Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến
Biên tập: Ngọc Linh
Cảm giác đi tiểu nhưng không hết nước tiểu là vấn đề khá phổ biến ở nam và nữ. Bệnh có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác, điển hình như tiểu rắt, tiểu són, đau rát, tiểu nhỏ giọt, tiểu buốt,…Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Vậy vì sao tiểu són tiểu không hết và cách xử lý như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Triệu chứng của việc đi tiểu không hết nước tiểu như thế nào?
Thông thường, khi đi tiểu, nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo ra ngoài và bàng quang rỗng sau khi đi tiểu. Tuy nhiên, không ít trường hợp đi tiểu nhưng không hết nước tiểu. Đây là tình trạng sau khi đi tiểu mà nước tiểu vẫn đọng lại trong bàng quang, khiến bàng quang không trống rỗng hoàn toàn sau khi tiểu xong.
Các triệu chứng có cảm giác đi tiểu không hết ở nữ và cảm giác đi tiểu không hết ở nam phụ thuộc vào người bệnh đang mắc tiểu không hết cấp tính hay mãn tính.
Triệu chứng của bệnh tiểu không hết cấp tính (đột ngột):
- Khó chịu hoặc đau vùng bụng dưới;
- Vừa đi tiểu xong đã lại buồn tiểu, cảm giác đái không hết bãi;
- Cảm giác nước tiểu không ra hết, vẫn đọng ở dưới nhưng khó tiểu.
Triệu chứng của bệnh tiểu không hết mãn tính:
- Luôn muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày (cứ khoảng 30 phút đi tiểu một lần, thậm chí 5 phút đi tiểu 1 lần);
- Đi tiểu khó khăn, tiểu không hết phải rặn;
- Dòng nước tiểu ngắt quãng, bị ngắt tiểu, đi tiểu dòng tiểu yếu;
- Mau buồn tiểu dù vừa đi xong;
- Khó chịu nhẹ ở bụng dưới, đường tiết niệu;
- Sau khi đi tiểu vẫn căng tức bàng quang, cảm thấy bàng quang không được làm rỗng;
- Tiểu đêm nhiều lần;
- Mùi hôi bất thường.
Khi đi tiểu nhưng không hết nước tiểu thì nước tiểu sẽ đọng lại trong bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Nghiêm trọng hơn, nước tiểu khi đi tiểu còn sót lại có thể chảy ngược về thận và gây tổn thương thận.
2. Nguyên nhân dẫn đến đi tiểu không hết, tiểu nhiều lần là gì?
Cảm giác đi tiểu nhưng không hết nước tiểu khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu vì lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang. Đôi khi vừa mới đi tiểu xong lại muốn đi tiếp ngay sau đó. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì?
2.1. Chức năng chế ước của bàng quang bị rối loạn
Bàng quang có chức năng nhận nước tiểu từ thận chuyển xuống, chứa nước tiểu và đào thải hoàn toàn nước tiểu khỏi bàng quang khi đầy. Tuy nhiên ở nhiều người, chức năng này bị suy giảm, khiến cho việc đào thải nước tiểu bị ảnh hưởng, nước tiểu chưa kịp đào thải hết mà bàng quang đã đóng lại. Điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu dù vừa mới đi tiểu xong, tiểu nhiều lần rất mệt mỏi.
Theo các chuyên gia, đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng có cảm giác đi tiểu nhưng không hết nước tiểu.
2.2. Cơ thể mất cân bằng âm dương
Theo lý luận của Y học Cổ truyền, cơ thể con người có phần âm và dương, bình thường âm dương cân bằng. Tuy nhiên, khi chúng ta ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, thức khuya, uống nhiều rượu bia, uống nhiều thuốc điều trị,…Âm dương sẽ mất cân bằng, dương khí hạ hãm, ép vào thành bàng quang khiến cho ống dẫn tiểu bị nhỏ lại, làm cho việc đi tiểu trở nên khó khăn, nước tiểu ra ít, khó đi tiểu, không thể đào thải hết nước tiểu sau khi đi tiểu.
Bạn đang gặp phải vấn đề như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.
3. Cảm giác đi tiểu không hết nước là bệnh gì?
Nguyên nhân gây cảm giác đi tiểu không hết ở nữ là do viêm nhiễm đường tiết niệu: Viêm niệu đạo, bàng quang, thận,…gây ra bởi vi khuẩn chủ yếu là E.coli xâm nhập và lây lan trong hệ cơ quan này. Nam giới thì còn là các vấn đề về tiền liệt tuyến: viêm, phì đại gây ra.
Bên cạnh đó, tác nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu như hẹp đường tiết niệu, sỏi tiết niệu cũng gây ra tình trạng đi tiểu xong mà cảm giác không hết.
3.1. Hẹp niệu đạo
Niệu đạo là bộ phận có chức năng tống khứ nước tiểu ra ngoài. Hẹp niệu đạo tức là ống niệu đạo bị thu hẹp sẽ khiến dòng chảy nước tiểu bị gián đoạn. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người gặp phải tình trạng tiểu không hết nước, tiểu khó, buồn tiểu nhưng tiểu không ra, dòng chảy nước tiểu nhỏ.
Hẹp niệu đạo có thể là do viêm nhiễm, do chấn thương dương vật, hoặc hệ quả của phẫu thuật tăng sản tuyến tiền liệt,…Cảm giác tiểu són đi tiểu không hết ở nam giới do hẹp niệu đạo nhiều hơn ở nữ bởi niệu đạo của nam giới có cấu trúc dài hơn nên dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.
3.2. Các bệnh về bàng quang
Bàng quang chính là cơ quan chứa đựng nước tiểu hình thành từ thận thải xuống. Nếu bàng quang bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng tới dòng nước tiểu, nhiều trường hợp nước tiểu đọng lại mà không được thải ra hết dẫn đến tình trạng đi tiểu nhưng không hết nước tiểu. Dưới đây là một số bệnh về bàng quang liên quan trực tiếp đến tình trạng đi tiểu không hết nước:
- Viêm bàng quang: Vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn bàng quang;
- Sa bàng quang: Thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh đẻ. Sa bàng quang là phần dưới của bàng quang tụt qua lỗ cơ quan sinh dục ngoài, đẩy thành trước của âm đạo ra ngoài âm hộ;
- Sỏi bàng quang: Là trong bàng quang không hết nước tiểu, nước tiểu cụm lại hình thành tinh thể khoáng chất gọi là sỏi;
- Khối u hoặc Ung thư bàng quang;
- Hội chứng bàng quang thần kinh, bàng quang kích thích: Các cơ kiểm soát quá trình đi tiểu bị suy yếu làm cho bàng quang co bóp thất thường, co bóp quá mức hoặc không đúng lúc.
Hiện tượng đi tiểu không hết do các bệnh về bàng quang có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn tiểu liên tục, đau vùng bụng dưới, tiểu ra máu, tiểu buốt tiểu không hết,…
3.3. Sa cơ quan vùng chậu
Cảm giác đi tiểu không hết ở nữ còn do sa cơ quan vùng chậu, đặc biệt ở phụ nữ sau sinh. Nhóm cơ sàn chậu này có thể bị tổn thương nhiều trong quá trình mang thai và sinh nở, đồng thời có thể bị lỏng lẻo khi cơ suy giảm theo tuổi tác.
Sa cơ quan vùng chậu là tình trạng các cơ quan trong ổ bụng sa vào bàng quang, âm đạo và khiến bạn đi tiểu không hết. Nếu nhẹ, bạn có thể mong đợi hiệu quả cải thiện bằng cách tăng cường cơ sàn chậu thông qua các bài tập có thể thực hiện tại nhà. Nếu nó trở nên tồi tệ hơn, bạn sẽ cần phải phẫu thuật.
3.4. Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới
Cảm giác đi tiểu không hết ở nam giới, nước tiểu còn sót lại và đi tiểu thường xuyên thường xảy ra tương đối sớm khi bạn gặp các vấn đề về tuyến tiền liệt. Các bệnh về tuyến tiền liệt xảy ra ở nam giới ở mọi lứa tuổi như viêm tuyến tiền liệt thường gặp ở người trẻ tuổi, u xơ tiền liệt tuyến thường gặp ở người trung niên trở lên.
4. Các cách trị tiểu không hết tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay
Tiểu không hết phải làm sao? Thông thường, cảm giác đi tiểu nhưng không hết nước tiểu sẽ do bệnh lý nào đó. Do vậy các triệu chứng chỉ được khắc phục khi bệnh liên quan được điều trị triệt để. Dưới đây là một vài cách chữa đi tiểu không hết các bạn có thể tham khảo:
4.1. Cách trị tiểu không hết tại nhà từ thảo dược
Một số thảo dược tự nhiên có công dụng lợi tiểu, mát gan, hạn chế khí nóng ép xuống bàng quang gây nóng trong người, khai thông đường tiểu giúp đi tiểu dễ dàng hơn. Sau đây là một số bài thuốc từ thiên nhiên ông bà ta đã sử dụng từ xa xưa:
Cách chữa tiểu không hết, tiểu buốt rắt, sỏi thận hiệu quả với râu ngô và kim tiền thảo:
Râu ngô và kim tiền thảo là hai nguyên liệu phổ biến dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu, sỏi thận, viêm bàng quang,…Râu ngô vị ngọt, tính bình, thải độc, giải nhiệt, thông tiểu. Trong khi đó, kim tiền thảo giãn mạch, lợi niệu, giúp giảm tiểu rắt, bí tiểu, đi tiểu không hết. Đồng thời hai nguyên liệu này có thể rửa trôi vi khuẩn bám trên đường niệu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 30g râu ngô và 30g kim tiền thảo, để khô ráo nước;
- Cho cả hai nguyên liệu vào đun với khoảng 1 lít nước trong vòng 10-15 phút;
- Dùng uống hàng ngày thay nước lọc.
Cách trị tiểu không hết tại nhà đơn giản với rau ngò tây (cần tây):
Trong ngò tây có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C, B1, B2, PP, K,…Theo Đông y, ngò tây có tác dụng giải độc, giãn mạch, dễ tiêu hóa, lọc thận rất tốt. Từ đó giúp lợi tiểu, chống phù nề, giảm các triệu chứng tiểu không hết, bí tiểu, són tiểu, đái nhỏ giọt,…
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm rau ngò tây với nước muối loãng rồi để ráo nước;
- Cho ngò tây vào đun với 1 lít nước đến khi còn 500ml;
- Chắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.
Phương pháp từ bài thuốc thiên nhiên chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng mà không thể điều trị triệt để. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng phương pháp từ nguyên liệu tự nhiên này.
4.2. Thuốc thảo dược Đông y điều trị tiểu không hết nước
Ngoài các biện pháp điều trị ở trên, người bị tiểu són tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tiểu rắt có thể tham khảo sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để giải quyết tận gốc chứng bệnh của mình một cách hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được bào chế từ bài thuốc trị bệnh đường tiểu lâu đời của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường có hơn 200 năm lịch sử liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người. Sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ thảo dược với các vị thuốc như: Đương quy, Đảng sâm, Phục linh, Quy bản, Tang phiêu tiêu,…theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền.
Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh có công dụng bổ khí, tăng cường chức năng thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, cân bằng âm dương cho cơ thể, nhờ đó giải quyết tận gốc tình trạng đi tiểu xong vẫn còn cảm giác buồn tiểu, tiểu són tiểu không hết, tiểu nhiều lần hiệu quả và an toàn, không tác dụng phụ cho người dùng.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được Bộ Y Tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc, hàng tháng được các Sở Y tế kiểm nghiệm chất lượng nên mang lại sự yên tâm cho người dùng.
Sản phẩm đã nhận được nhiều giải thưởng như: “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2022”.
5. Những lưu ý khác trong cách chữa đi tiểu không ra hết nước tiểu
Bên cạnh các biện pháp điều trị ở trên, người bệnh đi tiểu không ra hết nước tiểu cần chú ý một số điều sau:
- Kiểm soát cân nặng ổn định, tránh thừa cân, béo phì để không dồn áp lực lên bàng quang;
- Hạn chế rượu, bia, chất kích thích, đồ uống có gas,…;
- Uống đủ nước hàng ngày, hạn chế uống nước vào buổi tối;
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan; tránh xa stress, mệt mỏi;
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, thiếu ngủ;
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ;
- Quan hệ tình dục lành mạnh, có các biện pháp an toàn;
- Tập luyện thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng: Đi bộ, Yoga, Kegel,…
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề Cảm giác đi tiểu nhưng không hết nước tiểu. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
31/03/2022 at 11:22
Thời gian gần đây tôi bị chứng đái không hết các bác sĩ ạ. Dù có cố gắng thế nào đi nữa cũng không đẩy hết nước tiểu ra được, đến nỗi dùng tay vung vẩy muốn chết thằng nhỏ luôn nhưng khi cho vào quần thì lại són ra một ít. Bác sĩ tư vấn giúp tôi với ạ
31/03/2022 at 11:23
Chào bạn. Khi gặp cảm giác đi tiểu không hết ở nam giới thì bạn nên chú ý vấn đề về tuyến tiền liệt. Xuất phát từ sự chèn ép bàng quang và niệu đạo, các tổ chức u xơ xuất hiện khi có sự chèn ép này khiến tuyến tiền liệt phì đại. Ngoài ra còn một số bệnh lý khác như viêm niệu đạo, viêm bàng quang,… cũng gây ra tình trạng trên.
Bạn nên chú ý thăm khám sớm để điều trị bệnh nhé!