Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập: Ngọc Linh
Bí tiểu là một trong những tình trạng rối loạn tiểu tiện khá nghiêm trọng và cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Một trong những biện pháp giúp khắc phục tình trạng này là sử dụng các loại thức uống dân gian từ thảo dược. Vậy bị bí tiểu uống nước gì dễ đi tiểu? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Triệu chứng bí tiểu là gì?
Chứng bí tiểu là tình trạng bàng quang luôn căng tức chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc đi tiểu nhưng bàng quang không rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu. Bí tiểu không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu bệnh lý ở hệ tiết niệu và cần được điều trị sớm.
2. Nguyên nhân nào gây ra chứng bí tiểu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bí tiểu, bao gồm:
- Bệnh lý ở hệ tiết niệu: Viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu. Sỏi di chuyên đến lỗ thông bàng quang với niệu đạo làm bịt kín lỗ này khiến cản trở hoặc tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu. Điều này khiến cho người bệnh không đi tiểu được, tiểu nhỏ giọt hoặc tiểu rắt;
- Các bệnh lý ở bàng quang: Sỏi bàng quang, viêm bàng quang, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang,…đều gây cản trở tín hiệu mà bàng quang báo lên vỏ não rằng bàng quang đã đầy cần phải đi tiểu;
- Rối loạn hệ thần kinh: Do chấn thương cột sống, chấn thương xương chậu, bệnh Parkinson, Alzheimer,…có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh khiến mất liên hệ giữa bàng quang và vỏ não, từ đó gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có bí tiểu;
- Do cơ thể mất cân bằng âm dương: Theo Đông y, cơ thể con người có phần âm và dương. Bình thường, âm dương cân bằng. Nhưng trong nhiều trường hợp, âm dương mất cân bằng, dương khí hạ hãm ép mạnh vào thành bàng quang làm đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể bị hẹp lại và dẫn tới bí tiểu, khó tiểu hoặc các triệu chứng đường tiểu khác. Theo nghiên cứu, có đến 70 – 80% người bệnh bí tiểu là do nguyên nhân này.
Bạn đang gặp phải vấn đề như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.
3. Bí tiểu là dấu hiệu bệnh gì? có nguy hiểm không?
Bí tiểu khiến cho người bệnh luôn căng tức bụng rất khó chịu. Người bệnh cảm thấy đứng ngồi không yên, bứt rứt, ảnh hưởng xấu tới công việc, cuộc sống và tâm lý. Đặc biệt vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, stress, căng thẳng.
Nếu bí tiểu kéo dài không được thông tiểu kịp thời hoặc tái đi tái lại sẽ gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm bàng quang. Nước tiểu viêm nhiễm ngược dòng có thể gây viêm thận, suy thận, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Do đó người bệnh cần chủ động đi khám và điều trị kịp thời.
4. Bị bí tiểu uống nước gì để dễ đi tiểu?
Nhiều người thắc mắc: Bí tiểu có nên uống nhiều nước? Cơ thể con người với hơn 70% là nước. Vì vậy, khi thiếu nước, hoạt động của cơ thể cũng bị ảnh hưởng và gây ra nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, táo bón, giảm huyết áp, nhịp tim tăng, mỏi cơ, chuột rút,…
Bên cạnh đó, việc cơ thể thiếu nước thường xuyên sẽ khiến thận lọc nước ít hơn. Nước tiểu được trữ trong bàng quang trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu,…Do vậy, bạn nên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để loại bỏ độc tố, vi khuẩn, virus trong cơ thể.
Ngoài ra, người bị bí tiểu có thể bổ sung thêm các loại nước dưới đây:
4.1. Uống nước râu ngô
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như sán lá gan, sỏi thận, sỏi mật, vàng da và đặc biệt giúp trị các chứng bệnh viêm đường tiết niệu: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, bí tiểu,…
Uống nước râu ngô giúp lợi tiểu. Nhờ đó, nước tiểu luôn được đào thải ra ngoài giúp tránh được nhiễm trùng tiết niệu, sỏi hệ tiết niệu,…trong đó có bí tiểu.
4.2. Uống nước bột sắn dây
Bột sắn dây theo y học cổ truyền có vị ngọt, tính mát, quy kinh phế, tỳ và bàng quang. Dược liệu này có công dụng cực kỳ tốt đối với cơ thể, giúp giải cơ thoát nhiệt, thấu phát ma chẩn, thăng dương chỉ tả,…
Để trị bí tiểu, bạn chỉ cần hòa 100g – 150g bột sắn dây với nước đường và chia làm 3 lần trong ngày và uống trực tiếp.
4.3. Uống nước kim tiền thảo
Không chỉ là cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà, kim tiền thảo là cây thuốc nam chữa bí tiểu rất hiệu nghiệm. Ngoài tác dụng lợi tiểu, kim tiền thảo còn có tác dụng tán sỏi thận, sỏi tiết niệu. Thêm vào đó, kim tiền thảo còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn làm giảm sự phù nề, giúp cho sỏi di chuyển xuống niệu quản dễ dàng và bị đẩy ra ngoài.
Để trị bí tiểu, bạn cần làm theo hướng dẫn sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: Kim tiền thảo, cây mã đề, râu ngô, cỏ mần trầu mỗi vị 50g; kim ngân hoa, hương nhu trắng mỗi vị 30g; sinh địa, liên kiều mỗi vị 12g.
Cách làm:
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun với 2 lít nước;
- Đun sôi thì hạ nhỏ lửa đun thêm 30 phút;
- Chắt nước thuốc uống trong ngày thay nước lọc.
4.4. Búp tre, rau má chữa trị bí tiểu
Búp tre vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, được dùng để chữa tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, khó tiểu tiện,…Bên cạnh đó, rau má có tác dụng tiêu nhiệt, giải độc, không chỉ cải thiện bí tiểu mà còn tốt cho tim mạch.
Chuẩn bị nguyên liệu: búp tre, rau má mỗi vị 50g.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào cối giã cùng vài hạt muối trắng;
- Cho nguyên liệu đã giã vào miếng vải sạch và vắt lấy nước cốt, bỏ bã;
- Dùng nước cốt này hòa với chút nước ấm rồi uống trực tiếp.
Kiên trì thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày để thấy giảm thiểu bí tiểu đáng kể.
4.5. Râu ngô, rễ cỏ tranh
Râu ngô có tác dụng thông tiểu, thanh nhiệt, trị viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu như đã phân tích ở trên. Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Nó có giúp lợi tiểu, tiêu ứ huyết, thanh phế vị nhiệt, điều trị hiệu quả bí tiểu, tiểu rắt, tiểu ra máu,…
Chuẩn bị nguyên liệu: Rễ cỏ tranh, rau diếp cá, rau má mỗi vị 30g; râu ngô, hoa súng mỗi vị 20g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào nồi đun cùng 1 lít nước;
- Khi sôi thì hạ nhỏ lửa đun thêm 20 phút rồi tắt bếp.
Uống nước thuốc khi còn ấm và thay nước lọc hàng ngày. Sử dụng mẹo chữa bí tiểu này liên tục trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
4.6. Dùng râu ngô và mã đề
Râu ngô và mã đề đều có tác dụng thông tiểu, thanh nhiệt, giải độc, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm đường tiết niệu,…Ngoài ra hai nguyên liệu này còn giúp đánh tan sỏi thận, sỏi tiết niệu khiến nước tiểu lưu thông dễ dàng hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu: Râu ngô tươi, cây mã đề, bầu đất mỗi vị 50g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào nồi đun cùng 1 lít nước;
- Khi sôi thì hạ nhỏ lửa đun thêm 20 phút rồi tắt bếp.
Uống nước thuốc khi còn ấm và thay nước lọc hàng ngày. Sử dụng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
5. Bị bí tiểu không nên ăn gì và uống gì?
Bên cạnh các loại nước uống ở trên, người bị bí tiểu cũng cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tránh xa các thực phẩm, đồ uống sau đây:
5.1. Thực phẩm có tính cay nóng
Đồ ăn cay nóng như nhiều ớt, hạt tiêu khiến cho bí tiểu trở nên nặng hơn vì thực phẩm cay gây kích thích niêm mạc bàng quang. Sự kích thích này phụ thuộc vào phản ứng của từng người nhưng để giảm thiểu tối đa bí tiểu trở nặng thì người bệnh nên hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này.
5.2. Rượu, bia, chất kích thích
Rượu, bia, chất kích thích là những chất không tốt cho toàn bộ cơ thể. Những chất này gây kích ứng niêm mạc đường tiết niệu và ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây cản trở tín hiệu bàng quang báo hiệu lên vỏ não. Ngoài ra lạm dụng rượu, bia làm tăng nguy cơ bị són tiểu, tiểu không tự chủ.
5.3. Chất ngọt nhân tạo
Các chất ngọt nhân tạo gồm saccharin, aspartame và acesulfame K có thể làm tăng sự đầy bụng, căng tức bụng dưới và áp lực tại bàng quang. Ngoài ra chất ngọt nhân tạo cũng dễ khiến bạn bị béo phì, thừa cân hoặc bệnh tiểu đường. Đây đều có thể là nguyên nhân gây ra bí tiểu.
Vì thế hãy hạn chế hoặc kiêng ăn các loại thực phẩm chứa chất ngọt nhân tạo như nước ngọt, đồ uống có gas, bánh kẹo, mứt, thạch,…
5.4. Đồ uống chứa caffeine
Chất caffeine trong trà, cafe có tác dụng lợi tiểu nhưng không dùng để chữa trị bí tiểu mà làm nặng thêm triệu chứng bí tiểu như gây ra tình trạng buồn tiểu gấp, tiểu không kiểm soát.
Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ caffeine còn dưới 100mg mỗi ngày, tương đương với 1 ly cà phê hoặc trà xanh mỗi ngày. Ngoài ra người bệnh cũng nên uống vào ban ngày, không uống buổi tối và cách xa giờ đi ngủ để tránh việc đi tiểu đêm.
6. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Cách trị bí tiểu tại nhà hiệu quả!
Bí tiểu theo cách lý giải của Y học Cổ truyền là do dương khí hạ hãm, ép xuống thành bàng quang, thu hẹp ống dẫn tiểu gây cảm giác tiểu khó khăn như bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt,…Thậm chí khi dương khí ép quá mạnh thì sẽ gây vỡ mao mạch ở bàng quang và xuất hiện tiểu ra máu.
Do vậy, để điều trị bí tiểu từ tận gốc rễ thì ta cần phải cân bằng âm dương trong cơ thể, đẩy dương khí đi lên từ đó sẽ giúp khai thông đường tiểu. Dựa theo cơ chế đó, Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường cho ra đời sản phẩm với thành phần từ các loại kháng sinh tự nhiên: Đương quy, Đảng sâm, Tang phiêu tiêu, Phục linh, Quy bản, Viễn chí, Cam thảo,…
Thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của những vị thuốc trên và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP Đông dược được Bộ Y Tế chứng nhận với công dụng là cân bằng âm dương cho cơ thể, củng cố chức năng chế ước của bàng quang, tăng cường chức năng thận. Nhờ đó, thuốc trị đái dầm Đức Thịnh giúp điều trị hiệu quả tình trạng bí tiểu, khó tiểu, tiểu rắt, tiểu dầm, tiểu buốt, tiểu són,…hiệu quả, an toàn.
Sản phẩm đã nhận được nhiều giải thưởng như: “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2022”.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề Bị bí tiểu uống nước gì dễ đi tiểu? Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và hiệu quả. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
10/05/2022 at 14:08
Bố em năm nay 62 tuổi, dạo này bị khó tiểu, đi tiểu có cảm giác không hết và phải đi nhiều lần. Xin hỏi bác sĩ là những triệu chứng trên có phải biểu hiện của bệnh phì đại tuyến tiền liệt không? Nó có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ!
10/05/2022 at 14:10
Chào bạn.
Tiểu yếu, đi tiểu nhiều lần là triệu chứng của đường tiết niệu dưới (LUTS). LUTS có nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau. Độ tuổi của bố em thường gặp nhất là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, tuy nhiên tình trạng trên có thể có những nguyên nhân khác kèm theo như đa niệu về đêm, bàng quang tăng hoạt hay ung thư tuyến tiền liệt. Bạn nên đưa bố đến bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu hoặc Nam khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhé.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ!
19/01/2022 at 14:47
Tôi thường xuyên bị bí tiểu,đi tiểu toàn phải rặn như đi nặng vậy mà nước tiểu ra không đều lúc nhiều lúc ít. Bác sĩ tư vấn giúp tôi nhé.
19/01/2022 at 14:49
Chào bạn, ngoài thực hiện các lưu ý như bài trên thì bạn nên dùng thêm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để hỗ trợ đường tiết niệu của mình khỏe hơn nhé! Bạn để lại thông tin vào form để các chuyên gia gọi lại tư vấn ạ!