Tiểu đêm không kiểm soát là do đâu? Biện pháp điều trị hiệu quả

Ngày viết: 28/05/2022 - Cập nhật ngày 08/12/2023.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến

Biên tập: Khánh Toàn

Tiểu đêm không kiểm soát là tình trạng không kiểm soát được việc đi tiểu vào ban đêm, nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài. Tình trạng này còn được gọi là tiểu són hay đái dầm. Đi tiểu đêm mất kiểm soát gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và cuộc sống. Vậy nguyên nhân tiểu đêm không kiểm soát và có nguy hiểm không? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây của chúng tôi. Mời bạn đọc tham khảo nhé.

1. Tiểu đêm không kiểm soát là bệnh gì?

Nguyên nhân nào gây ra tiểu đêm không kiểm soát?

Nguyên nhân nào gây ra tiểu đêm không kiểm soát?

Tiểu đêm không kiểm soát (đái dầm) là tình trạng mất khả năng điều khiển việc tiểu tiện của bệnh nhân. Mặc dù triệu chứng này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh.

Theo thống kê, khoảng 30% phụ nữ và 15% nam giới ở độ tuổi trên 50 bị tiểu đêm không kiểm soát, gây khó chịu. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, gây ra cảm giác lo lắng, xấu hổ và tạo cảm giác bị ám ảnh.

Đặc biệt, ở những người bệnh không thể di chuyển hoặc có khả năng vận động hạn chế, việc rò rỉ nước tiểu gây ẩm ướt có thể làm kích ứng da. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tổn thương da, loét và viêm nhiễm vùng mông và đùi.

Ngoài yếu tố tuổi tác, tiểu đêm không kiểm soát còn phụ thuộc vào lối sống, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất. Bằng cách duy trì những thói quen lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày, người bệnh có thể trải qua sự cải thiện đáng kể trong triệu chứng này.

đi đái không kiểm soát

Không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện vào ban đêm gây ra rò rỉ nước tiểu ra ngoài

2. Phân loại tiểu đêm không kiểm soát

  • Tiểu không kiểm soát cấp kỳ: Triệu chứng tiểu mất kiểm soát cấp kỳ xuất hiện khi người bệnh gặp nhu cầu đi tiểu gấp gáp mà hầu hết không thể kiềm chế được. Thường thì tiểu không tự chủ xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, thường là trong trường hợp tiểu đêm hoặc đái dầm. Tuy nhiên, một số người trẻ hơn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi triệu chứng này. Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu có thể làm tình trạng tiểu không kiểm soát trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với phụ nữ, việc mắc chứng teo âm đạo cũng có thể là một nguyên nhân gây ra tiểu không kiểm soát.
  • Tiểu không kiểm soát dưới áp lực: Tiểu không kiểm soát dưới áp lực là tình trạng rò rỉ nước tiểu do tăng áp lực đột ngột trong ổ bụng. Nguyên nhân của tình trạng này thường liên quan đến các hoạt động mạnh như nâng vật nặng, xoay người, uốn cong cơ thể. Thậm chí một số trường hợp nhẹ nhàng như ho, hắt hơi, cười hay giật mình cũng có thể gây ra tình trạng rò rỉ nước tiểu. Thể tích nước tiểu rò ra thường ở mức nhỏ hoặc trung bình. Tiểu không kiểm soát dưới áp lực có xu hướng nghiêm trọng hơn ở những người bị béo phì. Áp lực từ sự trọng lượng của các cơ quan trong ổ bụng tác động lên bàng quang, gây ra nhu cầu tiểu thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Nam giới sau khi thực hiện phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt và phụ nữ sau khi sinh là những đối tượng thường gặp triệu chứng này.

  • Tiểu không tự chủ do bàng quang suy giảm chức năng: Bàng quang chức năng như một bể chứa nước tiểu. Sau khi nắm giữ một lượng chất lỏng nhất định (khoảng 300 – 400ml), bàng quang sẽ gửi tín hiệu cho cơ thể cảm thấy “cần tiểu”.Tuy nhiên, trong trường hợp bàng quang gặp vấn đề như cơ bàng quang giãn, tắc nghẽn, tăng động hoặc sự truyền tín hiệu từ bàng quang lên não bị suy yếu, thì tiểu không kiểm soát là điều khó tránh khỏi. Khi bàng quang trở nên đầy, nước tiểu có thể rò rỉ ra bên ngoài. Đôi khi, người bệnh có thể không nhận biết được điều này, đặc biệt là vào ban đêm.

  • Mất kiểm soát tiểu tiện chức năng: Đối với một số trường hợp, khả năng duy trì sự tự chủ trong hệ thống bài tiết không gặp vấn đề nào. Tuy nhiên, người bệnh có thể không thể kiểm soát được hành vi tiểu tiện do sự suy giảm trí tuệ, sự mơ màng hoặc vì không có đủ sức khỏe để tự mình giải quyết nhu cầu cá nhân (như bị liệt, mất khả năng di chuyển…). Ngoài ra, các rào cản do môi trường cũng có thể gây ra tiểu không kiểm soát. Ví dụ, nếu nhà vệ sinh quá xa, hoặc không biết chính xác vị trí của nhà vệ sinh…

  • Tiểu không kiểm soát hỗn hợp: Tiểu không kiểm soát hỗn hợp là sự kết hợp và đan xen của các dạng tiểu không kiểm soát khác nhau. Các triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất của tiểu đêm không kiểm soát bao gồm:

    • Tần suất tiểu tăng: Người bệnh thường phải đi tiểu nhiều hơn so với mức bình thường vào ban đêm, và có thể thậm chí cả trong ngày.
    • Đái dầm trong khi ngủ: Người bệnh có xuất hiện hiện tượng rò rỉ nước tiểu trong khi đang ngủ.
    • Đau rát ở lỗ niệu đạo khi đi tiểu: Có thể có cảm giác đau hoặc rát tại vùng lỗ niệu đạo khi tiểu tiện.
    • Tiểu gấp: Người bệnh cần phải thỏa mãn nhu cầu tiểu tiện ngay lập tức, không thể kiềm chế được.

3. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh tiểu đêm không kiểm soát?

Tiểu đêm mất kiểm soát có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến ở nam giới trung tuổi hoặc cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đêm không kiểm soát, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:

3.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Sự tấn công bởi các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, vi nấm,… vào hệ tiết niệu gây ra viêm nhiễm tổn thương tại các bộ phận thuộc hệ tiết niệu như niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận. Triệu chứng của viêm nhiễm trùng đường tiết niệu là tiểu đau rát, tiểu buốt, tiểu đêm nhiều lần, tiểu không kiểm soát,…

Vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm ở các bộ phận của hệ tiết niệu gồm bàng quang, niệu đạo, thận, niệu quản

Vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm ở các bộ phận của hệ tiết niệu gồm bàng quang, niệu đạo, thận, niệu quản

3.2. Các bệnh lý ở tuyến tiền liệt gây nên tình trạng tiểu đêm không kiểm soát

Bệnh lý ở tuyến tiền liệt chỉ xảy ra ở nam giới. Tuyến tiền liệt nằm ở phía dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo sau, có chức năng sản sinh dịch trong tinh dịch, co bóp và kiểm soát nước tiểu.

Chính vì thế, khi nam giới mắc các bệnh ở tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt,… sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động kiểm soát việc đi tiểu. 

Đặc biệt là phì đại tuyến tiền liệt, các khối u gây chèn ép lên niệu đạo và bàng quang khiến các cơ bàng quang co bóp kém thậm chí không co bóp khi cần dẫn tới các chứng rối loạn tiểu tiện, trong đó có tiểu đêm không kiểm soát.

Bệnh ý ở tuyến tiền liệt có thể gây ra tiểu đêm mất kiểm soát ở nam giới

Bệnh ý ở tuyến tiền liệt có thể gây ra tiểu kiểm soát ở nam giới vào ban đêm

3.3. Sỏi hoặc dị vật ở đường tiết niệu 

Sự xuất hiện của sỏi hoặc khối u ở bất kỳ ở bộ phận nào của hệ tiết niệu như sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Sỏi hình thành do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat) trong nước tiểu kết tinh lại tạo thành thể rắn. 

Những bệnh lý này đều có thể gây cản trở dòng chảy của nước tiểu từ đó gây ra tiểu đêm, tiểu són, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt mà không hết, đau bụng dưới, đau thắt lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ ở nam giới và nữ giới cũng không ngoại lệ.

XEM THÊM:

Hãy coi chừng nếu vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu

Đi tiểu không kiểm soát ơ nứ giớisau sinh phải làm sao?

3.4. Bệnh lý ở thận gây nên tình trạng tiểu đêm không kiểm soát

Thận là cơ quan nằm trong hệ tiết niệu, có vai trò lọc máu, sản xuất và bài tiết nước tiểu. Một số bệnh lý ở thận có thể gây ra tiểu đêm không kiểm soát, tiểu buốt tiểu rắt như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận, thận yếu, rò rỉ nước tiểu ở nam giới và nữ giới.

Các bệnh lý ở thận khiến chức năng thận suy giảm dẫn tới khả năng tái hấp thu nước bị giảm sút, lượng nước tiểu tạo ra nhiều hơn và cần được bài tiết ra ngoài. Từ đó dẫn tới tiểu đêm nhiều lần, tiểu không kiểm soát.

Bệnh lý ở thận khiến chức năng thận suy giảm gây ra tiểu nhiều lần, tiểu đêm không kiểm soát

Bệnh lý ở thận khiến chức năng thận suy giảm gây ra tiểu nhiều lần, tiểu đêm không kiểm soát

3.5. Rối loạn hệ thần kinh

Thông thường, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ gửi tín hiệu lên não báo hiệu con người cần được đi tiểu để giải phóng nước tiểu trong bàng quang. Nếu người bệnh gặp một vài bệnh lý ở hệ thần kinh do có khối u hoặc chấn thương sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát hoạt động tiểu tiện.

Khi đó nước tiểu tín hiệu từ não có thể báo hiệu nhầm hoặc thậm chí không báo hiệu gây ra rò rỉ nước tiểu sau khi đi tiểu mà được không kiểm soát, kèm theo tiểu đêm không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt.

3.6. Một số nguyên nhân không do bệnh lý khác cũng có thể gây nên tình trạng tiểu đêm không kiểm soát

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý thì tiểu đêm không kiểm soát có thể chỉ do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, ví dụ như:

  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, trà, cafe, nhất là vào buổi tối;
  • Uống quá nhiều nước sau bữa tối và trước khi đi ngủ
  • Béo phì, thừa cân gây áp lực lên thận và bàng quang;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc có tính chất lợi tiểu: thuốc tim mạch, thuốc an thần, thuốc giãn cơ,…

Thường xuyên rượu, bia, cafe, chất kích thích làm tăng nguy cơ mắc tiểu đêm không tự chủ

Bạn đang gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ như thế nào? Hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn chính xác nhất!

nút tư vấn cho tôi - Đái dầm Đức Thịnh

4. Biến chứng nguy hiểm do tiểu đêm không kiểm soát

Tiểu đêm không kiểm soát gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và tâm sinh lý của người bệnh.

