Đái dầm là hiện tượng tiểu tiện không có sự kiểm soát trong lúc ngủ. Đây là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ em và sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nó lại gây ra những bất tiện cho cả bé và ba mẹ. Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu cách khắc phục đái dầm ở trẻ đơn giản mà hiệu quả nhé!
Đái dầm ở trẻ em có phải là bệnh không?
Đái dầm là chứng bệnh tiểu tiện không tự chủ khi trẻ đang ngủ. Đa số các bé từ 3-5 tuổi thường xuất hiện hiện tượng này và giảm dần khi bé lớn lên. Đái dầm có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ban đêm. Ở độ tuổi này, các bé thường ngủ say và không ý thức được việc tè dầm của mình. Nhưng khi độ tuổi tăng lên, bé sẽ nhờ sự hỗ trợ của ba mẹ khi muốn đi tiểu.
Việc đái dầm khi ngủ là hiện tượng hết sức bình thường, không coi là bệnh lý. Tuy nhiên, nếu bé đái dầm khi còn thức thì không nên xem nhẹ, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Đái dầm ở trẻ em có phải là bệnh không?
Nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở trẻ em
Muốn biết cách khắc phục đái dầm ở trẻ em, ta cần biết được nguyên nhân khiến trẻ đái dầm. Bệnh đái dầm ở trẻ em có thể được chia thành hai loại: đái dầm thứ phát và tiên phát. Nếu bé đái dầm liên tục từ khi còn nhỏ đến khi lớn thì được xem là đái dầm tiên phát. Trong khi đó, nếu bé không đái dầm trong vòng 6 tháng trở lên, xong mắc lại thì gọi là đái dầm thứ phát.
Nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm ở trẻ em được chia thành 2 dạng như sau:
Nguyên nhân gây ra đái dầm tiên phát ở trẻ
- Bé phát triển chậm các kỹ năng cần thiết: Khi bàng quang của bé căng đầy nước và không thể giữ hết nước tiểu đến sáng, các tín hiệu sẽ được não bộ nhận biết và thôi thúc bé dậy đi vệ sinh. Nhưng nếu bé chưa được dạy các kỹ năng này nên bàng quang bài tiết không tự chủ. Tín hiệu này sẽ được gửi đến não thôi thúc bé dậy và đi vệ sinh. Tuy nhiên, bởi vì bé chưa được dạy kỹ năng này nên bàng quang không được kiểm soát, dẫn đến tình trạng đái dầm.
- Bé ngủ quá sâu: Khi giấc ngủ của bé sâu, não bộ sẽ bỏ lỡ hoặc không nhận được tín hiệu bàng quang đã đầy nước. Từ đó, khiến hiện tượng đi tiểu không có sự kiểm soát từ hệ thần kinh trung ương.
- Do ba mẹ không tạo thói quen đi tiểu cho bé khi bé còn thức. Ba mẹ có thể cho bé đi tè vào một thời điểm cố định hay khi tắm. Từ đó, tránh tình trạng bé đi ngủ nhưng bàng quang chưa bài tiết hết nước tiểu trước đó. Sau một đêm dài, lượng nước tiểu tăng lên cộng với lượng nước tiểu chưa được bài tiết trước đó.

Bệnh đái dầm ở trẻ em có thể được chia thành hai loại: đái dầm thứ phát và tiên phát
- Hàm lượng Hormone ADH có trong cơ thể ít: Đây là hormone lợi tiểu, giúp ngăn ngừa sự tạo ra nước tiểu vào ban đêm. Lượng hormone này sản sinh càng nhiều thì cơ thể tạo ra nước tiểu càng ít. Ngược lại, nếu hormone ADH có hàm lượng thấp, sẽ gây ra tình trạng tạo nước tiểu nhiều và nhanh. Khi bé còn nhỏ, chưa học được cách kiểm soát bàng quang; cộng với ADH thấp sẽ gây nên tình trạng đái dầm.
- Do bàng quang có khiếm khuyết hoặc dị tật, kích thước bàng quang nhỏ là nguyên nhân khiến sự bài tiết nước tiểu của bé có vấn đề. Kích thước bàng quang càng lớn thì khả năng giữ nước tiểu suốt đêm dài càng lớn. Ngược lại, nếu bàng quang bé thì khả năng giữ nước tiểu cũng kém hơn. Ngoài ra, co thắt cơ bàng quang hoạt động bất thường cũng gây mất kiểm soát tiểu tiện. Từ đó, gây nên hiện tượng đái dầm
- Do di truyền: Nếu ba mẹ của bé từng đái dầm từ nhỏ thì tỷ lệ bé đái dầm là rất cao. Tỷ lệ này có thể lên đến 45%. Trong khi đó, tỷ lệ này chỉ còn 15% nếu như ba mẹ bé không mắc chứng đái dầm khi nhỏ.
Nguyên nhân gây ra đái dầm thứ phát
- Bệnh lý viêm đường tiết niệu: viêm bàng quang, bệnh bàng quang thần kinh, viêm bể thận, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu,… Bất kì cơ quan nào gặp vấn đề cũng có thể gây nên các biểu hiện lạ. Nếu các cơ quan này gặp vấn đề thì đó là nguyên nhân khiến bé đi tiểu nhiều cả đêm lẫn ngày. Ngoài ra, hệ thống thần kinh bất thường cũng là tác nhân gây ra chứng đái dầm.
- Lượng hormone ADH thay đổi: Càng lớn thì sự thay đổi hàm lượng các hormone trong cơ thể trẻ càng thất thường. Nó cũng là nguyên nhân khiến nồng độ ADH bị ảnh hưởng. Vì đây là hormone lợi tiểu, nên khi nó thay đổi, nước tiểu tạo ra vào ban đêm cũng nhiều hơn.
- Uống nhiều nước trước khi ngủ: nếu bé uống nhiều nước trước khi đi ngủ thì bàng quang sẽ tạo nhiều nước tiểu trong quá trình ngủ. Từ đó, tăng khả năng muốn đi tè vào ban đêm của bé.

