Đi tiểu ra mủ có nguy hiểm không? Cách chữa đi tiểu ra mủ hiệu quả

Ngày viết: 02/03/2023 - Cập nhật ngày 07/03/2023.
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Đi tiểu ra mủ (đái ra mủ) có thể gặp ở mọi đối tượng, cả nam và nữ giới. Đây là dấu hiệu bất thường, có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng ở hệ tiết niệu, sinh dục. Vậy triệu chứng, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị tiểu ra mủ như thế nào? Mời bạn xem chi tiết trong bài viết sau đây.

Đi tiểu ra mủ

Đi tiểu ra mủ

1. Đi tiểu ra mủ và triệu chứng đi kèm

Đi tiểu ra mủ là tình trạng nước tiểu có chứa một lượng lớn tế bào mủ hoặc bạch cầu. Tế bào mủ gọi trên lâm sàng là tế bào bạch cầu biến tính, nên bệnh còn gọi là bệnh bạch cầu niệu. Sự xuất hiện của mủ niệu cho thấy sự nhiễm trùng nghiêm trọng trong hệ tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo.

Ngoài ra, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác đi kèm bao gồm:

  • Tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi khó chịu;
  • Tiểu buốt, tiểu đau, khó tiểu, tiểu rắt;
  • Luôn có cảm giác muốn đi tiểu, vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu;
  • Nước tiểu ít, có thể tiểu ra máu;
  • Đau bụng dưới, đau sau quan hệ tình dục;
  • Đau buốt, khó chịu vùng niệu đạo, bàng quang và bộ phận sinh dục;
  • Người mệt mỏi, uể oải;
  • Ớn lạnh hoặc sốt cao.
Tiểu ra mủ là tình trạng bất thường của cơ thể

Tiểu ra mủ là tình trạng bất thường của cơ thể

2. Nguyên nhân đi tiểu ra mủ

Theo các chuyên gia, đi tiểu ra mủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:

  • Bệnh lậu: Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn. Người bị bệnh lậu sẽ gặp các triệu chứng như: tiểu có mủ, tiểu buốt, tiểu đau, tiểu rắt kèm theo ngứa rát bộ phận sinh dục.
  • Viêm niệu đạo: Vi khuẩn có thể xâm nhập, gây viêm niệu đạo và khiến người bệnh gặp các triệu chứng như: đái buốt ra mủ, tiểu ra mủ trắng, tiểu lắt nhắt, đau rát niệu đạo khi đi tiểu,…
  • Viêm bàng quang: Bàng quang viêm nhiễm có thể gây tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ, tiểu ra máu.
  • Viêm hoặc áp xe tuyến tiền liệt: Tiểu buốt có mủ ở nam giới do bệnh tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trung niên, cao tuổi với các biểu hiện bệnh như tiểu buốt, bí tiểu, tiểu ra mủ, tiểu ra máu,…
  • Viêm bể thận: Tình trạng này có thể gây đái ra mủ, đái ra máu, tiểu buốt,…
Viêm bể thận có thể gây tiểu ra mủ ở nhiều người

Viêm bể thận có thể gây tiểu ra mủ ở nhiều người

  • Nước tiểu đục sau khi quan hệ tình dục: Điều này có thể là tinh trùng và dịch âm đạo hòa lẫn với nhau. Tình trạng này không nguy hiểm và có thể tự hết.

Ngoài ra, một số thủ thuật như nong niệu đạo, quan hệ tình dục thô bạo có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu, dẫn đến tiểu ra mủ, đái ra máu.

Xem thêm:

Đi tiểu buốt có mủ trắng ở nam giới

Đi tiểu buốt ra mủ là bệnh gì?

3. Đi tiểu ra mủ có sao không?

Tiểu ra mủ là tình trạng khá nghiêm trọng bởi có nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ và đặc biệt là chức năng sinh sản. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số ảnh hưởng của tình trạng tiểu mủ đến người bệnh:

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Tiểu mủ, tiểu buốt rát, đau rát vùng sinh dục có thể khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Khi đái mủ, người bệnh sẽ vô cùng hoang mang, lo lắng, bất an “ăn không ngon, ngủ không yên”.
Tiểu ra mủ khiến người bệnh lo lắng, hoang mang

Tiểu ra mủ khiến người bệnh lo lắng, hoang mang

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Người bị đái mủ thường kèm theo mệt mỏi, khó chịu nên sẽ khiến sức khỏe suy giảm.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Tiểu ra mủ, đau rát vùng sinh dục có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục, gây rạn nứt hạnh phúc nhiều gia đình, đặc biệt là đái mủ do các bệnh tình dục như lậu, giang mai.
  • Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
  • Lây lan sang người khác: Đi tiểu ra mủ có thể là dấu hiệu khi người bệnh bị lậu, nhiễm khuẩn chlamydia,… Nếu quan hệ tình dục không an toàn có thể lây lan sang người khác.

4. Cách chữa đi tiểu ra mủ

Đi tiểu ra mủ cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị được các chuyên gia khuyến cáo:

4.1. Biện pháp chữa tiểu ra mủ tại nhà

Người bệnh đái ra mủ cần có một số biện pháp điều trị tại nhà như sau:

  • Uống đủ nước, trung bình 2 lít nước/ngày.
Uống đủ nước giúp cải thiện tình trạng tiểu ra mủ

Uống đủ nước giúp cải thiện tình trạng tiểu ra mủ

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ để phòng viêm nhiễm.
  • Có đời sống tình dục lành mạnh, không quan hệ với nhiều người, nên dùng bao cao su để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học như tiêu thụ nhiều rau xanh, trái cây,… hạn chế các chất kích thích, rượu, bia.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, phòng viêm nhiễm hiệu quả.

4.2. Thuốc điều trị đi tiểu ra mủ

Nếu tình trạng tiểu ra mủ nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc hoặc phương pháp phù hợp.

  • Người tiểu ra mủ do bệnh lậu: Bác sĩ có thể kê các loại kháng sinh giúp giảm triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định để đảm bảo hiệu quả.
Kháng sinh là loại thuốc điều trị tiểu ra mủ được sử dụng phổ biến

Kháng sinh là loại thuốc điều trị tiểu ra mủ được sử dụng phổ biến

  • Người bị viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận: Người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Nếu xuất hiện tình trạng đau nhức khó chịu, tiểu ra máu đi kèm thì có thể được cần dùng thêm thuốc giảm đau, thuốc cầm máu.
  • Tiểu ra máu do áp xe tuyến tiền liệt: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng kháng sinh, kháng viêm phù hợp với tình trạng cấp hoặc mãn tính mà người bệnh gặp phải.

4.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược Bảo Niệu Đức Thịnh

Ngoài các biện pháp điều trị trên, người bị tiểu buốt ra mủ, tiểu ra mủ trắng có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm thảo dược thiên nhiên, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh để cải thiện triệu chứng và phòng bệnh hiệu quả.

Sản phẩm được bào chế với thành phần thảo dược với các vị thuốc quý như: Ích trí nhân, Đảng sâm, Thỏ ty tử, Hoàng kỳ, Đương quy, Viễn chí,… được kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền.

Bảo Niệu Đức Thịnh có thành phần thảo dược bao gồm nhiều vị thuốc quý

Bảo Niệu Đức Thịnh có thành phần thảo dược bao gồm nhiều vị thuốc quý

Bảo Niệu Đức Thịnh có tác dụng tăng cường, khôi phục chức năng chế ước bàng quang, tăng cường chức năng thận, cân bằng âm dương cho cơ thể, giúp hệ tiết niệu khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng và phòng ngừa các vấn đề đường tiểu như: tiểu ra mủ, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu dầm, tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu đêm,…

Bảo Niệu Đức Thịnh là sự kết hợp giữa cổ truyền đó là bài bài thuốc trị bệnh đường tiểu lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền hơn 200 năm lịch sử làm thuốc chữa bệnh cứu người – Đức Thịnh Đường với phương pháp bào chế hiện đại, tạo thành viên nén tiện lợi sử dụng.

Bảo Niệu Đức Thịnh lọt TOP 100 Thương hiệu nổi tiếng Đất Việt năm 2019

Bảo Niệu Đức Thịnh lọt TOP 100 Thương hiệu nổi tiếng Đất Việt năm 2019

Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, an toàn, hiệu quả cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Sản phẩm lọt TOP 100 Thương hiệu nổi tiếng Đất Việt năm 2019.

Hy vọng với các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng đi tiểu ra mủ ở trên, bạn đã có những kiến thức cần thiết để phòng và điều trị bệnh cho bản thân hiệu quả.

Nếu cần được tư vấn thêm, bạn hãy gọi hotline 087.658.8866 hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết để các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh tư vấn nhé!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐỂ LẠI NHU CẦU TƯ VẤN

    Đăng ký tư vấn

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn



    Gọi ngay
    Messenger
    Tư vấn