4.1. Sức khỏe suy giảm

Tiểu không kiểm soát vào ban đêm khiến người bệnh khó có được giấc ngủ ngon trọn vẹn, thường xuyên gián đoạn giấc ngủ, đối với người khó ngủ thì khó để trở lại giấc ngủ và gây mất ngủ. Mất ngủ kéo dài khiến sức khỏe người bệnh giảm sút nghiêm trọng, có thể luôn mệt mỏi, suy nhược và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý mãn tính như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường,…

Tiểu đêm không kiểm soát khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ

Đi tiểu không kiểm soát được vào ban đêm khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ

4.2. Tinh thần bất ổn khiến cho việc đi tiểu đêm không kiểm soát

Người mắc bệnh tiểu đêm không kiểm soát thường có tâm lý mặc cảm, xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp với mọi ngư ngại tham gia các hoạt động ngoài trời, kỹ năng giao tiếp từ đó giảm sút.

Nguyên nhân là do sợ mọi người biết được tình trạng bệnh, đàm tiếu hoặc do vùng kín thường xuyên ẩm ướt có mùi. Tinh thần bất ổn kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm.

Người bệnh tiểu đêm không kiểm soát có tâm lý xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp

Người bệnh tiểu đêm không kiểm soát có tâm lý xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp

4.3. Chất lượng công việc giảm sút

Ngủ không đủ giấc, tinh thần lo lắng, bất ổn khiến cho người bệnh mất tập trung trong công việc dẫn tới hiệu suất làm việc giảm sút. 

4.4. Ảnh hưởng tới đời sống tình dục bởi việc tiểu đêm không kiểm soát

Không chỉ tác động tới tâm lý mà vấn đề sinh lý của người bệnh tiểu đêm mất kiểm soát cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Tâm lý lo lắng, sợ hãi nước tiểu rò rỉ trong khi “yêu” khiến người bệnh xấu hổ trước bạn tình, khó đạt được thăng hoa. Lâu ngày sẽ dẫn tới suy giảm ham muốn, mất hứng thú với chuyện chăn gối. Với nam giới còn có thể gặp phải tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý,…

Tâm lý lo lắng, sợ hãi nước tiểu rò rỉ trong khi “yêu” khiến người bệnh xấu hổ trước bạn tình

Tâm lý lo lắng, sợ hãi nước tiểu rò rỉ trong khi “yêu” khiến người bệnh xấu hổ trước bạn tình

5. Cách chữa trị tiểu đêm không kiểm soát

Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có những phương pháp chữa trị khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo những cách chữa trị dưới đây:

5.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bệnh tiểu đêm không kiểm soát có thể không do bệnh lý mà do thói quen sinh hoạt thì người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt như:

  • Không lạm dụng bia, rượu, trà, cafe, các chất kích thích;
  • Không uống nhiều nước sau bữa tối và trước khi đi ngủ 2 giờ;
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu;
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vitamin, bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch;
  • Hạn chế chơi những môn thể thao nguy hiểm, làm việc quá sức; nghỉ ngơi hợp lý; ngủ đủ giấc;
  • Rèn luyện thể dục hàng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga, đặc biệt là bài tập chữa bệnh tiểu không kiểm soát Kegel tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu và cơ bàng quang.
Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập đi bộ, yoga, kegel nhẹ nhàng

Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập đi bộ, yoga, kegel nhẹ nhàng

5.2. Chữa trị bằng phương pháp ngoại khoa

Một vài trường hợp người bệnh tiểu đêm không kiểm soát được chỉ định dùng phương pháp ngoại khoa, ví dụ như bị sỏi đường tiết niệu kích thích lớn, bệnh về tuyến tiền liệt nghiêm trọng như u xơ tuyến tiền liệt,…Các phương pháp ngoại khoa này bao gồm phẫu thuật nội soi lấy sỏi ra ngoài, nội soi cắt u xơ tuyến tiền liệt,…

5.3. Chữa trị bằng thuốc Tây y

Thuốc được sử dụng khi người bệnh bị tiểu đêm không kiểm soát do mắc bệnh lý nào đó. Người bệnh có thể được kê đơn thuốc khi bị các bệnh viêm nhiễm, sỏi nhỏ, bệnh lý hệ thần kinh, tuyến tiền liệt. Một số thuốc được kê như:

  • Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu: Thuốc kháng sinh Trimethoprim, Ofloxacin, Ciprofloxacin,…
  • Thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt: Thuốc kháng sinh Trimethoprim, Levofloxacin, Clarithromycin, thuốc chẹn alpha 1, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…
  • Thuốc an thần giúp ngủ ngon.

5.4. Chữa trị bằng thuốc Đông y

Thuốc Tây y có hiệu quả nhanh chóng nhưng mang tới nhiều tác dụng phụ như nôn, dị ứng trên da, mẩn ngứa, phát ban, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, đau đầu, hại gan và thận,… Đặc biệt là thuốc tây dễ làm cho người bệnh phụ thuộc vào thuốc, lạm dụng thuốc, sức đề kháng suy giảm.

Chính bởi vậy, sử dụng thuốc nguồn gốc thảo dược Đông y được nhiều người tìm kiếm sử dụng cũng như được nhiều chuyên gia đánh giá cao nhờ tính an toàn và hiệu quả cao.

Tiêu biểu trên thị trường hiện nay có sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh dạng siro và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh dạng viên nén của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường – Nhà thuốc có hơn 200 năm lịch sử làm thuốc chữa bệnh cứu người.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có thành phần hoàn toàn từ thảo dược: tang phiêu tiêu, đương quy, đẳng sâm, quy bản,… kết hợp với sản xuất trên dây chuyền hiệu đại đạt chuẩn GMP Đông dược được Bộ y tế chứng nhận và cấp phép. 

Thuốc có công dụng bổ khí, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật, từ đó chữa trị tận gốc tiểu đêm không kiểm soát, đái dầm, són tiểu, tiểu không tự chủ vào ban đêm.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có công dụng bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có công dụng bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang

nút đặt mua ngay - Đái dầm Đức Thịnh

Nhờ thành phần từ thảo dược nên thuốc hoàn toàn an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ hoặc phụ thuộc vào thuốc. Thuốc được điều chế thành dạng thuốc nước siro, mùi thơm dễ chịu, vị ngọt vừa phải, phù hợp cho trẻ em tư 1 tuổi trở lên đến người lớn. 

Qua bài viết này, chúng tôi đã đưa đến cho bạn thông tin về bệnh tiểu đêm không kiểm soát cũng như cách trị tiểu không tự chủ hiệu quả. Khi không may gặp phải tình trạng này, các bạn nên thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt hợp lý kết hợp sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để mau chóng khỏi bệnh nhé.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh bằng cách để lại thông tin dưới đây hoặc gọi tới hotline 087.658.8866 để được tư vấn trực tiếp.

Bác sĩ - Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến
Latest posts by Bác sĩ - Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

      ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

      Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

      Các bài viết khác

      4 Bình luận cho bài viết “Tiểu đêm không kiểm soát là do đâu? Biện pháp điều trị hiệu quả”

      1. tran dann
        02/03/2022 at 11:48

        thuốc có trị được đi tiểu nhiều lần không kiểm soát không vậy?

      2. Nguyễn Trung
        28/05/2021 at 16:17

        Bố tôi bị đi tiểu đêm nhiều lần, thỉnh thoảng có đêm bị đái dầm không kiểm soát. Bố tôi có tiển sử bị sỏi thận. uống thuốc trị đái dầm được không? nhờ bác sĩ tư vấn thuốc giúp

        • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
          28/05/2021 at 16:18

          Chào bạn. Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh được chiết xuất từ thành phần tự nhiên nên bạn an tâm khi dùng nhé. Thuốc có công dụng bổ khí, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật, từ đó chữa trị tận gốc tiểu đêm không kiểm soát, đái dầm, són tiểu, tiểu không tự chủ vào ban đêm.
          Bạn dùng thuốc đúng chỉ định của chuyên gia nhé! Mọi thắc mắc bạn có thể gọi hotline: 087.658.8866 hoặc điền thông tin vào form bên trên để các chuyên gia kịp thời hỗ trợ ạ!

      Gửi ý kiến của bạn