Đái dầm có thể xuất phát từ yếu tố di truyền
Cách khắc phục đái dầm ở trẻ em
Đái dầm không phải là lỗi của bé, ba mẹ không nên gây áp lực tâm lý lên bé vì vấn đề này. Cần tìm ra các hướng khắc phục và cho bé thực hiện theo, từ đó việc đi tè đi vào nề nếp:
- Dạy các kỹ năng cơ bản cần thiết cho bé: ba mẹ cần cho bé hiểu khi buồn tè thì cần đi vệ sinh đúng chỗ. Để từ đó, mỗi khi có cảm giác bàng quang đầy nước, bé sẽ tự giác hoặc nhờ sự hỗ trợ từ ba mẹ.
- Thay đổi không gian trong nhà vệ sinh: nhiều bé có nỗi sợ bóng đêm, sợ ma… nên thường không dám dậy đi tè vào ban đêm. Việc nên làm của ba mẹ là lắp đặt thêm bóng đèn để không gian nhà vệ sinh sáng sủa. Từ đó giúp bé dần dần vượt qua nỗi sợ. Nếu nhà vệ sinh xa phòng ngủ của bé thì có thể cho bé dùng bô.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước vào ban ngày: nếu bé uống nước càng nhiều, cơ thể sẽ tạo ra lượng nước tiểu nhiều hơn. Từ đó, khiến bàng quang hoạt động nhiều, thúc đẩy sự phát triển của kích thước.
- Hạn chế cho trẻ uống nước vào ban đêm: ba mẹ nên hạn chế cho bé uống các loại nước kể cả sữa hay sinh tố trong vòng 2 giờ trước khi bé ngủ. Nếu chỉ uống theo nhu cầu bình thường thì không sao. Việc bé uống nước nhiều vào để cung cấp nước cho cơ thể và đi tè vào ban ngày đã đủ cho một ngày hoạt động.
- Không gây các áp lực lên bé khi bé đái dầm: Những ngày bé không đái dầm và thức dậy với tấm chăn ga khô ráo, hãy khen trẻ. Việc này giúp bé nhận ra mặt tốt khi không đái dầm, đồng thời khiến trẻ tự tin hơn.
- Ngoài ra, ba mẹ không nên trách mắng hay đánh bé. Việc đái dầm là điều không mong muốn, các bé đều cảm thấy lo sợ và tội lỗi, xấu hổ khi đái dầm. Do đó, bé cần sự hỗ trợ và giúp đỡ từ ba mẹ chứ không phải trách móc hay phạt. Việc trách mắng sẽ gây áp lực, trì hoãn việc điều trị đái dầm và gây rối loạn cảm xúc ở trẻ.

