Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu
Biên tập: Ngọc Linh
Đi tiểu nhỏ giọt là dấu hiệu tiểu tiện bất thường xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Đi tiểu/ đái nhỏ giọt còn được gọi là tiểu rắt, bí tiểu là tình trạng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt, không hết bãi và lượng nước tiểu mỗi lần ít, thậm chí còn kèm theo tiểu buốt, rát và có máu. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái mà có thể cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu, đặc biệt là niệu đạo và bàng quang. Vậy hiện tượng đi tiểu nhỏ giọt là bệnh gì? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Dấu hiệu đi tiểu nhỏ giọt là gì?
Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là tình trạng người bệnh đi tiểu không thành dòng, nước tiểu chảy nhỏ giọt, đi tiểu ngắt quãng và lượng nước tiểu thải ra rất ít (khoảng dưới 50ml/lần). Không chỉ thế, tiểu nhỏ giọt còn có những biểu hiện sau:
- Đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít, chỉ vài giọt;
- Đi tiểu dòng yếu;
- Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu, cứ 5 phút đi tiểu 1 lần;
- Đái không hết bãi, cảm giác đi tiểu không hết ở nữ và cả nam giới;
- Bàng quang không hết sạch nước tiểu, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt.
Tiểu nhỏ giọt có thể xảy ra ở mọi đối tượng cả nam giới và nữ giới. Chúng thường đi kèm với các chứng rối loạn tiểu tiện khác như: tiểu buốt, bí tiểu, khó tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần,…
2. Đi tiểu nhỏ giọt là bệnh gì? Nguyên nhân đến từ đâu?
Tiểu nhỏ giọt là dấu hiệu cảnh báo của phần lớn những bệnh ở hệ tiết niệu bởi hệ tiết niệu là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ sản xuất và đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Đông Y lý giải về nguyên nhân gây nên hiện tượng tiểu nhỏ giọt, tiểu không hết này là do dương khí hạ hãm, ép xuống thành bàng quang, thu hẹp ống dẫn tiểu gây cảm giác tiểu khó khăn như tiểu nhỏ giọt, khó tiểu, tiểu rắt. Thậm chí khi dương khí ép quá mạnh sẽ gây vỡ mao mạch tại bàng quang gây ra hiện tượng tiểu ra máu.
Do đó, ngoài những nguyên nhân bệnh lý theo lý giải của Y học hiện đại thì lý giải của Đông Y sẽ giúp ta hiểu được nguyên nhân chung nhất và là gốc rễ gây ra tình trạng tiểu buốt tiểu rắt hay các chứng rối loạn tiểu tiện khác cũng như nguyên lý trị bệnh từ gốc.
Một số bệnh lý theo Y học hiện đại với triệu chứng tiểu nhỏ giọt như:
2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là bệnh lý phổ biến gây ra các chứng tiểu nhỏ giọt, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết bãi, tiểu són vài giọt,…Nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn (chủ yếu là E.coli) xâm nhập vào bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu (thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang) gây viêm nhiễm.
2.2. Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là một trong những bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu, xảy ra khi có vi khuẩn E.coli, nấm men sinh sôi và phát triển vào niệu đạo. Bệnh lý này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn bởi cấu tạo đường niệu đạo của nữ giới ngắn và gần hậu môn nên các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Các triệu chứng phổ biến khi mắc viêm niệu đạo như dòng nước tiểu chảy yếu, chảy nhỏ giọt hoặc khó khăn, căng tức bụng dưới, đái buốt cuối bãi, buồn tiểu liên tục mà đi ít nước, rò rỉ nước tiểu ở nữ giới và nam giới,…
2.3. Viêm bàng quang
Viêm bàng quang cũng là bệnh lý viêm đường tiết niệu phổ biến, xảy ra do vi khuẩn sinh sôi. Viêm bàng quang gây ra các triệu chứng như đau rát bộ phận sinh dục khi đi tiểu, đi tiểu ngắt quãng, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt cuối bãi thậm chí còn đi tiểu ra máu nhỏ giọt khi bệnh chuyển biến nặng.
2.4. Sỏi thận
Sỏi thận là bệnh lý sinh ra khi các muối và khoáng chất trong nước tiểu không được đào thải hết tạo thành thể rắn. Sỏi trong thận gây tổn thương thận và dẫn tới hiện tượng đau thắt lưng, đau khi đi tiểu, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu nhỏ giọt, tiểu ra máu,…
Nếu không được điều trị sớm, các viên sỏi lớn dần gây ra những biến chứng nguy hiểm.
2.5. Bệnh lý tuyến tiền liệt ở nam giới
Tuyến tiền liệt ở nam giới là bộ phận có 2 chức năng chính là kiểm soát nước tiểu và sản xuất tinh trong tinh dịch để bảo vệ và nuôi dưỡng tinh trùng. Do đó khi tuyến tiền liệt gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tiểu tiện trong đó có trường hợp tiểu nhỏ giọt ở nam giới. Ví dụ như:
- Viêm tuyến tiền liệt:
Tuyến tiền liệt bị sưng viêm chèn ép lên ống niệu đạo làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát nước tiểu. Từ đó gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện như khó tiểu, bí tiểu, tiểu nhỏ giọt.
- U xơ tuyến tiền liệt:
U xơ tuyến tiền liệt là hiện tượng các tế bào tuyến tiền liệt phình to khiến kích thước và khối lượng tuyến tiền liệt tăng lên tạo thành các khối u xơ. Chúng chèn ép bàng quang và niệu đạo gây ra các bệnh về đường tiểu gồm đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt, cảm giác đi tiểu không hết ở nam giới.
- Ung thư tuyến tiền liệt:
Đây là bệnh lý nguy hiểm nhất liên quan đến tuyến tiền liệt. Các tế bào tuyến tiền liệt ác tính hình thành và dần tạo thành khối ung thư trong tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt khiến nam giới đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, tiểu nhỏ giọt, tiểu ra máu. Không chỉ thế, ung thư tuyến tiền liệt còn khiến nam giới đau khi quan hệ tình dục, đau khi xuất tinh,…
Bạn đang gặp phải tình trạng như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.
3. Biến chứng nguy hiểm khi đi tiểu xong nước tiểu vẫn nhỏ giọt
Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm trên, do đó nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm chức năng thận: Vi khuẩn viêm nhiễm ngược dòng từ niệu đạo lên bàng quang và lên thận làm tăng nguy cơ viêm thận, suy thận khiến chức năng thận suy giảm;
- Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh ở tuyến tiền liệt có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, cản trở tinh trùng đến với trứng nên việc có con trở nên khó khăn hơn;
- Ảnh hưởng tới tâm lý: Căng thẳng, stress, mệt mỏi, đi tiểu nhiều khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, mất ngủ.
4. Cách cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt
Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu nhỏ giọt, có thể do bệnh lý nhưng cũng có thể do thói quen sinh hoạt. Vì thế mà có nhiều cách để cải thiện đi tiểu nhỏ giọt. Dưới đây là một số cách thông dụng và hiệu quả nhất:
4.1. Thay đổi lối sống
Với những trường hợp đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt do nóng trong người, tâm lý căng thẳng hoặc chế độ ăn chưa khoa học thì người bệnh có thể áp dụng các cách dưới đây để đẩy lùi chứng tiểu nhỏ giọt:
- Kiểm soát cân nặng, giữ cân nặng ổn định, hạn chế thừa cân béo phì: Nhằm giảm áp lực lên bàng quang và niệu đạo;
- Tập thể dục điều độ nhẹ nhàng phù hợp với thể lực: đi bộ, yoga, kegel, đạp xe,…;
- Uống nhiều nước vào ban ngày để cơ thể thanh lọc và đào thải độc tố nhưng hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm nhiều lần;
- Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh. Một số thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, cải thiện tiểu nhỏ giọt như sắn dây, bí đao, rau cải, mề gà,…;
- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá;
- Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh, không thụt rửa sâu và mạnh để tránh tổn thương bộ phận sinh dục;
- Không được nhịn tiểu lâu;
- Luôn luôn giữ tâm lý vui vẻ, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn.
4.2. Điều trị tiểu nhỏ giọt bằng thuốc Tây Y
Trường hợp đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt do bệnh lý thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh lý đó. Các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để điều trị bệnh gây ra tiểu nhỏ giọt, điển hình như:
- Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo: Ofloxacin, Sulfamethoxazol – Trimethoprim, Fosfomycin, Amoxicillin, Ampicillin,…;
- Thuốc chống viêm, giảm đau điều trị viêm tuyến tiền liệt: Paracetamol, Ibuprofen, Piroxicam,…;
- Thuốc chẹn alpha có tác dụng thư giãn cơ tuyến tiền liệt và cổ bàng quang nhằm tăng dẫn lưu đường tiểu, từ đó cải thiện tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt, khó tiểu,…
Thuốc Tây Y có ưu điểm là giảm đau và giảm nhanh các triệu chứng của tiểu nhỏ giọt nhưng để lại tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc có thể gây ra lạm dụng thuốc.
4.3. Bài thuốc chữa trị đi tiểu nhỏ giọt bằng cây thuốc nam
Cách trị tiểu không hết tại nhà từ những cây thuốc nam được đánh giá là khá an toàn và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Một số bài thuốc nam chữa đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt bạn có thể tham khảo:
4.3.1. Trị tiểu nhỏ giọt bằng kim tiền thảo
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 300g lá kim tiền thảo (tươi hoặc khô đều được) rồi cho vào đun với 1 lít nước;
- Khi sôi cho nhỏ lửa và đun tiếp khoảng 15 – 20 phút;
- Chắt lấy nước uống khi còn ấm thay nước lọc hàng ngày.
Bài thuốc từ kim tiền thảo có tác dụng thanh mát, lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể.
4.3.2. Kim ngân hoa trị tiểu nhỏ giọt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim ngân hoa, kim tiền thảo: 80g;
- Râu ngô, rễ cỏ tranh: 50g.
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc với 1,5 lít nước khoảng 30 phút. Lọc lấy phần nước uống 3 – 4 lần trong ngày.
4.3.3. Chữa trị tiểu nhỏ giọt bằng cây mã đề
Nguyên liệu: Cây mã đề, kim tiền thảo, râu ngô, cỏ mần trầu: 80g.
Cách thực hiện:
- Cây mã đề và cỏ mần trầu đem cắt bỏ rễ rồi rửa sạch 4 nguyên liệu trên;
- Cho các nguyên liệu vào nồi chứa 1,5 lít nước sạch và đun khoảng 30 phút trên lửa nhỏ;
- Chắt lấy nước uống trực tiếp thay nước lọc hàng ngày 3 – 4 lần.
Bài thuốc này giúp thanh lọc cơ thể, làm lành các tổn thương, hạn chế nhiễm khuẩn. Từ đó giúp cải thiện tiểu nhỏ giọt, tiểu buốt, tiểu rắt,…
Lưu ý: Những phương pháp điều trị bên trên sẽ rất mất công cùng với việc đem lại hiệu quả không cao. Hãy kết hợp với sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để có được hiệu quả nhanh chóng. Cùng xem thêm thông tin chi tiết về sản phẩm này ở bên dưới.
4.4. Thuốc thảo dược Đông Y điều trị dứt điểm đi tiểu nhỏ giọt
Đông Y chủ yếu điều trị bệnh từ gốc. Với chứng tiểu nhỏ giọt, Đông y tập trung đẩy dương khí đi lên, giúp cân bằng âm dương, bổ thận, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật. Khi đó, dương khí đi lên sẽ không còn gây áp lực vào thành bàng quang và đường tiểu được khai thông.
Dựa trên cơ chế này, Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường cho ra mắt sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh với thành phần hoàn toàn từ thảo dược: Đương quy, Đẳng sâm, Tang phiêu tiêu, Phục linh, Quy bản, Viễn chí, Cam thảo,…
Thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của 7 vị thuốc trên và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP Đông dược được Bộ Y Tế chứng nhận với công dụng chính:
- Định tâm, bổ khí, điều hòa hệ thần kinh thực vật;
- Tăng cường chức năng chế ước bàng quang, điều trị tận gốc các chứng rối loạn tiểu tiện gồm bệnh tiểu nhiều, bí tiểu, khó tiểu, đi tiểu nhỏ giọt, đái dầm, đái không tự chủ,…
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được nhiều chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn cũng như mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh đường tiểu. Thuốc tuyệt đối an toàn cho đối tượng trẻ nhỏ trên 1 tuổi và phụ nữ sau sinh. Thuốc được điều chế thành dạng thuốc nước thảo dược, tiện lợi khi sử dụng, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Nếu muốn sử dụng dạng viên hoàn hay viên nén, các bạn có thể tham khảo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề “Hiện tượng đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là bệnh gì?”. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
03/05/2022 at 14:42
Tôi thường xuyên bị khó tiểu, đau buốt khi đi tiểu kèm tiểu nhỏ giọt và có xuất tinh sớm. Gần đây, tôi thấy bàng quang bị căng tức, chướng, khó chịu.
Hồi trước tôi từng ngã xe đạp, ngã đau nhưng chỉ là tai nạn thông thường nên không đi khám. Sau vài năm, tôi thấy hiện tượng như trên. Vậy tôi có bị bệnh gì?
03/05/2022 at 14:45
Chào bạn. Khi bạn bị ngã xe thì có thể đã gây ra chấn thương niệu đạo. Khi chúng ta ngã đập mông hay vùng tầng sinh môn xuống và một số trường bị va đập vùng khung chậu do tai nạn, có thể gây ra tình trạng chấn thương niệu đạo. Không biết ở thời điểm ngã xe, bạn có đi tiểu ra máu không. Nhiều khi gặp chấn thương thoáng qua, bạn có thể chỉ thấy vài giọt máu nên bỏ qua nhưng sau này, hậu quả của niệu đạo bị chấn thương là chỗ chấn thương đó có khả năng sẽ bị xơ hẹp, và gây những biến chứng như bạn nói.
Mặt khác, nếu có thương tổn của khung xương chậu, cũng có thể có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh của vùng chậu, và góp phần khiến bạn xuất tinh sớm. Mặc dù vậy, tôi chỉ muốn nói là “góp phần” bởi xuất tinh nhanh lại không phải bệnh, do thói quen của xuất tinh và loại này thậm chí luyện tập để xuất tinh lâu dài hơn hoặc có 1 số phương thuốc khiến giảm xúc cảm của dây thần kinh. Do đó, tôi nghĩ việc xuất tinh sớm của bạn là vấn đề khác, không liên quan đến việc tiểu tiện. Nhưng chuyện tiểu tiện thì có nhiều khả năng là bạn bị gặp chấn thương niệu đạo, sơ hẹp niệu đạo ở nơi bị chấn thương cũ. Tôi khuyên bạn nên đi kiểm tra sức khỏe Bác Sỹ tiết niệu để họ mà thậm chí soi niệu đạo có nối liền hay không. Đồng thời cùng lúc, BS cũng có thể có thể cho bạn một trong những lời khuyên, phương thuốc để chữa bệnh xuất tinh sớm của bạn.
23/02/2022 at 11:33
Mình dùng thuốc của bên nhà thuốc 1 tháng mà đỡ lắm ạ. kể cả tiểu rắt với tiểu đêm nhiều lần cũng hết. e cám ơn nhà thuốc nhé <3
23/02/2022 at 11:34
Dạ, cám ơn bạn đã tin dùng sản phẩm. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe ạ!
22/06/2021 at 09:00
Vừa bị tiểu ít một với tiểu buốt là sao hả bác sĩ? Em có bị viêm tuyến tiền liệt đã chữa khỏi rồi nhưng sau mấy tháng nay lại bị tiểu lắt nhỏ giọt như trên bài nói. Tư vấn cho em nhé. Cảm ơn bác sĩ!
22/06/2021 at 09:01
Chào bạn. Có thể bạn bị tình trạng bệnh tái lại ạ. Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn cho trường hợp của mình nhé!