi
Sau sinh mổ có ăn được rau mồng tơi không là thắc mắc của nhiều bà mẹ mới sinh. Trong mồng tơi còn chứa vitamin A3, B3, chất saponin, sắt,… Loại rau này có tính mát, giải độc, lợi tiểu, làm lành vết thương, hạn chế táo bón và tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh.
Sử dụng rau mồng tơi để nấu canh hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác để thấy giảm chứng bí tiểu hiệu quả.

Rau mồng tơi có tính mát, giải độc, lợi tiểu và tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh
Mẹo chữa són tiểu, khó tiểu sau khi sinh nhờ bột sắn dây
Bột sắn dây được chiết xuất từ củ sắn dây và được xem như một vị thuốc có công dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, điều trị nhiệt miệng, nóng trong người, khó tiểu, bí tiểu,…
Không chỉ thế, bột sắn dây còn cung cấp hàm lượng vitamin, chất xơ và dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé. Ngoài ra bột sắn dây còn giúp vòng 1 săn chắc, ngăn chảy xệ và chống lão hóa cho mẹ bỉm sữa hiệu quả.
Với những công dụng tuyệt vời như vậy, mỗi ngày mẹ sau sinh chỉ cần uống 1 cốc bột sắn dây đã nấu chín, vừa giảm khó tiểu vừa tốt cho mẹ và bé.

Mỗi ngày mẹ sau sinh chỉ cần uống 1 cốc bột sắn dây đã nấu chín, vừa giảm khó tiểu vừa tốt cho mẹ và bé
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Giải pháp an toàn cho mẹ sau sinh bị bí tiểu
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC có nguồn gốc thảo dược hoàn toàn an toàn cho phụ nữ sau khi sinh. Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược quý gồm: đương quy, đẳng sâm, quy bản, tang phiêu tiêu, phục linh, cam thảo, viễn chí,…Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được Bộ y tế chứng nhận với công dụng chính:
- Bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang;
- Định tâm, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật;
- Điều trị tận gốc các chứng rối loạn tiểu tiện gồm: khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, đái dầm, đái không tự chủ,…
Thuốc được điều chế thành dạng siro thảo dược, mùi vị thơm dễ chịu, tiện lợi khi sử dụng và tuyệt đối an toàn cho phụ nữ sau sinh và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh nguồn gốc thảo dược an toàn cho phụ nữ sau sinh bị bí tiểu
Cách phòng tránh khó tiểu sau khi sinh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế để phòng ngừa khó đi tiểu sau sinh mẹ bỉm sữa cần chú ý những điều sau:
- Vận động nhẹ nhàng, tập đi tiểu bình thường theo tư thế tự nhiên.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu vì lo sợ đau đớn do khâu tầng sinh môn.
- Uống nhiều nước.
- Vệ sinh vùng âm hộ bằng nước ấm và giữ khô ráo để tránh nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn.
- Chế độ dinh dưỡng đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu probiotic để hồi phục sức khỏe sau sinh.

Chế độ ăn đầy đủ chất, uống đủ nước, tập đi tiểu nhẹ nhàng sau sinh giúp phòng tránh khó tiểu
Khó tiểu, bí tiểu sau sinh gây nên những cảm giác đau tức, khó chịu ảnh hưởng lớn tới mẹ sau sinh. Vì thế phụ nữ sau sinh cần bổ sung kiến thức về chứng bệnh này để phòng ngừa và điều trị kịp thời để mau chóng hồi phục sau quá trình “vượt cạn”.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi giúp chị em có thêm thông tin hữu ích về chứng khó đi tiểu sau sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin dưới đây hoặc gọi ngay số 087.658.8866 để được các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh tư vấn cụ thể hơn.
Bài viết này có hữu ích không?
11/03/2022 at 15:39
Liều dùng thuốc như thế nào ạ? tư vấn cho tôi với
11/03/2022 at 15:40
Chào bạn. Phụ nữ sau sinh ngày uống 3 lần, mỗi lần 60ml bạn nhé! Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia tư vấn trực tiếp cho mình ạ! Chúc bạn nhiều sức khoẻ!
21/06/2021 at 15:05
Vợ em mới sinh được 3 tuần có uống thuốc đái dầm đc ko vậy? Thuốc có ảnh hưởng tới sữa mẹ không bác sĩ?
21/06/2021 at 15:06
Chào bạn. Thuốc được chiết xuất từ các vị thuốc tự nhiên chứ không phải thành phần kháng sinh nên bạn yên tâm dùng cho bà bầu sau sinh mà không bị ảnh hưởng nhé! Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn cách dùng nhé!