Ba mẹ không nên la mắng, tạo áp lực khi trẻ đái dầm
Các biện pháp giúp bé bạn chế đái dầm
Bé 6 tuổi trở lên đã biết nhận thức sự việc. Ba mẹ có thể hạn chế việc đái dầm ở trẻ bằng các cách sau:
- Tập thói quen tự thức dậy vào ban đêm: Việc hình thành thói quen này giúp bé không ngủ quá sâu, khiến bộ não bỏ lỡ tín hiệu cần đi tiểu. Việc của ba mẹ cần làm là dạy bé phản xạ thức dậy khi mắc tiểu. Ngoài ra, hướng dẫn bé tự đi tiểu cũng rất cần thiết, giúp bé tự giác khi buồn tiểu.
- Đánh thức trẻ dậy vào ban đêm: Nếu bé không thể tự dậy đi tiểu tiện, ba mẹ phải là người đánh thức bé dậy. Có thể thức bé bằng cách bật đèn, vỗ vào người hay gọi tên, bật đồng hồ báo thức. Khi bé tỉnh dậy, cho bé đi vào nhà vệ sinh đi để đi tè chứ không phải trên giường. Việc đánh thức này nên vào một giờ cố định, giúp hình thành phản xạ thức dậy không điều kiện.
- Dùng thuốc trị đái dầm cho trẻ em: Trong một số trường hợp được chỉ định, trẻ có thể được hỗ trợ điều trị đái dầm tạm thời bằng cách dùng thuốc. Thuốc có công dụng làm giảm sản sinh nước tiểu vào ban đêm. Ngoài ra, một số loại thuốc còn giúp tăng kích thước bàng quang, tăng khả năng chứa nước tiểu. Tuy nhiên, cần cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
Phương pháp trị đái dầm bằng dân gian
Ngoài các biện pháp hạn chế và sử dụng thuốc, có thể tham khảo các mẹo chữa đái dầm cho trẻ từ dân gian như:
- Massage bụng dưới của bé bằng dầu ô liu hay dầu dừa hàng ngày là cách khắc phục đái dầm ở trẻ hiệu quả. Việc này giúp tăng cường hoạt động của các cơ tiết niệu. Từ đó, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang cho trẻ em.
- Quế: Quế được xem là loại gia vị có chức năng chống oxy hóa tốt. Nó có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nếu đái dầm xuất phát từ viêm hay nhiễm trùng tiết niệu thì ăn quế rất tốt. Ba mẹ có thể cho bé nhai mẩu quế nhỏ hoặc ăn kèm bột quế với bánh mì.
- Nước ép nam việt quất có khả năng hạn chế mắc tiểu ở trẻ. Với cách khắc phục đái dầm này, mẹ chỉ cần cho bé uống một ly nước ép nam việt quất nhỏ trước khi đi ngủ.
- Quả óc chó, nho khô: Hai loại hạt này có chức năng làm giảm tần suất đi tiểu. Mẹ hãy cho bé sử dụng 2-3 quả óc chó và nho khô trước khi đi ngủ mỗi ngày. Dùng cho đến khi bệnh đái dầm ở trẻ em được cải thiện hoặc biến mất.

Cách khắc phục đái dầm ở trẻ bằng các phương pháp dân gian mang lại hiệu quả cao
- Giấm táo: giấm táo giúp làm giảm lượng axit có trong hệ tiêu hóa, giảm các kích ứng ruột. Đồng thời, nó còn hạn chế đái dầm rất hiệu quả. Ba mẹ có thể cho bé dùng từ 1 – 2 lần mỗi ngày và dùng trong các bữa ăn.
- Quả lý gai Ấn Độ và mật ong: Loại quả này là phương thuốc hiệu quả giúp hạn chế và ngăn ngừa đái dầm. Ba mẹ cho bé ăn kèm cùng mật ong, nghệ. Mật ong có tác dụng hấp thụ chất lỏng và giữ nó lại. Do đó, mật ong sẽ giúp cơ thể giữ nước tiểu từ đêm cho đến sáng. Nếu trẻ còn nhỏ, hãy cho bé sử dụng một thìa nhỏ mật ong mỗi ngày.
- Đường thốt nốt: không chỉ làm tăng nhiệt độ của cơ thể, đường thốt nốt còn chữa đái dầm ở trẻ rát hiệu quả. Mẹ chỉ cần cho bé uống ly sữa ấm và ăn kèm miếng đường thốt nốt hàng ngày. Lặp đi lặp lại trong vòng hai tháng, tình trạng đái dầm ở trẻ sẽ được cải thiện.
Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh trị dứt điểm đái dầm ở trẻ em
Việc điều trị và áp dụng các cách khắc phục đái dầm ở trẻ sớm sẽ rút ngắn thời gian chữa trị. Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh là phương pháp hiệu quả, an toàn với những trẻ mắc chứng đái dầm. Sản phẩm được điều chế từ các thảo dược quý với tỷ lệ hoàn hảo. Có thể kể đến như đương quy, đẳng sâm, phục linh, tam phiêu tiêu, viễn chí… Các vị thuốc này hỗ trợ nhau điều trị chứng đái dầm, tăng chức năng của bàng quang. Đồng thời, giúp hệ tiết niệu, thận làm việc ổn định và khỏe hơn.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh đã được bộ y tế cấp phép và lưu hành trên toàn quốc. Ba mẹ có thể tìm mua ở các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc. Lưu ý cần sử dụng theo đúng liệu trình để việc điều trị liên tục và có kết quả tốt.

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng đái dầm ở trẻ
Đái dầm ở trẻ không chỉ gây xấu hổ cho bé mà còn khiến ba mẹ khó chịu vì những bất tiện. Nếu như ba mẹ còn đang đau đầu tìm cách khắc phục đái dầm ở trẻ thì hãy điền thông tin theo form mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn cách sử dụng và liều lượng để thời gian điều trị được rút ngắn lại.
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời