Không có cảm giác buồn tiểu là bệnh gì? Ít đi tiểu có hại gì không?

Ngày viết: 20/06/2024 - Cập nhật ngày 26/06/2024.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến

Biên tập: Quốc Huy

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng không có cảm giác buồn tiểu, ít đi tiểu là do lượng nước nạp vào cơ thể ít hơn bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đặc biệt là đường tiết niệu. Để trả lời cho câu hỏi không có cảm giác buồn tiểu là bệnh gì? Hãy cùng Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

không có cảm giác mắc tiểu, mất cảm giác buồn tiểu, giảm cảm giác buồn tiểu

Lý do tại sao không có cảm giác buồn tiểu?

1. Không có cảm giác buồn tiểu là bệnh gì?

Không có cảm giác buồn tiểu là hiện tượng rối loạn tiểu tiện với biểu hiện là bị đi tiểu són, tiểu không tự chủ, rò rỉ nước tiểu ra ngoài,…Người bệnh có thể đi tiểu són ra ngoài mà không hề biết, không có cảm giác mắc tiểu nhưng tiểu lúc nào không hay. Điều này gây ra rất nhiều phiền phức cho người mắc.

Không có cảm giác buồn tiểu là hiện tượng rò rỉ nước tiểu, són nước tiểu ra ngoài mà không biết

Không có cảm giác buồn tiểu là hiện tượng rò rỉ nước tiểu, són nước tiểu ra ngoài mà không biết

2. Tại sao không có cảm giác buồn đi tiểu?

Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều người ít đi tiểu hoặc không có cảm giác buồn tiểu chẳng hạn như lượng nước nạp vào cơ thể trong một ngày dưới 1,5l. Nếu đây không phải là nguyên nhân chính thì có lẽ bạn đã gặp một số nguyên nhân khác như:

2.1. Rối loạn chức năng chế ước của bàng quang

Bàng quang có nhiệm vụ chứa nước tiểu và co bóp, đào thải nước tiểu ra ngoài khi đầy. Tuy nhiên, khi bàng quang bị rối loạn chức năng, bàng quang co bóp sai thời điểm, có thể não chưa ra tín hiệu đi tiểu nhưng bàng quang lại mở và tống nước tiểu ra ngoài, dẫn đến tiểu không tự chủ, tiểu són. Theo các chuyên gia, có đến 80% số người bị són tiểu là do nguyên nhân này.

2.2. Rối loạn hệ thần kinh

Hệ thần kinh là nơi kiểm soát hoạt động tiểu tiện nhờ các cơ ở thành bàng quang gửi tín hiệu lên. Khi bàng quang đầy nước tiểu sẽ kích thích các cơ bàng quang gửi tín hiệu lên hệ thần kinh báo hiệu chúng ta cần được đi tiểu.

Do đó khi rối loạn hệ thần kinh khiến hệ thần kinh nhận tín hiệu sai hoặc thậm chí không nhận được tín hiệu dẫn tới không kiểm soát được tiểu tiện. Từ đó gây ra hiện tượng giảm cảm giác buồn tiểu, tiểu không tự chủ, đi tiểu ra ngoài mà không có cảm giác buồn tiểu.

Hệ thần kinh bị rối loạn dẫn tới các chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, không có cảm giác buồn tiểu

Hệ thần kinh rối loạn dẫn tới các chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, không có cảm giác buồn tiểu

2.3. Mất cảm giác buồn tiểu sau sinh

Không có cảm giác buồn tiểu sau sinh rất dễ xảy ra bởi quá trình mang thai và sinh nở khiến các cơ sàn chậu và cơ bàng quang của người mẹ bị suy yếu.

Thêm vào đó, thai nhi phát triển cộng với quá trình sinh nở làm cho bàng quang và niệu đạo của phụ nữ bị chèn ép gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó có không có cảm giác buồn tiểu nhưng vẫn đi tiểu hoặc cảm giác buồn tiểu mà không đi được.

2.4. Viêm đường tiết niệu

Nhiễm trùng/viêm đường tiết niệu là bệnh gây ra bởi các vi khuẩn, vi nấm, virus,…mà chủ yếu là vi khuẩn E.coli (chiếm đến 90%). Nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vi khuẩn E.coli có thể xâm nhập vào niệu đạo từ hậu môn rồi di chuyển lên bàng quang và các bộ phận khác của hệ tiết niệu và gây nhiễm bệnh.

Sự nhiễm trùng gây tổn thương và kích thích niệu đạo, bàng quang dẫn đến tình trạng không cảm thấy buồn tiểu, tiểu không tự chủ. Ngoài ra, nhiều người bệnh còn kèm theo triệu chứng như sốt, mệt mỏi toàn thân, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, có mùi hôi và có thể tiểu ra máu.

không có cảm giác buồn tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhận bệnh lý khiến bạn không có cảm giác buồn tiểu

Bạn đang gặp phải tình trạng như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.

nút tư vấn cho tôi - Đái dầm Đức Thịnh

3. Những ảnh hưởng từ việc ít đi tiểu, không buồn tiểu

Hiện tượng không có cảm giác buồn tiểu dẫn tới tiểu són, tiểu không tự chủ khiến người mắc cảm thấy khó chịu vì vùng kín ẩm ướt, xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp với mọi người, ảnh hưởng tới tâm lý, cuộc sống sinh hoạt.

3.1. Ảnh hưởng tới tâm lý

Không buồn đi tiểu gây ra chứng tiểu không tự chủ, són tiểu khiến người bệnh luôn bất an, tâm lý bất ổn, rối loạn tâm lý, thậm chí có thể gây ra trầm cảm.

3.2. Suy giảm sinh lý

Bản thân các chứng rối loạn tiểu tiện không làm suy giảm sinh lý nhưng tâm lý lo lắng, căng thẳng, bất an nước tiểu có thể rò rỉ ra ngoài trong lúc quan hệ khiến cho người mắc giảm khoái cảm, không còn thăng hoa khi “yêu”. Tâm lý này lâu dần khiến cho họ giảm hứng thú, thậm chí trốn tránh việc gần gũi bạn tình, ảnh hưởng tới hạnh phúc lứa đôi.

4. Cách cải thiện tình trạng không có cảm giác buồn tiểu đơn giản và hiệu quả tại nhà

Để cải thiện tình trạng không có cảm giác buồn tiểu, các bạn có thể sử dụng phương pháp thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

4.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Hầu hết tình trạng không buồn tiểu là do nguyên nhân sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt, do đó người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm triệu chứng:

  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước vào ban ngày và hạn chế sau bữa tối và trước khi đi ngủ;
  • Hạn chế tối đa đồ uống chứa caffeine hoặc chất kích thích vì những đồ uống này kích thích hệ thần kinh trung ương làm mất nhạy cảm với các tín hiệu bàng quang đưa lên dẫn tới tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, mất cảm giác buồn tiểu,…
  • Ghi lại nhật ký đi tiểu gồm số lần đi tiểu, lượng nước nạp vào cơ thể và số lần rò rỉ nước tiểu;
  • Tập luyện thể dục đều đặn: Bài tập Kegel là bài tập nổi tiếng và hiệu quả nhất được dùng để tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu, cơ bàng quang nhằm cải thiện các chứng rối loạn tiểu tiện;
  • Giữ tâm trạng thoải mái, vui tươi, nghỉ ngủ hợp lý, tránh căng thẳng, suy nghĩ, áp lực.
Bài tập Kegel là bài tập hiệu quả nhất dùng để tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu, cơ bàng quang

Bài tập Kegel là bài tập hiệu quả nhất dùng để tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu, cơ bàng quang

4.2. Sử dụng thuốc tân dược (Tây y)

Nếu áp dụng các biện pháp tại nhà mà không thấy hiệu quả thì các bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp. Các bác sĩ có thể sẽ kê các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng Cholinergic: Tác dụng là làm giãn cơ trơn bàng quang nhờ ngăn chặn thụ thể acetylcholine, kích thích bàng quang, cải thiện tình trạng không có cảm giác buồn tiểu. Thuốc thường được sử dụng là Oxybutynin, Tolterodine,…
  • Nhóm thuốc chẹn alpha – 1: Có tác dụng tăng cường trương lực cơ bàng quang, giúp bàng quang co bóp nhịp nhàng, từ đó giúp cải thiện mất cảm giác buồn tiểu. Các thuốc thường được sử dụng là: Doxazosin, Terazosin, Prazosin,…

Thuốc tân dược ít nhiều đều có tác dụng phụ không mong muốn, vì thế người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần có đơn kê và hướng dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc tân dược dùng để làm giãn cơ trơn bàng quang giúp các cơ bàng quang hoạt động nhịp nhàng

Một số loại thuốc tân dược dùng để làm giãn cơ trơn bàng quang giúp các cơ bàng quang hoạt động nhịp nhàng

4.3. Sử dụng bài thuốc Đông y

Theo Đông y, các chứng rối loạn tiểu tiện như không có cảm giác buồn tiểu, tiểu không tự chủ, són tiểu, tiểu nhiều lần,…hầu hết đều liên quan đến chức năng của tạng thận và phủ bàng quang bị hư yếu.

Thận và bàng quang khỏe mạnh phối hợp nhịp nhàng với nhau thì hoạt động đi tiểu diễn ra bình thường. Nhưng khi thận hư yếu và chức năng chế ước bàng quang rối loạn thì quá trình sản xuất nước tiểu tại thận và bài tiết nước tiểu tại bàng quang sẽ gặp vấn đề và gây ra rối loạn tiểu tiện.

Do đó, để điều trị không có cảm giác buồn tiểu Đông y chỉ ra rằng cần giải quyết được nguyên nhân nằm ở tạng thận và bàng quang. Tức là cần các vị thuốc bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang.

Một số bài thuốc đông y dưới đây giúp điều trị chứng không có cảm giác buồn tiểu hiệu quả:

4.3.1. Sử dụng thuốc trị đái dầm Đức Thịnh

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh là một trong những sản phẩm đông y được Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường sản xuất và đã được Bộ Y Tế cấp số đăng ký lưu hành. Thuốc đái dầm Đức Thịnh được điều chế hoàn toàn từ thảo dược với nhiều vị thuốc quý. Không chỉ hỗ trợ chữa đái dầm, sản phẩm còn có các công dụng khác như chữa đái nhiều, đái không tự chủ, đái buốt, đái rắt, ở cả người lớn và trẻ em. Để mua sản phẩm bạn có thể để lại thông tin đăng ký theo form bên dưới đây để được tư vấn và điều trị tốt nhất nhé.

nút đặt mua ngay - Đái dầm Đức Thịnh

4.3.2. Bài thuốc 2

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 18g đẳng sâm;
  • 15g hạch đào nhân.

Cách thực hiện: Cho 2 nguyên liệu sắc lấy nước uống và ăn hạch đào nhân.

Bài thuốc này có công dụng ích khí cố thận, dùng để trị tiểu không tự chủ, không có cảm giác buồn tiểu do thận hư.

Đăng sâm kết hợp hạch đào nhân có công dụng ích khí cố thận, điều trị không có cảm giác buồn tiểu do thận hư

Đẳng sâm kết hợp hạch đào nhân có công dụng ích khí cố thận, điều trị không có cảm giác buồn tiểu do thận hư

4.3.3. Bài thuốc 3

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 20g mỗi vị: Hoàng kỳ, sơn dược;
  • 15g đẳng sâm;
  • 10g mỗi vị: Bạch truật, thỏ ty tử, ích trí nhân, khiến thực;
  • 9g mỗi vị: Đương quy, trần bì;
  • 6g mỗi vị: Thăng ma, sài hồ, ô dược.

Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống.

Kiên trì sử dụng bài thuốc 3 tháng có tác dụng bổ tỳ thăng dương, ôn thận, cải thiện không có cảm giác buồn đi tiểu.

4.3.4. Bài thuốc 4

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 15g long nhãn nhục;
  • 12g toan táo nhân (sao đen);
  • 10g khiếm thực.

Cách thực hiện: Sắc tất cả nguyên liệu trên thành nước uống thay trà trong ngày.

Bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết an thần, ích thận cố tinh, dùng chữa tiểu không tự chủ, không cảm giác buồn tiểu do thận hư.

Long nhãn, khiếm thực, toan táo nhân có tác dụng dưỡng huyết, chữa không cảm giác buồn tiểu

Long nhãn, khiếm thực, toan táo nhân có tác dụng dưỡng huyết, chữa không cảm giác buồn tiểu

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề Không có cảm giác buồn tiểu. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    2 Bình luận cho bài viết “Không có cảm giác buồn tiểu là bệnh gì? Ít đi tiểu có hại gì không?”

    1. Nguyễn Đức Huy
      23/06/2021 at 14:48

      Tôi uống nhiều nước, không có tiền sử bệnh gì mà luôn không thấy buồn tiểu, có lúc thì ko đi tiểu được là bệnh gì vậy bác sĩ?

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        23/06/2021 at 14:50

        Dạ chào anh. Trường hợp như vậy có thể do chức năng chế ước của bàng quang không ổn định. Anh để lại thông tin vào form để các chuyên gia gọi lại tư vấn kỹ hơn cho mình nhé!

    Gửi ý kiến của bạn