Một đặc điểm nổi bật và độc đáo của bài thuốc tinh chế ra Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh là sự kết hợp hài hòa theo nguyên lý nổi tiếng Quân-Thần-Tá-Sứ của y học cổ truyền gồm nhiều vị thảo dược quý hiếm. Theo Đông y, một bài thuốc hiệu quả là một bài thuốc gồm đầy đủ các vị thuốc đóng các vai trò như một đội quân. Bài thuốc nào đủ vị, đảm nhiệm đúng vai trò thì sẽ bảo đảm hiệu quả tối đa khi chữa bệnh. Cụ thể, một bài thuốc điều chế theo nguyên lý Quân-Thần-Tá-Sứ sẽ phải có vị thuốc đảm nhiệm vị trí Quân (tức là Vua, người đứng đầu đội quân), có vị thuốc đảm nhiệm vị trí Thần (tức là Quân sư), vị thuốc đảm nhiệm vị trí Tá (tức là tướng và lính đánh trận) và vị thuốc đảm nhiệm vị trí Sứ (tức là Trinh sát).
Bài thuốc tinh chế ra Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh gồm các thảo dược chính như sau:
Đảng sâm
Tên khoa học là Radix Codonopsis. Tên là Đảng sâm là do vị thuốc có hình dáng và tác dụng giống như sâm, thường được trồng tại một số tỉnh ở quận Thượng Đẳng (Trung Quốc). Đông y coi Đảng sâm là một vị thuốc rất quý, tương đương như nhân sâm. Theo tài liệu cổ, Đảng sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát, được sử dụng làm chủ dược trong nhiều bài thuốc quan trọng.
Trong bài thuốc tinh chế ra Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh, Đảng sâm được sử dụng ở vị trí chủ dược, tức là vị trí Quân, có vai trò điều khí, ổn định khí huyết, giúp cân bằng âm dương và tạo ra sự ổn định về chức năng hoạt động của các bộ phận cơ thể, đặc biệt là thận và bàng quang.
Đương quy
Tên khoa học là Radix Angelica sisensis. Đương quy sinh trưởng phổ biến tại Trung Quốc và Triều Tiên. Theo Đông y, Đương quy có vị ngọt, cay, tính ôn. Vào 3 kinh tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường điều huyết, thông kinh. Đây là vị thuốc được sử dụng rất rộng rãi trong Đông y, được coi là vị thuốc hỗ trợ quan trọng nhất trong các bài thuốc.
Trong bài thuốc tinh chế ra Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh, Đương quy được sử dụng ở vị trí hỗ trợ chủ dược, tức là vị trí Thần, có vai trò bổ huyết, điều kinh, thông kinh, giúp cho các vị thuốc khác vận hành hiệu quả hơn.
Tang phiêu tiêu
Tên khoa học là Ootheca Mantidis, bản chất là Tổ bọ ngựa được thu hoạch, sấy khô. Trước kia, Tang phiêu tiêu rất phổ biến ở Việt Nam nhưng hiện nay hầu như không còn để thu hoạch, giờ chủ yếu thu hoạch từ Trung Quốc. Lý do vì với sự phát triển kinh tế và đô thị hóa quá lớn, môi trường sống dành cho bọ ngựa đã thu hẹp đáng kể và hiện giờ chỉ còn 1 số vùng nhất định ở Trung Quốc là có thể còn có bọ ngựa đủ lớn để thu hoạch tổ. Tác dụng của Tang phiêu tiêu là chữa đi đái nhiều, di tinh, trẻ con bị đái dầm. Tang phiêu tiêu có thể được sử dụng để hỗ trợ cho chủ dược trong một số bài thuốc.
Trong bài thuốc tinh chế ra Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh, Tang phiêu tiêu được sử dụng ở vị trí hỗ trợ chủ dược, tức là vị trí Thần, có vai trò giúp xử lý triệu chứng đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ.
Quy bản và quy giáp
Tên khoa học là Carapax testudinis, bản chất là vị thuốc chế từ yếm của con rùa. Theo tài liệu cổ, quy bản có vị ngọt, mặn, tính hàn, vào 4 kinh thận, tâm, can và tỳ. Có tác dụng bổ tâm thận, tư âm dùng chữa thận âm không đủ, người đau nhức, di tinh, đới hạ.
Trong bài thuốc tinh chế ra Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh, Quy bản và quy giáp được sử dụng ở vị trí dược liệu tấn công, tức là vị trí Tá, trực tiếp tấn công vào nguyên nhân chính gây ra bệnh đái dầm, đái nhiều, đái vặt thông qua bổ thận và ổn định chức năng của bàng quang.
Viễn chí
Tên khoa học là Polygalaceae. Có tên Viễn chí là bởi vì do người xưa tin rằng uống vị thuốc này sẽ làm cho người ta bền trí nhớ lâu. Viễn chí dù được trồng ở Việt Nam nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu về tác dụng dược liệu. Hiện Viễn chí chủ yếu vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc vì đã có nhiều tài liệu nghiên cứu chứng minh tác dụng. Theo Đông y, Viễn chí được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị các chứng bệnh liên quan đến tâm và thận.
Trong bài thuốc tinh chế ra Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh, Viễn chí được sử dụng ở vị trí dược liệu tấn công, tức là vị trí Tá, kết hợp với Quy bản và quy giáp trực tiếp tấn công vào nguyên nhân chính gây ra bệnh đái dầm, đái nhiều, đái vặt thông qua bổ thận và ổn định chức năng của bàng quang.
Cam thảo
Tên khoa học là Radix Glycyrrhizae, là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran. Cam thảo trong Đông y được sử dụng như một vị thuốc phụ, có tác dụng hỗ trợ, làm cho đơn thuốc dễ uống. Cam thảo được trồng ở cả Việt Nam gọi là Cam thảo Nam nhưng hiện nay phần lớn Cam thảo Bắc nhập khẩu từ Trung Quốc được sử dụng vì có lượng hoạt chất cao hơn.
Trong bài thuốc tinh chế ra Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh, Cam thảo được sử dụng ở vị trí dược liệu dẫn đường, tức là vị trí Sứ, giúp cho các vị thuốc được thẩm thấu nhanh hơn, tăng hiệu quả hơn trong quá trình điều trị.
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời