Tác giả: Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến
Biên tập: Khánh Toàn
Nhiều bậc cha mẹ không hiểu rõ tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì? Và cũng không biết rằng tình trạng này có nguy hiểm hay không? Các chuyên gia hàng đầu đã khuyến cáo rằng tiểu không tự chủ ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân và có những nguyên nhân gây bệnh cần được can thiệp kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và cả tâm lí của trẻ. Mời bạn đọc tham khảo bài viết này của chúng tôi để biết cách điều trị bệnh tiểu tiện không tự chủ ở trẻ em!
1. Tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì?
Bệnh tiểu không tự chủ ở trẻ em là tình trạng mất kiểm soát trong việc tiểu tiện xảy ra ít nhất 2 lần/tháng vào ban ngày hoặc ban đêm, có thể diễn ra liên tục hoặc không liên tục. Độ tuổi có khả năng kiểm soát việc tiểu tiện sẽ khác nhau cho mỗi đứa trẻ, nhưng hơn 90% trẻ đạt khả năng kiểm soát tiểu tiện vào khoảng 5 tuổi (đối với ban ngày). Thời gian kiềm chế vào ban đêm thường lâu hơn.
Chức năng của bàng quang bao gồm việc lưu trữ và đào thải nước tiểu. Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra đối với một trong hai giai đoạn này đều có thể dẫn đến tiểu không tự chủ ở trẻ em
Trong giai đoạn lưu trữ, bàng quang hoạt động như một bể chứa nước tiểu. Khả năng lưu trữ sẽ bị ảnh hưởng bởi kích thước của bàng quang và cơ chế vận hành. Khi trẻ càng lớn, khả năng lưu trữ nước tiểu càng cao, nhưng cơ chế hoạt động có thể giảm do nhiễm trùng tái phát, tắc nghẽn đường tiết niệu,…
Trong giai đoạn đào thải, sự co bóp của bàng quang phối hợp với hoạt động mở của cổ bàng quang và cơ vòng ngoài. Nếu bất kỳ chức năng nào bị rối loạn, nó sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến quá trình này, gây ra hiện tượng tiểu không tự chủ. Trong đó, vấn đề phổ biến nhất là kích thích bàng quang do nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón,…
2. Độ tuổi nào ở trẻ em hay gặp tình trạng tiểu không kiểm soát?
Sự phát triển của khả năng kiểm soát bàng quang ở trẻ em ổn định từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 của cuộc đời, ban đầu là ban ngày, sau đó là ban đêm. Đến năm 7 tuổi, khoảng 10% trẻ vẫn mắc chứng đái dầm vào ban đêm và từ 2% đến 9% gặp vấn đề vào ban ngày. Tỷ lệ tự phát giảm dần là khoảng 15% mỗi năm.
Do đó, chỉ khoảng 1/3 trường hợp tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Để phân loại mức độ ảnh hưởng của chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em dựa trên độ tuổi có tỷ lệ như sau:
- 4 tuổi: 30%.
- 7 tuổi: 10%.
- 12 tuổi: 3%.
- 18 tuổi: 1%.
Bạn đang gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ như thế nào? Hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn chính xác nhất!
3. Phân loại các dạng tiểu không tự chủ thường gặp ở trẻ em
- Tiểu không tự chủ ở trẻ em vào ban đêm là loại phổ biến nhất, khi trẻ thường không kiểm soát việc tiểu trong khi đang ngủ.
- Tiểu không tự chủ ban ngày.
- Tiểu không tự chủ nguyên phát: Điều này xảy ra khi một đứa trẻ chưa từng có khả năng kiểm soát việc đi tiểu trong thời gian dài, trên 6 tháng.
- Tiểu không tự chủ thứ phát: Đây là tình trạng khi một đứa trẻ xuất hiện triệu chứng tiểu không kiểm soát sau ít nhất 6 tháng kể từ khi đã tiểu tiện bình thường trước đó.
4. Đi tiểu không kiểm soát ở trẻ em là bệnh gì?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng són tiểu, tiểu không tự chủ ở trẻ em là do khả năng chế ước của bàng quang bị rối loạn. Chúng ta đều biết, tiểu tiện là hoạt động phức tạp thực hiện nhờ sự phối hợp giữa bàng quang và niệu đạo. Bàng quang chứa nước tiểu, sau đó thải ra ngoài qua niệu đạo – mộ ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Điều hòa hoạt động này liên quan đến thần kinh, cơ, tủy sống và não bộ,…
Bàng quang ở trẻ em chứa nước tiểu tới một ngưỡng nào đó thì hệ thần kinh sẽ gửi tín hiệu lên não bộ tự động co bóp tống nước tiểu đi. Khi lớn lên, hệ thần kinh hoàn thiện, não trẻ bắt đầu phát tín hiệu bàng quang đầy nước tiểu và gửi tín hiệu tới bàng quang để ngăn hệ thần kinh tự động bài xuất nước tiểu cho tới khi trẻ thấy đến thời điểm và đúng nơi để đi tiểu.
Tuy nhiên khi chức năng chế ước của bàng quang bị rối loạn, trẻ em sẽ không kiểm soát được việc đi tiểu, không nhịn được tiểu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi do cơ thể đang giai đoạn phát triển nên chưa hoàn thiện, hệ thần kinh gửi sai tín hiệu dẫn đến việc bàng quang của trẻ hoạt động bị rối loạn và bài xuất nước tiểu nhiều lần không như ý muốn, hay còn gọi là đái dầm.
Đây là nguyên nhân chính tạo nên hiện tượng tiểu không tự chủ ở trẻ em hay còn được gọi là nguyên nhân sinh lý và thường được bỏ qua nếu trẻ dưới 5 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ trên 5 tuổi vẫn đái dầm, cha mẹ cần xem xét đến những khả năng sau:
- Trẻ chậm phát triển về mặt thể chất: Sự phát triển chậm về thể chất dẫn đến một số bộ phận trong cơ thể trẻ phát triển chưa đạt mức yêu cầu như bàng quang bị nhỏ, trẻ có trí tuệ chậm phát triển không nhận thức đầy đủ hành vi, tín hiệu cơ thể.
- Do yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền dẫn tới tình trạng trẻ bị đái không kiểm soát. Nếu cha hoặc mẹ hồi nhỏ bị đái dầm thì con rất dễ bị đái dầm, khả năng này sẽ cao hơn nếu cả cha và mẹ đều mắc chứng bệnh này khi còn nhỏ.
- Trẻ bị táo bón, béo phì: Bộ tiêu hóa hoạt động kém, ứ đọng cũng khiến bàng quang bị chèn ép, từ đó dẫn tới việc trẻ khó khăn khi đại tiện và bệnh tiểu són ở trẻ em (trẻ buồn tiểu mà không đi được), tiểu dầm, tiểu rắt,…
- Trẻ có thói quen không tốt: Uống nhiều sữa, nước trước khi đi ngủ hoặc thói quen nhịn tiểu thường xuyên dẫn tới bàng quang bị rối loạn trong việc nhận phát tín hiệu.
- Yếu tố tâm lý: Trẻ lo lắng, stress kéo dài khiến suy nhược thần kinh là nguyên nhân đái không tự chủ ở trẻ em và các triệu chứng tiểu không tự chủ khác như đái rắt, đái són,…
- Nguyên nhân bệnh lý: Trẻ bị nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, niệu đạo, có u hay chứng ngưng thở khi ngủ, bị tiểu đường, bị ho thì thường có nhu cầu đi tiểu lần hơn bình thường và gây ra hiện tượng tiểu không tự chủ ở trẻ em – trẻ bị đái són.
Với nguyên nhân sinh lý cha mẹ không cần quá lo lắng tìm cách điều trị cho trẻ. Trẻ 3 tuổi đái dầm ban đêm được coi như một quá trình phát triển tất yếu, cha mẹ không cần lo lắng trẻ em đi tiểu nhiều lần là bệnh gì. Tuy nhiên với trẻ dưới 5 tuổi bị viêm đường tiết niệu và những trẻ trên 5 tuổi vẫn đi tiểu không kiểm soát được thì cha mẹ cần lưu ý dấu hiệu để nhận biết nguyên nhân gây bệnh.
5. Dấu hiệu của việc tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì?
Để nhận biết sớm triệu chứng bệnh tiểu không tự chủ ở trẻ em, cha mẹ có thể dựa vào những biểu hiện như:
- Trẻ đi đái nhiều lần trong ngày, đái ra quần mà không biết;
- Trẻ mắc tiểu không nín được nhưng khi đi tiểu lại tiểu rất ít;
- Trẻ tiểu xong lại thấy buồn tiểu;
- Không nhịn tiểu được hoặc nhịn tiểu nhưng trong khoảng thời gian ngắn;
- Tiểu nhiều ban đêm, đái ướt sũng bỉm;
- Tiểu không tự chủ vào ban đêm (đái dầm).
6. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Điều trị dứt điểm tiểu không tự chủ ở trẻ em tốt nhất
Nếu trẻ bị tiểu són, tiểu không tự chủ do các nguyên nhân bệnh lý cha mẹ nên thăm khám sớm hoặc tìm hiểu ý kiến chuyên gia để có phương pháp điều trị phù hợp. Với trường hợp trẻ bị đái dầm, tiểu không tự chủ do chức năng bàng quang bị rối loạn bạn có thể tham khảo các sản phẩm điều trị căn bệnh này dựa trên lý luận Y học phương Đông như Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh.
Đối với trẻ em việc lựa chọn thuốc là vô cùng quan trọng, bởi thể chất và hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Cha mẹ nên lựa chọn những sản phẩm thuốc trị tiểu không tự chủ dễ sử dụng, hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là không gây tác dụng phụ về lâu dài.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được điều chế theo nguyên lý xử lý vấn đề từ gốc, với công thức bào chế gồm các vị thuốc quý như: Phục linh, Quy bản, Đương quy, Đảng sâm, Tang phiêu, Cam thảo, Viễn trí,…là các vị thuốc bổ giúp hỗ trợ và điều hoà đường tiêu hoá, bổ thận và giúp bàng quang làm việc hiệu quả, trị dứt điểm bệnh đái dầm và hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiểu không tự chủ, tiểu buốt do bệnh lý khác ở trẻ nhỏ.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có công dụng điều trị tận gốc bệnh đái dầm, tiểu không tự chủ và các chứng rối loạn đường tiểu ở trẻ em và người lớn, mang lại hiệu quả sử dụng cao và không gây tác dụng phụ cho những đối tượng nhạy cảm như người già, phụ nữ có thai, sau sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép sản xuất và lưu hành trên toàn quốc.
Ngoài ra cha mẹ có thể áp dụng các mẹo, bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em như: ăn rau ngót, ăn bí xanh,…là những cách chữa đi tiểu không kiểm soát ở trẻ em hiệu quả. Đặc biệt là đây là các cách giúp điều trị ở trẻ em lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
7. Phòng ngừa chứng tiểu không kiểm soát ở trẻ em như thế nào?
Bé bị tiểu són, tiểu không tự chủ ở trẻ em gây ra những ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày. Để phòng tránh cho trẻ mắc phải chứng són tiểu, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
- Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể trẻ mỗi ngày;
- Tập cho trẻ thói quen vận động, tập thể dục hàng ngày để rèn luyện sức khỏe;
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ phát triển khỏe mạnh;
- Tránh cho trẻ ăn mặn, ăn cay nóng, ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,…để tránh táo bón, béo phì;
- Hạn chế cho trẻ dùng nước ngọt, nước có gas,…gây kích thích bàng quang;
- Vệ sinh vùng kín của trẻ sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng, hướng dẫn trẻ tự vệ sinh khi trẻ có đủ khả năng;
- Bảo vệ thân thể trẻ, tránh để trẻ bị thương vùng kín, cột sống,…;
- Luôn chia sẻ động viên, không la lắng trẻ khi trẻ đái dầm, són bẩn ra quần áo;
- Hướng dẫn trẻ đi tiểu khi cơ thể có nhu cầu, không nên nhịn tiểu.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp toàn bộ thắc mắc cho bố mẹ về việc tiểu không tự chủ ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bố mẹ tạo điều kiện cho con có một quá trình điều trị bệnh an toàn và hiệu quả tốt nhất. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh lý, sản phẩm điều trị, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi,…bạn hãy gửi ngay thông tin tại Form đăng ký tư vấn dưới đây hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
24/05/2022 at 16:39
Con gái tôi năm nay đã 12 tuổi, cứ khoảng 2-3 đêm cháu lại bị đái dầm một lần. Mỗi tối ngủ tôi đều phải căn giờ để gọi cháu dậy đi tiểu. Nhưng cháu ngủ có vẻ sâu lắm, gọi mãi mới được, nên chỉ chậm một tí là đái dầm rồi. Dạo Tết cháu ở nhà một tháng không đi học thì lại không có tình trạng này, nhưng sau Tết lúc đi học thì hôm trước, hôm sau lại đái dầm. Có phải do cháu mải chơi, đùa giỡn nhiều nên mệt mỏi dẫn đến giấc ngủ sâu hay bị mê và li bì? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cháu cao 1.55m, nặng 45 kg. Sức khỏe tốt.
24/05/2022 at 16:41
Chào bạn. Con gái bạn năm nay 12 tuổi mà vẫn còn hay tiểu dầm như vậy thì cần thăm khám và can thiệp. Không biết cháu đã từng có thời gian hết tiểu dầm rồi lại bị lại hay là tiểu dầm liên tục từ nhỏ đến giờ? Nếu là tình trạng đái dầm liên tục từ nhỏ đến giờ thì bạn nên đưa trẻ sớm đến các cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác nhé!
21/02/2022 at 14:00
tiểu són hay đái dầm có giống nhau không ạ? bé nhà mình thi thoảng khi chơi đùa cũng bị đái ra quần. mong các chuyên gia tư vấn ạ
21/02/2022 at 14:01
Chào bạn. Tiểu són và đái dầm là 2 tình trạng khác nhau bạn nhé! Đái dầm là hiện tượng tiểu không tự chủ vào ban đêm khi ngủ, còn tiểu són xảy ra trong thời gian bé sinh hoạt hàng ngày ạ. Bạn gọi hotline hoặc điền thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn kỹ hơn nhé!
14/05/2021 at 11:48
Con tôi 6 tuổi bị tiểu són khi chơi đùa với bạn. Lâu lâu mới bị 1 lần. Tôi muốn chữa dứt điểm ngay để không ảnh hưởng đến sinh hoạt vui chơi của cháu. Chuyên gia tư vấn giúp tôi. Cảm ơn chuyên gia.
14/05/2021 at 11:49
Dạ chào bạn. Bé nhà mình bị lâu chưa ạ? Ngoài ra bé có hay khó chịu hay phải rặn khi đi tiểu không ạ? Chị để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn kỹ hơn nhé!