Khả năng viêm đường tiết niệu ở trẻ thấp hơn người lớn nhưng vẫn tồn tại tỷ lệ nhiễm bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Không phải cha mẹ nào cũng biết và chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài thông tin về dấu hiệu trẻ bị viêm đường tiết niệu cha mẹ cần biết để theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ.
Nội Dung Của Bài Viết
Viêm đường tiết niệu ở trẻ
Là hiện tượng các bộ phận trong hệ tiết niệu của trẻ bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Sự viêm nhiễm có thể xảy ra ở 1 bộ phận hoặc đồng thời nhiều bộ phận.
Dấu hiệu trẻ bị viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu ở trẻ khó nhận biết hơn ở người lớn. Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ diễn ra âm thầm nên càng khó phát hiện. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, trẻ chưa biết nói hoặc đã biết nói nhưng chưa biết kêu đau và mô tả đau như thế nào, đau ở đâu.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có dấu hiệu viêm đường tiết niệu khác nhau. Không ít trường hợp trẻ bị viêm đường tiết niệu mà không có dấu hiệu cụ thể. Cha mẹ cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị viêm đường tiết niệu cha mẹ cần biết
Các dấu hiệu lâm sàng chung:
– Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày, luôn muốn đi tiểu dù vừa mới đi xong.
– Nước tiểu bất thường: đục màu, có mùi khai nồng.
Ở trẻ sơ sinh:
– Sốt cao trên 39 độ C hoặc có thể hạ nhiệt bất thường;
– Da dẻ nhợt nhạt tái xanh, không hồng hào;
– Cơ thể mệt mỏi, ngủ li bì;
– Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…
Ở trẻ bú mẹ:
– Thường xuyên quấy khóc, nhất là vào ban đêm.
– Biếng ăn, bỏ bú mẹ hoặc bú ít hơn.
– Mệt mỏi, không chịu chơi, ít hoạt động
– Có thể bị vàng da dù đã bổ sung đầy đủ vitamin D.
– Chướng bụng, đầy hơi.
Ở trẻ lớn (trên 18 tháng tuổi):
– Sốt cao, môi và lưỡi khô, đôi khi lưỡi có các đốm bẩn.
– Tiểu buốt rát nên trẻ sợ đi tiểu.
– Uể oải, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa.
Vì sao trẻ bị viêm đường tiết niệu?
– Nguyên nhân chính là do sự xuất hiện của vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh trẻ: trong thức ăn, không khí, đất, bụi…Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng chưa khỏe mạnh và phát triển toàn diện nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây bệnh.
– Cha mẹ vệ sinh cho trẻ không đúng cách: thường xuyên mặc bỉm cho trẻ, không thay bỉm, vệ sinh cho trẻ sau khi trẻ đi vệ sinh. Không rửa tay cho bé sau khi đi vệ sinh.
– Môi trường sống bị ô nhiễm, khí hậu nhiệt đới ẩm ướt ở nước ta là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở và tấn công hệ tiết niệu của trẻ.
– Trẻ bị suy giảm sức đề kháng: nhiễm virus cúm, nhiễm trùng da, tiêu chảy mất nước …làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu ở trẻ.
– Một vài dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu: hẹp bao quy đầu, hẹp khúc nối bể thận niệu quản gây ứ đọng nước tiểu, hẹp niệu đạo, thận niệu quản đôi…
– Ở bé gái có cấu trúc đường niệu đạo ngắn và gần hậu môn hơn nên vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm đường tiết niệu.
Các biện pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu cho trẻ mà cha mẹ cần biết
Viêm đường tiết niệu ở trẻ hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người lớn chú ý đến sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh lưu ý áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu cho trẻ.
– Cho trẻ uống nước đầy đủ hàng ngày.
– Rèn thói quen không nhịn tiểu cho bé.
– Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho trẻ: cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin A và vitamin C. Không cho trẻ ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường hóa học…
– Vệ sinh đúng cách cho trẻ, vệ sinh nhẹ nhàng tránh tổn thương vùng kín.
– Hạn chế đóng bỉm gây bí bức, ẩm ướt cho trẻ. Nếu trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh dùng tã, bỉm thì cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra bỉm để vệ sinh thay tã, bỉm.
– Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa: sữa tắm…
– Chú ý đến các dấu hiệu của trẻ khi trẻ đi tiểu: Các dấu hiệu ở bé trai như tia tiểu nhỏ, bao quy đầu sưng phồng bất thường…
– Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ để tránh vi khuẩn phát triển.
Trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu trẻ bị viêm đường tiết niệu cha mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe cho con. Với các thông tin cần thiết trên, hy vọng các bậc cha mẹ quan tâm theo dõi sức khỏe của trẻ để đảm bảo trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Gửi ý kiến của bạn